Tầm quan trọng của chứng nhận CO, CQ trong hợp đồng mua bán thiết bị

Tất cả các mặt hàng nói chung. Người mua hàng luôn có yêu cầu chứng nhận CO, CQ kèm theo hợp đồng mua bán. Vậy chứng nhận Co, Cq là gì? do đơn vị nào cấp? và có chức năng gì trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chứng nhận CO, CQ là gì?

Thực ra, nó là hai loại giấy tờ riêng biệt, và luôn luôn đi kèm với nhau. Với những hợp đồng mua bán thiết bị điện lớn, có gắn với xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Bên mua hàng, ngoài hợp đồng và hóa đơn VAT, thì yêu cầu kèm theo chứng nhận CO, CQ.

Bạn đang xem: Co và cq là gì

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO (Certificate of Origin)

Được hiểu ngắn gọn là một văn bản chứng nhận xuất xứ hàng hóa của một quốc gia cụ thể. Quốc gia phải có nơi sản xuất. Được cấp chứng nhận CO (sản phẩm được bán ra từ đất nước đó).

Các nước tham gia hiệp ước thương mại, thì theo chuẩn chung từ khối liên hiệp, ví dụ như: European Union (EU), Bắc Mỹ-North America vv, để thay cho một quốc gia cụ thể. Nó là tiêu chuẩn đánh giá một bộ hồ sơ, đầy đủ thủ tục khi xuất thiết bị.

Nội dung phải được thể hiện rõ chi tiết nguồn gốc mặt hàng, theo một quy định chuẩn.

Trên đây là mẫu CO chúng ta thường thấy trong các kiện hàng xuất nhập khẩu. Gồm các nội dung chính như sau.

  • Loại mẫu theo chuẩn từng vùng cụ thể, họ tên chủ thể, địa điểm xuất nhập khẩu.
  • Tiêu chí về vận tải, phương tiện vận chuyển, cảng biển, địa điểm dỡ hàng vv.
  • Tiêu chuẩn về đóng gói hàng hóa ( bao bì, cung cách đóng gói, nhãn mác, số lượng )
  • Và cuối cùng là tiêu chuẩn về xuất xứ, và xác nhận cơ quan có thẩm quyền.

Vậy việc cấp CO được diễn ra như thế nào ?

Hàng hóa được xuất ra, cấp đến cho một lô hàng thiết bị cụ thể. Hàng hóa được lưu thông quốc tế. Hàng hóa này cần có thông tin người gửi, người nhận hàng. Cụ thể cùng các thông tin chi tiết những tiêu chí bên trên. Theo thông lệ CO được cấp trước thời gian lô hàng thiết bị, chuẩn bị đóng gói xuất đi. Nó là điều kiện để bên xuất nhập khẩu làm căn cứ hoàn thành thủ tục pháp lý. Các chuẩn này phải phù hợp thống nhất giữa hai bên nhập khẩu và xuất khẩu.

Xem thêm: Thép đàn hồi 65Mn

Video tham khảo thêm:

Cuối cùng, mục đích của chứng nhận CO được gì?

Nó là điều kiện cần hang hóa xuất khẩu, và thông quan:

  • Đầu tiên, phải hoàn thành đủ thủ tục để hàng hóa được xuất đi, theo quy định từng vùng. Tiếp theo, là hưởng những ưu đãi về thuế. Cụ thể là sẽ xác định được nguồn gốc hàng hóa. Từ đó sẽ áp dụng thuế ưu đãi nơi mà quốc gia đó đã tham gia các hiệp định thương mại thỏa thuận từ trước.
  • Chứng nhận CO là tài liệu để áp dụng trợ giá và luật chống phá giá. Khi mà các mặt hàng phá giá thị trường tại nước sở tại mà được sản xuất từ một nước khác. Chứng nhận CO làm căn cứ để hoạch định để áp dụng luật chống phá giá và trợ giá được thực thi.
  • Cuối cùng là để xúc tiến thương mại, thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Thông thường, chứng nhận CO được cấp trực tiếp từ nơi sản xuất. Ngoài ra, nó còn được cấp phát gián tiếp, khi lượng hàng hóa được xuất khẩu gián tiếp thông qua nhiều bên. Trong thực tế thương mại, hàng hóa không chỉ được xuất đến những nơi nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ), mà còn vận chuyển qua các nước trung gian. Vậy để tạo thuận lợi, nhiều nước đã yêu cầu được cấp chứng nhận CO khi nhập khẩu hàng hóa ngay từ khâu đầu vào.

Việc này cần thiết, khi mà hàng hóa được chuyển phân cấp theo quy trình, đại lý lớn nhỏ, và phân bổ theo từng tầng hạng ngạch. Theo quy định của Việt Nam, nếu như chứng nhận CO được cấp theo dạng này, cần phải kiểm soát chặt chẽ các quy định về vận chuyển trực tiếp.

Doanh nghiệp lần đầu xin cấp CO cần những gì

Những doanh nghiệp vừa và nhỏ lúng túng trong vấn để hoàn thành thủ tục, xin cấp phép chứng nhận CO. Việc đầu tiên là chuẩn bị những giấy tờ cần thiết: như bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký mã số thuế. Kèm theo bộ mẫu hồ sơ xin cấp phép chứng nhận CO, cụ thể bao gồm:

  • Một đơn cấp CO, điền đầy đủ thông tin của doanh nghiệp cần cấp phát.
  • Thông thường, Chỉ cấp một mẫu chứng nhận CO cho một lô hàng xuất khẩu, tại thời điểm đó, và sao lưu cho các bên liên quan.
  • Hóa đơn thương mại của doanh nghiệp. Tờ khai hải quan các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu…
  • Cuối cùng, là các giấy phép liên quan như: Bản giải trình quy định sản xuất, hợp đồng mua bán, chứng nhận nguyên vật liệu sản xuất.

Xin cấp phép chứng nhận này ở đâu ? => Chính là bộ công thương.

Vậy còn chứng nhận CQ (Certificate of Quality)

Không giống như những gì chứng nhận CO đề cập. CQ là loại giấy tờ chứng nhận chất lượng hàng hóa thiết bị, có phù hợp với tiêu chuẩn nhà sản xuất ,và nơi nhập khẩu đến hay không.

Tìm hiểu thêm: 6 kinh nghiệm xây nhà quan trọng

Hiểu là người bán, cam kết với người mua, về chất lượng hàng hóa. Theo quy định đã ký kết trong hợp đồng trước đó.

chứng nhận CQ

Nhà máy sản xuất hàng hóa, có quyền công bố các tiêu chuẩn chất lượng. Cũng như cấp phép các giấy tờ xuất xưởng, chứng nhận như hàng chuẩn… Nhưng cấp CQ (Certificate of Quality) là cơ quan độc lập. Cơ quan này có chức năng cấp CQ (thường là các cơ quan có thiết bị thẩm định chất lượng. Cơ quan được cấp phép kiểm định).

Xuất nhập khẩu, CO, CQ

Thực tế, cần phải có một bên độc lập kiểm định chất lượng hàng hóa. Bởi vì nó là thước đo chuẩn cho các mặt hàng, mẫu mã, chức năng của các nhà sản xuất. Các hãng sản xuất cạnh tranh với nhau. Người tiêu dùng có thể so sánh và lựa chọn. Nhà sản xuất, nên khuyên khích họ hoàn thành thủ tục đó. Lâu dài rất có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có những mặt hàng thời vụ, thực sự không cần thiết.

Bài viết này, đã cung cấp một số thông tin: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO, kiểm định chất lượng CQ. Mặt hàng thiết bị điện công nghiệp, chúng ta thường hỏi trước nhà cung cấp để họ chuẩn bị.

Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0852852386 để được tư vấn.

Xin chào và hẹn gặp lại !

Đọc thêm: Bảng quy đổi cấp độ bền và mác bê tông