Bảng đơn vị đo mét khối
Theo toán học và vật lý, tất cả mọi vật tồn tại xung quanh cuộc sống của chúng ta đều có khối lượng và thể tích riêng. Vì vậy, việc tìm hiểu về bảng đơn vị đo thể tích sẽ giúp ba mẹ cập nhật kiến thức hữu ích phục vụ quá trình dạy bé yêu học tập một cách dễ dàng và hiệu quả!
Với mong muốn đem đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích liên quan đến hình học và bảng đơn vị đo mét khối, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bảng đo đơn vị thể tích và cách đổi đơn vị để đo thể tích mét khối lít dưới đây:
1. Thể tích của 1 hình là gì?
Thể tích của một hình hay còn có cách gọi khác là dung tích chứa của một vật, lượng không gian mà hình hoặc vật đó chiếm. Hiện nay, thể tích đang có đơn vị đo là lập phương của khoảng cách, được kí hiệu là mũ 3. Chẳng hạn, ta nói thể tích của chiếc hộp hình chữ nhật là 3m3 hoặc 4cm3…
1.1 Thể tích hình hộp chữ nhật
Về cơ bản, hình hộp chữ nhật là một dạng hình không gian, đại diện cho hình khối có các cạnh không bằng nhau. Cụ thể, hình hộp chữ nhật sẽ có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh bên. Để nhận biết hình hộp chữ nhật, bạn có thể dựa vào đặc điểm 6 mặt đều là hình chữ nhật, 2 mặt đối diện nhau là mặt đáy còn 4 mặt còn lại là mặt bên.
Đơn vị đo thể tích hình hộp chữ nhật là mét khối và được tính bằng chiều dài x chiều rộng x chiều cao.
1.2 Thể tích hình hộp lập phương
Hình hộp lập phương là một loại hình không gian với mặt 12 cạnh và 8 đỉnh. Tuy nhiên, hình hộp lập phương khác hình hộp chữ nhật ở đặc điểm các mặt bên đều là hình vuông. Hai mặt đối diện nhau vẫn được gọi là mặt đáy và 4 mặt xung quanh là mặt bên.
Đơn vị đo thể tích hình hộp chữ nhật vẫn là mét khối có công thức chiều dài x chiều rộng x chiều cao. Vì các mặt là hình vuông nên các cạnh của hình lập phương sẽ bằng nhau, vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể tính thể tích bằng 1 cạnh mũ 3. Chẳng hạn cạnh của hình hộp lập phương là 5cm thì chúng ta lầy 53 là ra kết quả.
>> Xem Thêm: Cách Tính Diện Tích Toàn Phần Của Hình Lập Phương
2. Bảng đơn vị đo thể tích
Thực tế cho thấy, bất kỳ độ dài nào cũng sẽ có đơn vị thể tích tương ứng với độ dài đó. Vì vậy, chúng ta toàn toàn có thể tìm hiểu đơn vị bảng đo đơn vị thể tích để biết cách tính toán và quy đổi đơn vị phục vụ quá trình học tập và làm việc.
Cụ thể, 1 cen-ti-mét khối sẽ được ký hiệu là cm3, đây là thể tích của hình khối lập phương có cạnh 1 cm. Sau khi tính toán, người ta sẽ quy ra được đơn vị thể tích tương ứng. Nếu bạn muốn đổi đơn vị đo thể tích thì hoàn toàn có thể tìm hiểu về cách đổi đơn vị đo thể tích để đáp ứng nhu cầu.
Cụ thể, chúng ta có cách đổi đơn vị đo thể tích tương ứng là 1 lít = 1 dm³ = 1000 cm³ = 0.001 m³. Do đó, có thể quy ra rằng 1m3 bằng 1000 lít. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bảng đơn vị đo mét khối dưới đây:
m³
1m³ = 1000dm³
dm³
1dm³ = 1000cm³ = 1/1000m³
cm³
1cm³ = 1/1000dm³
Với bảng này, chúng ta có thể hiểu đơn giản là mỗi đơn vị thể tích sẽ được tính gấp 1000 lần với đơn vị bé hơn tiếp theo. Có nghĩa là khoảng cách của các đơn vị này bằng 1000.
Ngược lại, mỗi đơn vị thể tích sẽ bằng 1/1000 so với đơn vị lớn hơn tiếp theo. Đây chính là cách tính và cách đổi đơn vị đo thể tích chuẩn nhất hiện nay.
>> Xem Thêm: Cách Tính Diện Tích Xung Quanh Hộp Chữ Nhật
3. Các bài tập đổi đơn vị đơn vị đo thể tích
Nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về bảng đơn vị đo mét khối, thể tích cũng như cách đổi đơn vị đo thể tích. Chúng tôi xin phép giới thiệu một số bài tập bổ trợ, rèn luyện cách chuyển đổi và tính toán thể tích của các hình dưới đây.
Bài tập 1:
Điền các số thích hợp vào khoảng trống:
2m³= …dm³
4,268m³ = …dm³
0,4m³ = …dm³
4m³ 2dm³ = …dm³
3dm³ = …cm³
4,234dm³ = ….cm³
0,2dm³ = …cm³
1dm³ 9cm³ = …cm³
Đáp án:
1m³ = 2000dm³
4,268m³ = 4268dm³
0,4m³ = 400dm³
4m³ 2dm³ = 4002dm³
3dm³ = 3000cm³
4,234dm³ = 4234cm³
0,2dm³ = 200cm³
1dm³ 8cm³ = 1008cm³
Bài tập 2:
Có một chiếc hộp hình chữ nhật với chiều dài tương ứng là 10cm, chiều rộng tương ứng là 5cm, chiều cao là 0,07dm. Như vậy, thể tích hình hộp chữ nhật này là bao nhiêu?
Đáp án:
Để tính thể tích của hình hộp chữ nhật có đầy đủ thông tin về các cạnh như vậy, chúng ta chỉ cần áp dụng công thức V= a x b x c ( Trong đó a là chiều dài, b là chiều rộng, c là chiều cao).
Tuy nhiên, trước khi tính thể tích của hình chữ nhật thì chúng ta cần chuyển đổi đơn vị thể tích về cùng 1 đơn vị là cm. Cụ thể ta có bài giải như sau:
Ta có chiều cao của hình hộp chữ nhật là 0,07dm = 70cm.
Thể tích của chiếc hình hộp chữ nhật này là:
V= a x b x c = 10 x 5 x 70 = 3500 cm3
Như vậy, thể tích của hình chữ nhật này là 3500 cm3
Hy vọng, qua những chia sẻ từ Mighty Math, ba mẹ có thể cung cấp thêm thông tin về bảng đơn vị đo thể tích cho bé để bé có thể dễ dàng thực hành trong quá trình làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.