Sàn chuyển là gì? Phân loại dầm chuyển khi xây dựng công trình

sàn chuyển (dầm chuyển) là gì

Dầm chuyển là gì?

Dầm chuyển là giải pháp để kết cấu cho kiểu nhà nhiều tầng. Đối với loại nhà nhiều tầng sẽ được thiết kế tầng bên dưới là gara, phòng họp, hội trường, siêu thị hoặc là văn phòng làm việc. Vì vậy nhà cao tầng cần phải có không gian linh hoạt và hệ thống kết cấu sử dụng là cột, dầm bê tông cốt thép (BTCT). Cuối cùng tầng trên của công trình cao tầng thì thường được thiết kế là các căn hộ.

Bạn đang xem: Dầm chuyển là gì

  • Để có thể thuận tiện cho việc phân chia các căn hộ thì hệ kết cấu vách BTCT thay thế cho các cột có tiết diện lớn là giải pháp hợp lý nhất. Nó đáp ứng được các yêu cầu của kiến trúc sư khi xây dựng. Bên cạnh đó các công trình mà có độ mảnh lớn thì thường sẽ được tăng cường về độ cứng bởi các vách BTCT. Để tránh ảnh hưởng đến các không gian được thiết kế thì các vách chỉ có ở các tầng nổi. Và nó được tựa trên cấu kiện từ đó hệ thống này được gọi là “Dầm chuyển”.
  • Đối với nhà cao tầng mà sử dụng dầm chuyển thì hệ kết cấu thường dùng là loại hệ kết cấu ống. Kết cấu ống được hiểu là do ống trong của vách cứng và ống ngoài hoặc là khung ngoài tạo nên. Nếu như mà khoảng cách các cột của khung ngoài khá lớn và không thể tạo thành ống – khung không gian đồng nhất thì nó sẽ tạo kết cấu ống – khung.
  • Tóm lại, bởi vì độ cứng của dầm sàn nhỏ, dưới tác động của lực ngang, momen lật của ngoại lực do ống trong gánh chịu. Số tầng mà càng nhiều thì ống trong như là dầm conson đứng sẽ có tiết diện hình hộp càng mảnh. Từ đó dầm sẽ bị yếu đi không thể chống lại được lực uốn lớn. Và độ cứng cũng rất khó để mà đáp ứng được yêu cầu. Cột phía ngoài chỉ có thể đáp ứng chịu tải trọng nhưng không thể phát huy hết tác dụng để chống lại lực ngang bởi vậy chịu lực sẽ không được hợp lý.

Nếu như trong một số tầng bố trí dầm ngang hoặc là dàn có độ cứng rất lớn thì vấn đề sẽ hoàn toàn khác. Các dầm cứng sẽ vươn ra ngang ở chiều cao khoảng 1-2 tầng thì có thể xem như không biến dạng. Khi mà ống trong bị cong, dưới tác dụng của lực ngang thì sẽ làm cho tay đòn cứng chuyển vị.

Vậy nó sẽ khiến cho cột ngoài chịu nén và chịu kéo sinh ra một lực nén và lực kéo. Momen do lực dọc trục của cột ngoài sẽ tạo nên được cân bằng với phần của momen lật làm cho lực của ống trong giảm đi khá là nhiều và độ cứng của nó tăng rất lớn. Tầng mà được bố trí dầm chuyển cứng vươn ngang hay là dàn cứng thì sẽ được gọi là tầng cứng, tầng này sẽ được dùng làm tầng kỹ thuật.

kết cấu sàn chuyển trong thực tế

Phân loại sàn chuyển

Có 2 phương pháp phân loại khi thi công dầm chuyển như sau:

Phân loại theo vật liệu

1. Dầm chuyển bằng bê tông cốt thép

Loại dầm chuyển bằng bê tông cốt thép được chế tạo bằng chất liệu bê tông cốt thép. Loại bê tông này đã được sử dụng rất lâu và phổ biến trên thế giới. Vậy nên bê tông vẫn là chất liệu chính trong xây dựng và nó để chế tạo dầm chuyển.

  • Ưu điểm: Dễ chế tạo, là loại vật liệu có sẵn, có hiệu quả kinh tế.
  • Nhược điểm: Kích thước của dầm khá là lớn, có khối lượng lớn.

dầm chuyển bê tông cốt thép

2. Dầm chuyển bằng bê tông cốt thép ứng lực trước

Tìm hiểu thêm: Quy trình sản xuất thép cán nguội

Dầm chuyển bê tông cốt thép ứng lực trước là loại dầm chuyển được chế tạo bằng chất liệu bê tông kết hợp với cốt thép. Các cốt thép cường độ cao được kéo căng tạo ra ứng suất nén trong bê tông. Việc ứng dụng công nghệ bê tông cốt thép ứng lực trước sẽ làm tăng được khả năng chịu lực của các kết cấu nên ngày càng được sử dụng phổ biến.

  • Ưu điểm: Loại vật liệu dễ chế tạo, có sẵn. Có hiệu quả kinh tế và kích thước cấu kiện nhỏ.
  • Nhược điểm: Kỹ thuật thi công khó và phức tạp. Loại dầm này có khối lượng lớn.

dầm chuyển bê tông cốt thép ứng lực trước

3. Dầm chuyển bằng kết cấu thép

Thép là vật liệu thường được sử dụng nhiều trong xây dựng dân dụng và cả công nghiệp. Tùy vào hệ kết cấu của công trình mà dầm chuyển cũng có thể chế tạo bằng kết cấu thép.

  • Ưu điểm: Dễ chế tạo, có trọng lượng nhỏ và có hiệu quả kinh tế.
  • Nhược điểm: Hiện nay thì kết cấu thép ở nước ta còn hạn chế, khá khan hiếm. Vậy nên việc quyết định sử dụng kết cấu thép dựa trên đặc điểm của công trình. Ngoài ra công nghệ lắp đặt và xây dựng kết cấu thép khá là phức tạp.

Phân loại theo phương pháp chế tạo thi công

1. Theo phương pháp thi công tại chỗ

Tiến hành ghép ván khuôn và lắp đặt cốt thép đồng thời đổ bê tông ngay tại vị trí thiết kế kết cấu.

– Ưu điểm

  • Các cấu kiện liên kết toàn khối nên kết cấu sẽ có độ cứng lớn. Cùng với mức độ chịu tải trọng động rất tốt.
  • Có thể chế tạo được cấu kiện theo hình dạng mong muốn.

– Nhược điểm

  • Tốn vật liệu để làm ván khuôn và đà giáo.
  • Thi công phụ thuộc, chịu ảnh hưởng của thời tiết.

2. Theo phương pháp thi công lắp ghép

Phần kết cấu thành cấu kiện riêng biệt để chế tạo sẵn rồi mang đi lắp ghép lại tạo thành kết cấu tại vị trí thiết kế. Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp đổ tại chỗ.

– Ưu điểm:

  • Có điều kiện công nghiệp hóa trong xây dựng
  • Tiết kiệm được một số vật liệu để làm ván khuôn.
  • Rút ngắn được thời gian thi công và cả nâng cao được chất lượng.

Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang

– Nhược điểm:

  • Cần xử lý các phương pháp vận chuyển và lắp đặt,…
  • Phải xử lý các mối nối phức tạp.
  • Kết cấu có độ cứng không lớn.

Có thể bạn quan tâm:

  • SÀN GỖ THÔNG | GIÁ VÁN LÓT SÀN GỖ THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
  • FORMALDEHYDE LÀ GÌ? FORMOL TRONG GỖ CÔNG NGHIỆP CÓ ĐỘC KHÔNG?

Chức năng của sàn chuyển – dầm chuyển

Dầm chuyển là cấu kiện dầm và nó có tác dụng phân phối lại tải trọng thẳng đứng. Do vậy nên đặc điểm về tải trọng hầu hết dầm chuyển đều thuộc dạng là dầm cao.

Trên thực tế thì dầm chuyển được sử dụng khá là linh hoạt trong công trình hỗn hợp. Bởi yêu cầu về không gian ở tầng phía dưới nên hệ cột tầng dưới có khoảng cách khá lớn. Trong khi đó khối căn hộ phía trên sẽ yêu cầu kích thước cấu kiện thẳng đứng phải mỏng. Do đó mà hệ vách phía trên khá mỏng và dài. Đối với trường hợp như vậy, dầm chuyển sẽ có chức năng phân phối tải trọng từ vách về tập trung tại các đỉnh cột.

Trong công trình khác, bố trí dầm chuyển để dàn đều tải trọng xuống móng. Do tải trọng được dàn đều xuống các cột nên nó phù hợp với sức chịu tải của cọc. Vậy nên dưới mỗi chân cột chỉ cần bố trí một cọc. Hiệu quả của cách thức này là không phát sinh lực chọc thủng và mô men uốn. Từ đó sẽ tiết kiệm được chi phí đài cọc và chi phí công tác thi công đài cọc.

Lưu ý khi thi công sàn chuyển

Đầu tiên bạn phải đảm bảo được việc chống đỡ lực một cách tốt nhất khi tiến hành thi công. Bởi dầm chuyển thường sẽ có kích thước và khối lượng khá là lớn. Do đó nó cần có bệ chống đỡ cột pha ở ngay dưới dầm chuyển và thêm 2-3 tầng ở phía tầng dưới.

Điều này đảm bảo được độ chắc chắn an toàn trong quá trình thi công. Giúp tránh xảy ra các sự cố không mong muốn.

  • Thi công theo phương pháp dầm chuyển sẽ chiếm thời gian khá lâu. Quá trình thi công được chia thành nhiều đợt. Vì vậy chi phí và giá thành thi công cũng đắt hơn so với công trình thông thường.
  • Trong quá trình thi công thì dầm chuyển phải có máy móc chuyên dụng làm. Cùng với người am hiểu thực hiện kiểm tra và giám sát. Bởi phương pháp này được sử dụng công nghệ bê tông ứng lực phức tạp.
  • Việc đổ bê tông sinh ra lượng nhiệt vô cùng lớn bởi quá trình thủy hóa. Nên nó cần phải thực hiện các biện pháp giảm nhiệt độ sinh ra. Phải đảm bảo được nhiệt độ trong kết cấu nhỏ hơn 57 độ. Nhiệt độ chênh lệch không vượt quá 20 độ theo quy định.
  • Tính toán để có thể truyền một phần tải trọng của kết cấu dầm chuyển vào lõi chịu lực từ đó có thể giảm áp lực khi thi công. Dầm chuyển phải đúc nguyên khối và tiến hành liên tục qua một số cột chống phía dưới và các độ võng, lệch phải kiểm soát chặt chẽ.
  • An toàn khi thi công dầm chuyển rất được quan tâm, phải đảm bảo được chắc chắn mọi thứ theo đúng tiêu chuẩn quy định. Tránh việc làm loa qua, đại khái dẫn đến vấn đề không đáng có, đặc biệt là ảnh hưởng đến người lao động và tiến độ của công trình.
  • Việc nghiệm thu nên được tiến hành cẩn thận với những người chuyên gia am hiểu về kỹ thuật. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót nào cần nghiêm chỉnh sửa và xử lý ngay.

Trên đây là thông tin về dầm chuyển là gì? mà các bạn có thể tham khảo. Phương pháp xây dựng này sẽ đem đến công trình nhà ở chất lượng và mang lại nhiều tiện nghi. Cùng với đó khi hoàn thành bạn có thể lựa chọn sàn nhựa vân gỗ để có thể lát bề mặt sàn để giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình khi hoàn thiện. Nếu có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp thì vui lòng liên hệ với Kosago qua hotline 0852852386 để được tư vấn kịp thời.

Xem thêm: Phòng ngủ lãng mạn cho vợ chồng