Cấu tạo sàn nhà vệ sinh
Chắc hẵn bạn cũng biết nhà vệ sinh là một trong những công trình có khả năng ẩm ướt rất cao bởi nơi đây chúng ta thường xuyên tắm rửa, vệ sinh.
Vậy nên sàn vệ sinh cần phải được chống thấm nước nhằm đảm bảo tuổi thọ công trình, chống nấm mốc, hư hỏng sụt lỡ hay nức sàn, gây ảnh hưởng đến các thiết bị vệ sinh.
Thông thường đối với nhà vệ sinh nằm ở khu vực tần trệt thì rất ít ai chú trọng đến công đoạn chống thấm, yếu tố này có thể bỏ qua nhưng có vẫn sẻ tốt hơn.
Tuy nhiên riêng công trình nằm từ tần 2 trở lên cần phải quan tâm kĩ vấn đề này vì nếu bạn không thực hiện đúng quy trình chống thấm nhà vệ sinh sẻ ảnh hưởng không ít đến ngôi nhà của bạn như thấm tường gây nấm mốc, bung tróc lớp sơn tường bên ngoài, thấm sàn làm ảnh hưởng đến thạch cao…
Nói chung rất nhiều hậu quả đến từ việc chống thấm sàn vệ sinh kém hiệu quả hoặc không đúng quy trình
Cấu tạo sàn vệ sinh gồm những bộ phận nào
Sàn vệ sinh được chia thành 2 loại đó là loại sàn chống thấm toàn khối (đổ tại chổ) và sàn chống thấm lắp ghép. Thường thì loại chống thấm tại chổ có khả năng chống thấm cao hơn và được ứng dụng nhiều hơn so với loại chống thấm ghép. Tóm lại để hiểu rỏ về 2 loại sàn chống thấm này thì bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới
Cấu tạo sàn vệ sinh toàn khối
Sàn vệ sinh toàn khối được đúc kết dược trên 4 lớp: Lớp áo sàn, lớp tạo dốc, lớp chịu tác động lực và cuối cùng là lớp mặt.
Sàn nhà vệ sinh được cấu tạo bởi các lớp: lớp áo sàn, lớp tạo dốc, lớp kết cấu chịu lực và lớp trần sàn.
Lớp áo sàn (lớp mặt sàn)
Trong các lớp cấu tạo sàn vệ sinh thì mặt sàn là lớp đầu tiên được chú trọng và tính toán cẩn thận
Để đảm bảo yêu cầu chống thấm nước thật tốt thì trước tiên vật liệu làm áo sàn là vật liệu cách nước tốt (xi măng cát, gạch xi măng, gạch gốm men sứ…).
Nếu lớp áo sàn là xi măng cát toàn khối thì nên thi công thành 2 lớp, lớp dưới dày 2cm sau khi se mặt rồi mới làm lớp trên bằng vữa xi măng cát vàng tỷ lệ 1:2 hoặc 1:3 (theo thể tích).
Trong các lớp cấu tạo sàn vệ sinh thì mặt sàn rất quan trọng, có thể tăng tính chống thấm bằng cách pha trộn thêm theo trọng lượng của xi măng các chất phụ gia chống thấm (natri aluminat, sắt clorua…).
Lớp mặt sàn có tác dụng làm sạch đẹp bảo vệ cho lớp tạo dốc, thường được làm bằng các loại gạch chống trơn vì mặt sàn thường xuyên có nước sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là người già.
Mặt sàn vệ sinh thường làm thấp hơn so với mặt nền hay mặt sàn từ 5 ÷ 10cm để tránh tràn nước từ vệ sinh ra các không gian khác.
Các lớp cấu tạo sàn vệ sinh – Lớp tạo dốc
Độ dốc sàn nhà vệ sinh không thể thiếu vì nó giữ cho môi trường nhà vệ sinh luôn khô ráo tránh ẩm mốc
Lớp tạo dốc không thể thiếu vì nó có tác dụng giúp cho mặt sàn không bị đọng nước, luôn khô ráo. Lớp tạo dốc thường được làm bằng bê tông than xỉ, bê tông gạch vỡ hay cát, đánh độ dốc từ 1 – 1,5% hướng về miệng thu nước.
Lớp kết cấu chịu lực
Được làm bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ mác 200, dầy 80 – 100mm.
Đối với các lớp cấu tạo sàn vệ sinh thì lớp chịu lực của sàn cũng cần cách nước tốt. Nếu là sàn bê tông cốt thép toàn khối thì phải ngâm nước xi măng sau khi đổ sàn xong cho đến khi không còn thấy dột nữa.
Nước xi măng pha trộn theo tỷ lệ 5kg xi măng trong 1 m2 nước, ngày quấy trộn 3 lần, bảo đảm mức nước cao 8 ÷ 10cm. Chỗ sàn tiếp xúc với tường cũng như với các đường ống kỹ thuật nên có be cao lên 15 ÷ 20cm
Bốn hàng gạch chân tường từ mặt sàn lên nên xây bằng vữa xi măng cát, trên mặt tường bên trong phòng cũng cần ốp gạch men hay trát láng cao tối thiểu là 1,2m để tránh nước ngấm qua tường làm ẩm và ố tường. Bố trí dầm trong khu vực vệ sinh phải chú ý kết hợp với tường ngăn.
Các lớp cấu tạo sàn vệ sinh – Lớp trần sàn
Các lớp cấu tạo sàn vệ sinh cũng được thể hiện trong hồ sơ kỹ thuật thi công với sự tính toán kỹ lưỡng
Có tác dụng làm sạch, đẹp và bảo vệ cho lớp kết cấu chịu lực. Thường được trát bằng vữa ximăng mác 75 dày 10. Với trường hợp yêu cầu làm trần phẳng và che các đường ống kỹ thuật thì có thể làm trần giả bằng nhựa hay các loại vật liệu khác.
Để tránh nước thấm lên tường và sang các phòng xung quanh, có thể đổ gờ chống thấm bằng bêtông cốt thép liền với lớp kết cấu chịu lực, dầy 40, cao 200.
Để tránh nước thấm xuống tầng dưới có thể ngâm nước ximăng cho lớp kết cấu chịu lực với tỷ lệ ngâm 5kg ximăng / 1m3 nước, ngâm cho tới khi nào nước không ngấm qua sàn xuống tầng dưới được thì thôi (thường khoảng một tuần).
Hoặc chống thấm bằng các loại keo, sơn chống thấm… Đối với nhà có dầm khung, thường hạ sàn vệ sinh thay cho gờ bêtông chống thấm.
Các lớp cấu tạo sàn vệ sinh kiểu lắp ghép
Có các lớp cấu tạo và yêu cầu tương đối giống với sàn đổ tại chỗ nhưng trong các lớp cấu tạo sàn vệ sinh kiểu lắp ghép thì lớp kết cấu chịu lực thường dùng tấm đan bê tông hay panen chữ U làm thêm một lớp bê tông cốt thép chống thấm dày 4cm mác 200 có ngâm nước xi măng như trên. Không nên dùng Panen hộp vì thi công phức tạp và không kinh tế.
Để tránh nước thấm lên tường, bảo đảm chống thấm ở vùng quá độ giữa sàn và tường thì cần đặc biệt chú ý đến tính an toàn khi gia cố lưới thép ở chỗ giao tiếp của lớp chống thấm nằm ngang và thẳng đứng bằng cách cấu tạo lớp vữa xi măng cát, lưới thép ăn sâu vào tường và vượt lên cao khỏi mặt sàn từ 15 ÷ 200cm.
Xem dịch vụ >> chống thấm nhà vệ sinh tại Đà Nẵng
Nên làm sàn nhà vệ sinh âm hay dương
Để giải đáp vấn đề này bạn phải hiểu thế nào là sàn dương và thế nào là sàn âm
Sàn Dương : Mặt sàn wc thấp hơn ~50mm so với sàn ngoài, đường ống wc đi phía dưới.
Ưu điểm:
– Thường áp dụng cho nhà chung cư.
– Dể sửa chửa khi hỏng
– Tiết kiệm Vật tư nâng nền ( do không phải âm xuống) -> nhà chung cư nhiều tầng rất lợi.
– Giảm tải trọng lớp nâng nền -> giảm móng -> giảm giá thành đầu tư.
Nhược điểm
– Nghe tiếng nước chảy .
– Thi công phải chuẩn,nếu không sẽ bị cấn nền khi tạo dốc về phểu thu, nhất là khu vực có tắm sen.
Sàn Âm: Mặt sàn thấp hơn >200mm so với sàn ngoài
Ưu Điểm:
– Áp dụng cho nhà Phố ít tầng
– Không nghe tiếng nước chảy.
– Dể tạo độ dốc về phểu thu , nhất là khu vực có tắm sen ( độ dốc tốt , nước chảy nhanh->ok không sợ thấm).
– Có thể sử dụng đáy sàn làm trần -> đở tốn chi phí chút.
Nhược điểm :
– Khó khăn sửa chửa khi hỏng hóc, phải thi công thật kỹ ,còn không là nếu bị xì -> thấm, dột…..v.v phải đục gạch lên sửa -> tốn kém.
– Tăng tiền đầu tư do tăng vật liệu tôn nền nhiều -> ít tầng cũng không đến nổi .
– Khó bố trí đèn trang trí nếu không đóng trần ( thi công không khéo là nước thấm vô mấy cái lổ đèn)
Yêu cầu khi thiết kế sàn vệ sinh
Sàn vệ sinh là nơi lun trong tình trạng ẩm ướt nên nó có khả năng trơn trượt rất cao vậy nên khi thiết kế sàn vệ sinh phải chọn nguyên vật liệu có khả năng chống trơn trượt tốt nhưng phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạch măng có khả năng chống trơn trượt tốt bạn có thể đến ngay cửa hàng chọn mua cho mình một mẫu sản phẩm thích hợp
- Thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật, đúng quy trình, vật liệu chống thấm đạt chuẩn chất lượng
- Quá trình chống thấm phải được thực hiện từng bước, không được vội vàng, tránh nguyên liệu chống thấm chưa khô
- Sàn vệ sinh phải đảm bảo không thấm nước trên tường, sàn nhà hay thậm chí thấm sang các phòng bên cạnh.
- Sàn vệ sinh phải đạt yêu cầu độ dốc tối thiểu nhằm đọng nước. Hệ thống thoát nước dưới sàn phải đảm bảo hiệu quả để tránh trường hợp nghẹt cống dẫn đến sự cố nước tràn lan, lúc đó chúng tôi không dám chắc được sàn vệ sinh bạn không thấm
- Hãy đảm bảo các kẽ hỡ được trám trít cẩn thận trong quá trình thi công
Xem ngay: Cách đi đường nước nhà vệ sinh
Với những chia sẻ đến từ kinh nghiệm nhiều năm trong nghề chống thấm thì tôi tin chắc bạn sẻ thành công nếu thực hiện đúng các yêu cầu trên cũng như tìm hiểu kĩ các phương pháp chống thấm sao cho hiệu quả nhất