Thiết kế kết cấu nền đường và những điều bạn chưa biết

Mỗi loại công trình đặc biệt sẽ lại đòi hỏi những hình thức thi công khác nhau. Nhất là những loại hình công trình giao thông cầu đường, đòi hỏi cực lớn về độ bền và sự chắc chắn, lại càng cần hơn những phương thức thi công riêng. Ở đây ta đang nhắc tới kết cấu nền đường. Hãy cùng Kho Thép Xây Dựng tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Kết cấu nền đường là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu những thuật ngữ chuyên môn, ta cần nắm được những định nghĩa căn bản nhất.

Bạn đang xem: Cấu tạo nền đường

Nhắc tới khái niệm nền đường là nhắc tới một bộ phận không thể thiếu khi thi công công trình đường ô tô. Nền đường gồm hai bộ phận chính là nền đắp và nền đào. Nền đường là tập hợp chung của các bộ phận đào, đắp vật liệu trong phạm vi mặt cắt ngang của thiết kế thi công khi xây dựng đường ô tô, không bao gồm những phần nằm trong kết cấu áo đường.

ket-cau-nen-duong-hien-dai-min

Mặt cắt ngang thiết kế thi công của nền đường do mặt ta luy nền đường và mặt lề đường xác định giới hạn. Cần áp dụng nhiều biện pháp xử lý kịp thời lên mặt ranh giới bố trí kết cấu áo đường và các phạm vi liên quan để có thể tối đa cường lực và độ ổn định của mặt đường.

Kết cấu áo đường cứng là gì?

Xem thêm: Giới hạn bền của thép là gì?

Kết cấu áo đường cứng là áo đường có lớp mặt hoặc lớp móng được làm bằng vật liệu bê tông xi măng. Đây là những vật liệu tạo nên độ cứng cao, sự biến đổi về nhiệt độ khó có thể làm biến dạng hoặc thay đổi cường độ của áo đường.

Lý thuyết “tấm trên nền đàn hồi” được áp dụng khi thiết kế áo đường cứng đồng thời cũng cần quan tâm tới sự thay đổi về nhiệt độ và các nhân tố khác có thể tác động tới tấm bê tông khi thi công.

Tiêu chuẩn thiết kế áo đường cứng thường được áp dụng vào các trường hợp sau:

  • Mặt đường mà bê tông xi măng được đổ ngay tại chỗ và đặt trên lớp nền móng bằng các loại vật liệu khác nhau.
  • Móng làm bằng vật liệu bê tông xi măng nằm dưới lớp bê tông nhựa.
  • Mặt đường bê tông xi măng được lắp ghép lại với nhau.

Kết cấu nền đường mềm là gì?

Kết cấu nền đường mềm được hiểu là bao gồm các lớp móng và các lớp mặt làm phần áo đường bằng các vật liệu hỗn hợp đá-nhựa và gồm cả lớp đất trên cùng của nền đường chịu lực thẳng đứng do xe truyền xuống.

Tham Khảo: 50 Mẫu cầu thang gỗ đẹp nhất cho ngôi nhà của bạn

Hơn nữa, khi chịu lực, biến dạng của lớp đất này còn chiếm tỷ lệ đáng kể trong biến dạng toàn bộ của cả kết cấu áo đường. Do vậy, khi thiết kế áo đường mềm cần đặc biệt chú ý có các biện pháp tăng cường độ và tăng sự ổn định cường độ của lớp đất dưới đáy áo đường

Các số liệu cần thu thập để tính kết cấu áo đường mềm:

  • Quy mô giao thông sẽ chạy trên đường
  • Điều tra, thí nghiệm, quan trắc
  • Điều tra vật liệu xây dựng dọc tuyến đường
  • Điều tra khí hậu, địa chất thủy văn
  • Điều tra điều kiện và phương tiện thi công
  • Điều tra thu thập các số liệu luận chứn

Trình tự thiết kế nền đường

Thiết kế cấu tạo kết cấu áo tường

Thiết kế cấu tạo nhằm chọn và bố trí hợp lý các lớp vật liệu phù hợp với chức năng và yêu cầu của các tầng lớp áo đường, chọn các biện pháp tăng cường cường độ và sự ổn định cường độ của móng nền đất. Thiết kế cấu tạo kết cấu áo đường mềm có ý nghĩa hết sức quan trọng vì thực tế có nhiều yêu cầu đối với chất lượng vận doanh khai thác của áo đường không thể giải quyết bằng biện pháp tính toán.

Tính toán tỷ lệ phối hợp các thành phần liên kết hợp lý trong vật liệu.

Cần thử nghiệm để có thể tính toán chính xác tỷ lệ của từng loại thành phần tạo nên vật liệu. Sau đó cần kiểm nghiệm các đặc trưng cơ học của vật liệu để đưa ra yêu cầu cụ thể đối với vật liệu sử dụng cho mỗi lớp kết cấu.

Cần thiết kế cường độ kết cấu áo đườngcó mức độ tin cậy cao, chắc chắn bền các đoạn đường thông thường liền kề tại những nơi đoạn đường có bố trí siêu cao ³6%, trạm thu phí, điểm dừng đỗ xe.

Xem thêm: Nhôm Xingfa bao nhiêu 1kg, báo giá thanh nhôm Xingfa