Chứng chỉ hành nghề tiếng anh

Theo quy định của pháp luật hiện nay, một số ngành nghề khi muốn hoạt động phải đáp ứng một số yêu cầu cần thiết. Trong đó, điều kiện để được hoạt động chính là chứng chỉ hành nghề. Tùy theo một số ngành nghề mà sẽ yêu cầu cần có chứng chỉ hành nghề. Vậy chứng chỉ hành nghề là gì? Danh mục ngành nghề cần chứng chỉ hành nghề? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

Bạn đang xem: Chứng chỉ hành nghề tiếng anh

– Văn bản hợp nhất số 03/VNBH-VPQH Luật luật sư.

1. Chứng chỉ hành nghề là gì?

Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành nghề nào đó.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể được cấp chứng chỉ hành nghề mà đều phải trải qua khóa đào tạo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức và vượt qua kỳ thi, sau đó sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, chứng chỉ hành nghề là loại căn cứ pháp lí được cấp cho một cá nhân cụ thể hoạt động trong một ngành nghề nhất định.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh

Chứng chỉ hành nghề được dịch sang tiếng Anh như sau: “Practicing certificate”.

Điều kiện: “Condition”.

Danh mục: “Category”.

Ngành nghề: “Career”.

3. Danh mục ngành nghề cần chứng chỉ hành nghề

STT Ngành nghề Chứng chỉ Chức danh cần chứng chỉ

Số lượng

1. Kinh doanh dịch vụ pháp lý Chứng chỉ hành nghề Luật sư Người đứng đầu tổ chức hoặc thành viên của Công ty luật hợp danh 01 2. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền) Chứng chỉ đại diện sở hữu công nghiệp Giám đốc 01 3. Dịch vụ làm thủ tục về thuế Chức danh quản lý 02 4. Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm Chứng chỉ hành nghề Bác Sỹ, Y, Dược Trưởng Phòng Khám, Chủ cơ sở 01 5. Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân Chứng chỉ hành nghề bác sĩ y học cổ truyền Trưởng Phòng Khám, Chủ cơ sở 01 6. Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y Chứng chỉ hành nghề thú y Chức danh quản lý 01 7. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Chứng chỉ hành nghề thuốc bảo vệ thực vật Chức danh quản lý 01 8. Sản xuất, mua bán thuốc thú y; thú y thủy sản Chứng chỉ hành nghề thú y Chức danh quản lý 01 9. Dịch vụ kiểm toán Chứng chỉ hành nghề kiểm toán Giám đốc và Người quản lý 05 10. Dịch vụ kế toán Chứng chỉ kế toán trưởng Giám đốc và Người quản lý 02 11. Giám sát thi công xây dựng công trình (Tùy hạng công trình) Chứng chỉ giám sát tương ứng với từng hạng Chức danh quản lý 01 12. Khảo sát xây dụng (Tùy hạng công trình) Chứng chỉ khảo sát tương ứng với từng hạng Chức danh quản lý 01 13. Thiết kế xây dựng công trình (Tùy hạng công trình) Chứng chỉ thiết Kế tương ứng với từng hạng Chức danh quản lý 01 14. Tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 1 Chứng chỉ tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 1 Chức danh quản lý 05 15. Tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 2 Chứng chỉ tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 2 Chức danh quản lý 03 Chứng chỉ hạng 2 hoặc 01 Chứng chỉ hạng 1 16. Đấu giá tài sản Chứng chỉ hành nghề đấu giá Chức danh quản lý 01 17. Dịch vụ môi giới bất động sản Chứng chỉ môi giới Chức danh quản lý 01 18. Dịch vụ định giá bất động sản Chứng chỉ định giá Chức danh quản lý 02 19. Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – chức năng môi giới Chứng chỉ môi giới Chức danh quản lý 02 20. Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – chức năng định giá Chứng chỉ định giá Chức danh quản lý 02 21. Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải Chứng chỉ thiết kế phương tiện vận tải Chức danh quản lý 01 22. Hoạt động xông hơi khử trùng Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng Chức danh quản lý 01

Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề quy định trên thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), các chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, việc đăng kí kinh doanh hoặc đăng kí bổ sung ngành nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 102/2010/NĐ-CP:

Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.

4. Quy định cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư

Đọc thêm: đá hoa lát nền nhà đẹp

Thứ nhất, tiêu chuẩn luật sư:

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Thứ hai, điều kiện hành nghề luật sư:

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Thứ ba, đào tạo nghề luật sư:

– Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.

– Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.

– Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

– Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.

– Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.

Thứ tư, cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

– Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Hồ sơ gồm có:

+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe;

+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Đọc thêm: Cột và móng cột bê tông ly tâm 10m 16m

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật này.

– Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.

Hồ sơ gồm có:

+ Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 17, Luật luật sư.

+ Giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;

+ Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật luật sư.

– Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

– Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật luật sư;

– Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

– Không thường trú tại Việt Nam;

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;

– Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về chứng chỉ hành nghề là gì vá danh mục ngành nghề cần chứng chỉ hành nghề. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Tham Khảo: Dầm là gì?