Cách tính vật liệu xây dựng nhà

Xây nhà thực sự là công việc “khó nhằn”, rất nhiều gia chủ đã không hài lòng về ngôi nhà của mình sau khi xây dựng. Ngoài lý do thiếu nhân lực, chi phí, có lẽ khâu dự trù vật liệu xây dựng đã không được kỹ lưỡng. Bài viết này đưa ra công thức tính vật liệu xây nhà cùng một số tiêu chuẩn liên quan, mong rằng sẽ có ích cho bạn.

1. Vai trò của việc chọn vật liệu và dự trù vật liệu xây nhà

Có những công trình chưa xây xong đã hết vật liệu, có những ngôi nhà xây dựng được một thời gian thì xuống cấp. Vậy ngôi nhà có bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu chọn vật liệu xây dựng trước đó của bạn.

Mỗi loại vật liệu đều tuân theo tiêu chuẩn và có công thức xây dựng riêng biệt. Do đó, dự trù được số lượng và chi phí cũng vô cùng cần thiết để có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức. Góp phần mang đến cho bạn tổ ấm như mong đợi.

2. Công thức tính vật liệu xây nhà theo diện tích

Muốn có công thức tính toán vật liệu xây dựng chính xác nhất. Bạn cần tra ra định mức cho vật liệu xây dựng. Nghĩa là số vật liệu cần sử dụng cho 1m2 sàn bê tông/ 1m2 tường theo như phương án đã lựa chọn. Tiếp đó, nhân với diện tích xây dựng thực tế của căn nhà để cho ra khối lượng, giá vật liệu thực tế.

2.1 Tính diện tích nhà

Diện tích của ngôi nhà sẽ được tính toán bằng công thức:

Diện tích sàn xây dựng (s) = diện tích phần sàn + diện tích khác

Trong đó:

+ Diện tích sàn: Sẽ là diện tích có mái (tôn, ngói, trần…). Kể cả giếng trời, cầu thang có lợp mái được tính 100%.

Một số trường hợp khác tiêu chuẩn như sau:

  • Nhà có tầng hầm độ sâu 1-1,5m so với code vỉa hè tính bằng 150% diện tích
  • Nhà có tầng hầm độ sâu 1,5 – 2m so với code vỉa hè, tính 170% diện tích
  • Tầng hầm trong nhà có độ sâu > 2m so với code vỉa hè, sẽ tính 200% diện tích
  • Móng đơn tính bằng 20-25% của diện tích tầng trệt:
  • Móng bè, móng băng tính ngang 40-60% của tầng trệt
  • Móng cọc tính thấp hơn, chỉ bằng 30-40% diện tích tầng trệt. Ngoài ra, nếu là móng cọc ở trên nền bê tông cốt thép, hầm hố ga bê tông cốt thép treo đài, dầm giằng sẽ tính 50-70% tầng trệt.
  • Ban công, sân thượng có mái che sẽ tính 75% so với diện tích mặt sàn
  • Ban công, sân thượng không có mai che chỉ tính 50% diện tích sàn
  • Ban công, sân thượng có sát trang trí, dàn lam bê tông tiêu chuẩn 75% diện tích mặt sàn.
  • Ban công, sân thượng có lát nền, xây tường cao 1m tính bằng 50% diện tích sàn.
  • Chống thấm, mái láng xây cao 0,2-0,3m chỉ bằng 15% diện tích sàn
  • Mái chống nóng xây cao bằng 30-50% diện tích sàn.
  • Mái tôn của nhà tầng có tiêu chuẩn 75% diện tích sàn
  • Dưới mái ngói có trần giả tính bằng diện tích sàn chéo 100%. Riêng mái đổ sàn bê tông có lợp thêm ngói thì cộng thêm 50-70% diện tích sàn chéo là 150-170%. Mái ngói của trần thạch cao tiêu chuẩn là 125% sàn.

+ Diện tích khác:

Tiêu chuẩn tính vật liệu xây dựng như sau:

  • Giếng trời tính bằng 30-50% so với diện tích mặt bằng ô thang. Với các ô trống ở trong nhà, khi diện tích chưa đạt 8m2 thì sẽ tính như diện tích mặt sàn (100%). Khi diện tích này từ 8m2 thì sẽ chỉ là 50% của mặt sàn.
  • Lô gia tính như mặt sàn (100%).
  • Diện tích của bể nước, bể phối sẽ bằng 75% so với diện tích sàn tùy theo đơn giá xây dựng thô thị trường.
  • Bản thang sẽ được tính diện tích theo mặt bằng chiếu bản thang.

2.2 Tiêu chuẩn, định mức cát cho vật liệu xây nhà

Bảng 2.2 Tiêu chuẩn định mức cát xây nhà

2.3.Tiêu chuẩn sắt thép cho sàn bê tông xây dựng

Bảng 2.3 Tiêu chuẩn sắt thép sàn bê tông xây dựng

Lưu ý: Các thông số mà chúng tôi đưa ra dựa theo kinh nghiệm và mang tính tham khảo.

Trên thị trường hiện nay, đơn giá xây dựng phần thô khoảng 3 triệu đồng/m2.

Cũng tùy theo vật liệu hoàn thiện mà phí xây dựng trọn gói sẽ có sự chênh lệch

  • Vật liệu mức trung bình: 4,5 – 5 triệu đồng
  • Vật liệu khá trở lên: 5 – 5,5 triệu đồng

Lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu thế này:

“Một căn nhà có 3 tầng, diện tích sàn mỗi tầng 100m2; có 1 tầng tum 30m2; phía trước tầng mái có giàn hoa 40m2 và phía sau nhà có sân thượng 30m2 xây cao lên 1m. Xây nhà dạng móng băng 1 phương và sử dụng vật tư mức trung bình.”

Diện tích sàn sử dụng sẽ là: 3x100m2 (diện tích mặt sàn) +30m2 (diện tích của tầng tum) = 330m2

Diện tích phần móng: 100m2 x30%= 30m2

Diện tích của sân thượng, giàn hoa: 30m2X50% + 40m2x75% = 45m2

Tổng diện tích sàn xây dựng của ngôi nhà là: 330m2 + 30m2 + 45m2 = 405m2.

Chi phí cho móng băng: 50% x 100m2 (diện tích sàn) x 3.000.000đ ( đơn giá xây thô)= 150.000.000đ

Chi phí để xây dựng phần thô: 405m2 x 5.000.000đ = 2.025.000.000đ

Tổng chi phí tính vật liệu xây nhà: 2.025.000.000đ + 150.000.000đ = 2.175.000.000đ

Mỗi công trình nhà ở luôn khác nhau về diện tích, kiến trúc, mức độ đầu tư…Do đó, những công thức tính vật liệu xây nhà và các tiêu chuẩn liên quan trên đây mang tính tham khảo. Bạn nên thuê đơn vị có kinh nghiệm thiết kế để đưa ra hồ sơ dự toán đầy đủ. Ở đó, bạn sẽ thấy được số lượng vật tư với giá thành rõ ràng. Chúc bạn sẽ xây nên ngôi nhà hoàn hảo của mình.