THƯ VIỆN KETCAUSOFT
Hàm lượng cốt thép ảnh hưởng đến dạng phá hoại của cấu kiện, hàm lượng cốt thép quá lớn không chỉ ảnh hưởng đển khả năng chịu lực mà còn gây khó khăn cho công tác thiết kế và thi công. Dưới đây xin trình bày các khống chế về hàm lượng cốt thép trong Dầm được nêu trong tiêu chuẩn việt nam và một số tiêu chuẩn khác:
- Tiêu chuẩn Việt Nam
- TCVN 5574-2018: Không quy định về giá trị hàm lượng tối đa của cốt thép cho cấu kiện chịu uốn. Giáo trình BTCT có dựa trên giá trị giới hạn của vùng nén để đưa ra hàm lượng tối đa của cốt thép trong điều kiện đặt cốt thép đơn dựa trên giá trị giới hạn của vùng nén, tuy nhiên giá trị này không áp dụng được cho trường hợp đặt cốt thép kép
- TCVN 9386-2012: Có quy định hàm lượng tối đa của cốt thép cho cấu kiện chịu uốn trong chương 5, phụ thuộc vào cấp dẻo của công trình
- TCXD 198-1997: Quy định hàm lượng cốt thép tối đa không lớn hơn 2.5% , tuy nhiên tiêu chuẩn này áp dụng cho nhà cao tầng và cao không quá 75m (25 tầng), bên cạnh đó cũng đã bị đưa vào danh sách hủy (chưa có thay thế) vào năm 2012
- Tiêu chuẩn nước ngoài
- BS 8110-97: Quy định hàm lượng tối đa của cốt thép (chịu kéo hoặc chịu nén) cho cấu kiện chịu uốn là 4%
- EuroCode 2: Quy định hàm lượng tối đa của cốt thép (chịu kéo hoặc chịu nén) cho cấu kiện chịu uốn là 4%
- ACI 318-08: Quy định hàm lượng tối đa của cốt thép với trường hợp chịu tải trọng động đất là: 2.5%
- Phần mềm Etabs thiết kế cốt thép theo BS 8110-97: Tính toán cấu kiện với hàm lượng tối đa của cốt thép chịu kéo (kể cả trường hợp đặt cốt kép) là 4%
Mặc dù TCVN chưa quy định cụ thể về hàm lượng cốt thép tối đa, nhưng qua tham khảo các tiêu chuẩn nước ngoài, chúng ta thấy hàm lượng tối đa của cốt thép chịu kéo hoặc chịu nén trong cấu kiện chịu uốn có thể lên tới 4%. Trên thực tế, việc bố trí cốt thép thường gặp khó khăn khi hàm lượng vượt quá 2.5%
Download tài liệu liên quan
Tham khảo thêm: Giới hạn hàm lượng cốt thép trong kết cấu BTCT chịu kéo theo TCVN 5574:2018