Cấp độ bền của bê tông b20

Cường độ bê tông b20 khác với cường độ bê tông r7 ở độ nén của bê tông. Vậy, Cường độ bê tông b20 là gì? Đây chính là vấn đề chính trong bài viết dưới đây của chúng tôi. Để giải thích khái niệm này, chúng ta hãy cùng nhau làm rõ các thuật ngữ liên quan dưới đây. Chắc chắn, nó sẽ giúp cho trước nha.

Khái niệm cường độ bê tông là gì?

Cường độ bê tông chính là khả năng chịu nén của mẫu bê tông. Nó chính là mẫu để đo cường độ có kích thước 150mm x 150mm x 150mm và được thực hiện theo điều kiện tiêu chuẩn trong thời gian 28 ngày. Trong kết cấu xây dựng, bê tông sẽ chịu nhiều tác động khác nhau. Chẳng hạn như: chịu nén, uốn, kéo và trượt. Trong đó, chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông. Nó còn gọi là mác bê tông.

Mác bê tông được phân loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600.

Mỗi công trình xây dựng nhà đều phải được tính toán để xác định chọn loại mác bê tông cho phù hợp.

Thí dụ:

  • Móng nhà phổ thông thì cần mác bê tông từ 200 đến 250.
  • Nhà cao tầng từ 300 đến 350.
  • Silo và bể chứa lớn từ 350 đến 400.
  • Mống trụ cầu từ 350 trở lên…
cuong-do-be-tong-r7
Hình ảnh mô phỏng về cường độ bê tông

Tìm hiểu cụ thể về cường độ bê tông khi tăng theo tuổi

Trong quá trình rắn chắc thì cường độ bê tông không ngừng tăng lên. Nó tăng từ 7 đến 14 ngày đầu. Sau đó, cường độ sẽ phát triển nhanh. Sau 28 ngày sẽ phát triển chậm dần và có thể tăng đến vài năm gần như theo quy luật logarit.

Điều kiện môi trường bảo dưỡng của bê tông

Trong môi trường nhiệt độ có độ ẩm cao. Sự tăng cường độ có thể kéo dài trong nhiều năm. Nó còn trong điều kiện khô hanh hoặc nhiệt độ thấp thì sự tăng cường độ trong thời gian sau này là không đáng kể. Khi dùng hơi nước nóng để bảo dưỡng bê tông. Nó sẽ làm cho cường độ bê tông tăng rất nhanh trong thời gian vài ngày đầu. Nhưng, nó sẽ làm cho bê tông trở lên giòn hơn. Nó sẽ có cường độ cuối cùng thấp hơn so với bê tông được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn khi thiết kế nhà.

Điều kiện thí nghiệm

Khi bị nén, ngoài biến dạng co ngắn theo phương lực tác dụng thì bê tông còn bị nở ngang. Thông thường chính sự nở ngang quá mức sẽ làm bê tông bị phá vỡ. Nếu chúng ta hạn chế được độ nở ngang thì có thể nó sẽ làm tăng khả năng chịu nén của bê tông.

Trong thí nghiệm, nếu không bị bôi trơn mặt tiếp xúc giữa các mẫu và bàn máy nén thì tại mặt đó nó sẽ xuất hiện lực ma sát. Lực này có tác dụng cản trở sự nở ngang và làm tăng cường độ của mẫu so với khi bôi trơn mặt tiếp xúc. Ảnh hưởng của lực ma sát sẽ giảm dần từ mặt tiếp xúc đến khoảng giữa mẫu. Vì vậy, mẫu khối vuông có kích thước bé sẽ có cường độ cao hơn so với mẫu có kích thước lớn. Mẫu lăng trụ có cường độ chỉ bằng khoảng 0.8 lần cường độ mẫu khối vuông có cùng cạnh đáy. Nếu thí nghiệm với mặt tiếp xúc được bôi trơn. Chúng ta nên để bê tông tự do nở ngang sẽ không có sự khác biệt như vừa nêu.

Tốc độ gia tải khi làm thí nghiệm cũng ảnh hưởng đến cường độ của mẫu. Khi gia tải rất chậm thì cường độ bê tông chỉ đạt khoảng 0,85% giá trị so với trường hợp gia tải bình thường.

Cường độ bê tông b20 là gì?

Cường độ bê tông b20 chính là cường độ bê tông có cấp độ bền chịu nén là B20. Cấp độ này tương ứng với mác bê tông 200. Mác này được ký hiệu là M250.

cuong-do-be-tong-b20
Bảng tra cường độ bê tông

Cấp độ bền chịu nén của bê tông (B) là giá trị trung bình của cường độ chịu nén tức thời. Chúng có đơn vị tính là MPa. Nó có sác xuất đảm bảo không dưới 95%. Đồng thời, khi xác định nó trên các mẫu lập phương thì có kích thước tiêu chuẩn là 150mm x 150mm x 150mm. Cấp độ này được chế tạo và bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày.

Cấp độ bền là khái niệm chủ yếu dùng để phân loại bê tông được sử dụng trong tiêu chuẩn TCXDVN là 356:2005. Nó được thay thế cho tên gọi Mác. Bê tông theo tiêu chuẩn TCXDVN 356:2005 có các cấp độ bền khác nhau. Ví dụ: B5; B7.5; B10; B12.5; B15; B20; B25; B30; B35; B40; B45; B50; B55 và B60.

Mác bê tông theo cường độ chịu nén được ký hiệu bằng chữ M. Đây là cường độ của bê tông được lấy bằng giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời.

Mác là 1 khái niệm chủ yếu dùng để phân loại bê tông. Nó được sử dụng trong tiêu chuẩn là TCVN 5574:1991. Bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 5574:1991 thi có các mác sau: M100; M150; M200; M250; M300; M350; M400; M450; M500 và M600.

Nếu các bạn cần báo giá thiết kế nhà thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chắc chắn, các KTS tài ba của chúng tôi sẽ không làm bạn phải thất vọng!