Bố trí thép sàn 1 phương

Trong công trình xây dựng việc bố trí kết cấu thép sàn như thế nào là rất quan trọng bởi vì trong kết cấu xây dựng thì sàn được xem là kết cấu chịu lực chịu trực tiếp tải trọng trong quá trình sử dụng, hệ thống sàn lại được đỡ bởi hệ thống dầm, dầm truyền tải lên cột và cột truyền tải trọng xuống móng. Vì vậy, cách thi công thép sàn cũng như cách bố trí thép sàn như thế nào là rất quan trọng. Bài viết này World Steel xin chia sẻ cách bố trí thép sàn hiệu quả.

Cách Bố Trí Kết Cấu Thép Sàn Toàn Khối

Sàn bê tông cốt thép toàn khối là dạng sàn được đổ liền khối cùng lúc đây là dạng phổ biến nhất vì chúng có độ ổn định cao, tuổi thọ lớn.

Bạn đang xem: Bố trí thép sàn 1 phương

Với 2 cách bố trí như sau:

  • Bố trí thép sàn 1 phương: dạng sàn chịu uốn theo 1 phương và kết nối lại với nhau, có thể kê lên tường hoặc đổ liền khối với dầm. Tuy nhiên, chỉ <=2 cạnh đối diện.
  • Bố trí thép sàn 2 phương: sàn 2 phương là một dạng được uốn theo 2 phương có bên đều chịu độ uốn bằng nhau. Cách bố trí cũng giống như sàn 1 phương nhưng các liên kết với dầm sẽ >=2 cạnh liền kề.

Cách bố trí thép sàn hiệu quả

Bố Trí Kết Cấu Thép Sàn Cần Lưu Ý Các Điều Sau:

  • Xác định nội lực của sàn để có thể chọn cách bố trí phù hợp. Bố trí thép sàn 2 phương hoặc 1 phương.
  • Sử dụng các phương pháp xem nội lực của nhà một cách tốt nhất để không bị ảnh hưởng để cả quy trình thi công. Bạn nên áp dụng các phần mềm lập trình mới hiện nay như Safe, Etabs,..Để phân tích nội lực kể cả những ô phức tạp nhất.

Sự Khác Biệt Của Sàn 1 Phương Và 2 Phương

SỰ KHÁC NHAU CỦA SÀN 1 PHƯƠNG & 2 PHƯƠNG SÀN 1 PHƯƠNG SÀN 2 PHƯƠNG Sàn 1 phương là ô sàn chỉ được đỡ 2 cạnh đối xứng. Do đó, kết cấu chỉ làm việc theo một phương. Tổng tải trọng được truyền trong phương vuông góc với dầm đỡ. Nếu ô sàn được đỡ cả bốn cạnh mà có tỷ số cạnh dài và cạnh ngắn lớn hơn 2 thì ô sàn này cũng được xem là sàn một phương. Bởi vì do sự khác biệt quá lớn về chiều dài nên tải trọng không truyền tới dầm theo phương cạnh ngắn. Thép chịu lực chỉ được bố trí trong một phương của ô sàn. Sàn 2 phương là ô sàn được đỡ 4 cạnh, tỷ số cạnh dài và cạnh ngắn phải lớn hơn hoặc bằng 2. Trong sàn 2 phương, tải trọng sẽ được truyền tới tất cả các dầm đỡ. Do đó, cốt thép chịu lực sẽ được bố trí cả 2 phượng của ô sàn.

Ngoài ra để bố trí thép sàn cho hợp lý trước khi đổ bê tông thì cần phải xác định nội lực của sàn 1 phương và sàn 2 phương. Chúng ta có thể tra bảng, đây là phương pháp truyền thống và được nhiều người sử dụng.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, và thiên về an toàn.

Nhược điểm là không kinh tế và không thể xác định được nội lực của một số ô sàn phức tạp. Chúng ta cũng có thể lựa chọn phương pháp phần tử hữu hạn. Hiện nay có một số phần mềm được lập trình theo phương pháp này như Sap2000, Etabs, Safe. Bạn có thể sử dụng một trong các phần mềm này để phân tích nội lực.

Hướng Dẫn Thi Công Thép Sàn Và Kỹ Thuật Đan Sắt Sàn

Tìm hiểu thêm: Trọng lượng riêng của thép

Để thi công thép sàn và đan sắt sàn làm sao cho chuẩn thì hãy cùng tham khảo các bước thực hiện bên dưới nhé!

Đầu tiên chúng ta cần biết thép sàn có 2 loại chính đó là: Thép momen âmThép momen dương. Chúng ta có thể phân biệt 2 loại này như sau:

  • Cốt thép chịu momen âm: được bố trí phía trên của bản. Vì theo quan niệm, Momen âm sẽ gây ra lực kéo cho thớ trên của tiết diện do đó phải bố trí cốt thép ở bên trên của tiết diện.

Cốt thép chịu momen âm

  • Cốt thép chịu momen dương: được bố trí phía dưới của bản ( Ngược lại so với momen âm )

Cốt thép chịu momen dương

Đối với những bản sàn ( Ví dụ sàn dày 100 ) đường kính lớn nhất của thép trong sàn là 1/10 của bản sàn. Như vậy đối với những loại sàn dày tới 150 thì đường kín lớn nhất cho phép là 15 thì nên sử dụng những cây thép 12 là đạt yêu cầu chống nứt.

Bản vẽ thi công thép sàn

Nếu bạn muốn bô sàn thì thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần bô thép ở dưới trước và bô theo cạnh ngắn trước. Sau đó mới bô thép lớp dưới theo chiều cạnh dài. Chiều dài neo được tính từ mép dầm và móc xuống các thép. Trước lúc dải thép, thì bạn cần phải đánh dấu ở trên các thanh thép chủ dầm bằng dấu mực, dấu bút xóa để dễ dàng định vị vị trí.

Đọc thêm: NHÀ THẦU XÂY DỰNG VÀ CƠ ĐIỆN VIỆT NAM

Bước 2: Sau khi xong ta sẽ bắt đầu bô thép gối (thép chịu momen âm). Chiều dài neo của thép gối bắt đầu tính từ mép dầm cho đến hết chiều dài của thép phải đủ kích thước quy định ( Ví dụ: Khoảng 35D ).

Bước 3: Khi đã bô thép gối xong thì bạn cần phải có thép cấu tạo để giữ khung. Thường sử dụng Ø8 A200 hoặc A300 đều được.

Bước 4: Cần sử dụng các cục kê để tạo lớp bảo vệ bê tông sàn. Cục kê này có thể là đá hoa cương hoặc đá 1 2 có độ dày từ 2,5cm – 3 cm

Cục kê thép sàn

Bước 5: Ở vị trí 2 thép gối chồng nhau vẫn phải đi đủ (bắt buộc phải có, không được bỏ). Ở giai đoạn này, các thép ở phương ngắn sẽ nằm ở trên.

Bước 6: Đối với các thép mũ nên sử dụng Ø10 trở lên, không nên sử dụng Ø6, Ø8 vì khi đổ bê tông vật liệu và người dẫm lên sẽ làm mất chiều cao làm việc của thép gối (sẽ bị lún xuống).

Lưu ý: Lớp bê tông bảo vệ cực kỳ quan trọng nên trước khi đổ cần kiểm tra đầy đủ.

Xem thêm các bài viết sau bạn không nên bỏ qua:

  • Kỹ Sư M&E, MEP Là Gì?
  • Cấu trúc thành phần cấu tạo nhà thép tiền chế
  • Các loại kết cấu thép trong xây dựng

WorldSteel Group – Steel Building

Xem thêm: Bảng giá gạch lát nền Viglacera, Prime,… Mới, Đẹp, Giá rẻ 2022