Hình ảnh bố trí thép mũ

Cách bố trí thép sàn 2 lớp như thế nào mới đúng chuẩn? Công tác đan sắt móng nhà có gì cần lưu ý trước khi đổ bê tông?… Là những thắc mắc của rất nhiều người thợ, thiết kế, chủ nhà,… quan tâm khi thi công xây dựng công trình.

Đối với bất kỳ công trình xây dựng nào, lớp sàn được thi công chắn hay không sẽ quyết định đến độ vững chãi và bền chắc của công trình. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa có nhiều kiến thức hoặc chủ quan khi bố trí thép sàn.

Bạn đang xem: Hình ảnh bố trí thép mũ

Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này, những thông tin hữu ích có chọn lọc sau sẽ giúp bạn có thêm thông tin tham khảo cần thiết.

Cách bố trí thép sàn 2 lớp

Theo các chuyên gia thì thép sàn được bố trí gồm 2 lớp: lớp dưới chịu mô men âm và lớp trên chịu mô men dương.

Đối với thép lớp dưới

Thép chịu áp lực là thép được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân bố được bố trí vuông góc với thép chịu lực dọc theo phương cạnh dài. Thép lớp dưới sau khi buộc xong thì tiến hành kê con kê và tạo lớp bê tông cho sàn.

Chân chó được dùng để phân cách ở giữa thép sàn 2 lớp nhằm đảm bảo chiều cao làm việc của sàn theo tính toán.

Cách bố trí thép sàn 2 lớp

Đối với thép lớp trên

Thép mũ chịu mô men âm cắt tại 1/4L (cạnh ngắn), thép có cấu tạo đặt vuông góc thép mũ và nằm dưới thép mũ.

*Lưu ý: cách bố trí trên thường áp dụng cho các công trình nhỏ, eo hẹp về kinh phí. Do đó phải cắt thép khiến việc thi công và triển khải gặp nhiều khó khăn hơn.

Xem thêm: Phần mềm tra thép hình 2.0 free (tiếng việt)

Thông thường, cách bố trí thép sàn 2 lớp là chạy song song, dễ thi công hơn và không phải cắt thép nhiều lần, do đó cũng giúp dễ kiểm soát khối lượng và thi công.

Hình ảnh minh họa về việc bố trí

>> Xem thêm Bảng báo giá sắt thép xây dựng mới nhất “ tại đây ”

Những lưu ý trong công tác đan sắt móng nhà trước khi đổ bê tông

Có thể thấy, thực tế công tác đan sắt móng nhà ở nước ta hiện khá sơ xài và chủ quan. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần là do chủ nhà không có hiểu biết về kỹ thuật, hoặc giám sát không sát sao, hay cũng có thể là di bên thi công làm việc thiếu trách nhiệm.

Những lưu ý trong công tác đan sắt móng nhà trước khi đổ bê tông

Điều này thực sự sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, vì thế việc đan sắt móng trước khi đổ bê tông là vô cùng quan trọng. Vậy nên bạn hãy biết những điều sau:

Về cục kê

Trên thực tế thì đối với những công trình dân dụng, chủ nhà hoàn toàn có thể tự kiểm tra bố trí sàn thép của công trình bằng cách xác định độ cao của khối bê tông sẽ được đổ, thép chỉ là 1 hoặc 2 lớp. Còn cục kê trong công trình thì:

– Đối với sàn/dầm: 4 – 5 viên/m2

– Đối với cột/đà: 5 – 6 viên/m2

– Chiều cao của cục kê không được nhỏ hơn đường kính lớn nhất của thép sử dụng tại vị trí đó.

Xem thêm: Thép Hình Chữ I 150 x 75 x 5 x 7 x 12m

– Chiều cao cục kê bê tông thường áp dụng được cho công trình dân dụng: 15mm – 20mm – 25mm – 30mm

Hình ảnh minh họa về những lưu ý cần thiết

Về sắt kê mũ

– Có tác dụng tạo lớp bê tông bảo vệ của sắt mũ chụp theo đúng thiết kế, động thời tạo nên khe hở giữa 2 lớp thép trên và thép sàn dưới.

– Trong các công trình nhà ở dân dụng thường ít thấy được thép kê mũ (do thi công chủ quan).

Hình ảnh về việc bố trí thép sàn

>>> Xem thêm bài trước: Tổng hợp các loại thép hộp trên thị trường sắt thép hiện nay

Trên đây là một vài thông tin quan trọng và cần thiết về cách bố trí thép sàn 2 lớp cũng như những lưu ý trong công tác đan sắt móng mà chúng ta không nên chủ quan. Thông qua bài viết này, Lộc Hiếu Phát mong muốn bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và có kinh nghiệm hơn, chú ý hơn khi thi công công trình. Ngoài ra, chúng tôi có thể tư vấn bất kỳ tin tức nào liên quan đến sắt thép nên bạn có thể liên hệ để được hỗ trợ nhé.

Hotline: 0852852386 (Mr Hiếu)

Địa chỉ: 55 Trần Nhật Duật, P. Tân Định, Q.1, TPHCM)

Nguồn: Mr.NN

Tham Khảo: Tất tần tất các loại thép phổ biến nhất hiện nay