Kinh doanh vật liệu xây dựng

Với sự phát triển của cuộc sống hiện tại, kinh doanh vật liệu xây dựng chưa bao giờ là ngành hết “Hot” và có lẽ cũng chẳng bao giờ lỗi thời. Tuy nhiên, kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng như thế nào để không phải đối mặt với các vấn đề đặc thù luôn là vấn đề mà các chủ cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng luôn cần quan tâm hàng đầu.

Vậy đâu là những lưu ý cần nhớ để kinh doanh vật liệu giảm thiểu tối đa tổn thất và thu hồi vốn nhanh nhất? Cùng Sapo tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

Bạn đang xem: Kinh doanh vật liệu xây dựng

1. Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu quan trọng nhất – Huy động nguồn vốn

Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng đòi hỏi bạn phải chuẩn bị một số vốn không hề nhỏ chút nào. Nó phụ thuộc vào quy mô cửa hàng kinh doanh của bạn nhưng thông thường số tiền cũng lên tới hàng trăm triệu đồng.

kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng

Nguồn vốn luôn là vấn đề quan trọng nhất trong kinh doanh vật liệu xây dựng

Phần lớn mọi người đều không có đủ số tiền cần thiết để bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực này nên nếu bạn chưa thể đáp ứng được số vốn này, chúng tôi gợi ý 3 nguồn huy động vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng sau đây:

– Từ người thân, họ hàng: ưu điểm của phương án này là bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các thủ tục giấy tờ, cộng thêm chi phí lãi xuất chắc chắn sẽ ưu đãi hơn khi vay ngân hàng rồi phải không nào. Nhưng cũng cần lưu ý mặc dù là người thân họ hàng, bạn cũng phải tạo sự tin tưởng bằng một số các giấy tờ đảm bảo cần thiết để họ có thể an tâm giao tiền cho bạn.

– Kết hợp kinh doanh với người khác: nếu nói đây là hình thức huy động vốn thì cũng chưa thực sự chính xác. Bởi khi bắt đầu hợp tác kinh doanh, cả hai bên đều có trách nhiệm, nhiệm vụ cống hiến xây dựng hoạt động kinh doanh để đảm bảo sinh lãi từ số vốn đầu tư của mình. Số lượng công việc của bạn cũng được giảm tải đáng kể, vì không ai có thể giải quyết tất cả mọi việc được

– Vay vốn ngân hàng: với chính sách hỗ trợ từ nhà nước và các ngân hàng, quy trình thủ tục vay vốn cho các cửa hàng bán vật liệu xây dựng diễn ra khá nhanh nhưng lãi suất tương đối cao. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kĩ càng trước khi vay vốn bằng hình thức này. Đây nên là sự lựa chọn cuối cùng nếu bạn không thể lấy vốn từ các phương án trên.

2. Tham khảo thị trường vật liệu xây dựng tại khu vực

Trước khi tiến hành kinh doanh bất cứ mặt hàng gì,khảo sát thị trường là một yếu tố gần như là bắt buộc giúp bạn có cái nhìn tổng quát. Chúng tôi cho rằng bạn nên sử dụng vài tuần đầu để đi tới các trung tâm, cửa hàng bán vật liệu xây dựng tại địa phương cũng như một số địa điểm tại các khu vực nội thành với tư cách là một người mua hàng.

Kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh nghiệm cho người mới bắt đầu

Tham Khảo: Cách tính độ dãn dài của cáp dự ứng lực

Thị trường luôn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh vật liệu xây dựng

Thứ nhất, bạn sẽ nắm được có bao nhiêu cửa hàng đang kinh doanh vật liệu xây dựng giống như bạn, họ đã kinh doanh lâu chưa?, vị trí địa lý, lưu lượng khách hàng như thế nào?, cách bài trí, bố trí cửa hàng, biển hiệu ra sao… Và liệu rằng số lượng cửa hàng vật liệu xây dựng đã bão hòa? Chúng ta có nên mở

Thứ hai, yếu tố quan trọng nhất bạn phải biết là cách kinh doanh vật liệu xây dựng của đối thủ, họ đang kinh doanh loại vật liệu xây dựng nào, đâu là sản phẩm chủ lực, bán chạy , mức giá giao động là bao nhiêu… Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với thị yếu, nhu cầu của khu vực.

3. Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng

Trên thị trường cạnh tranh, khốc liệt như hiện nay, chất lượng, uy tín của nguồn hàng hóa là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển, thành công của một cửa hàng.

Theo kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn nên chủ động tìm kiếm nguồn hàng để bắt tay ngay vào công việc kinh doanh của mình. Có 3 nguồn hàng bạn có thể lựa chọn:

– Nhập hàng trực tiếp từ các công ty vật liệu xây dựng: đây là nguồn hàng được nhiều người sử dụng. Với hình thức này, bạn sẽ trở thành một nhà đại lý vật liệu xây dựng chịu sự ràng buộc trực tiếp từ phía công ty. Thông thường, các công ty sẽ đưa ra giá bán lẻ, và hỗ trợ đại lý thông qua phần trăm chiết khấu.

– Nhập qua tổng đại lý khu vực: với hình thức này, giá cả đã được niêm yết rõ ràng trên hàng hóa. Ngoài ra, mọi hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng, lắp đặt hàng hóa cũng được thể hiện một cách rõ ràng, chi tiết vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng hàng hóa.

kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng

Luôn quan tâm đến nguồn nhập hàng vật liệu xây dựng

– Nhập hàng từ nước ngoài: người Việt Nam có tính chuộng hàng ngoại nhập, vật liệu xây dựng cũng không nằm ngoài số đó. Nhu cầu sử dụng các trang thiết bị nước ngoài để lắp đặt cho nhà ở, các khu chung cư… là cực kì cao. Do đó, nếu điều kiện tài chính cho phép, bạn nên cân đối sử dụng một nguồn hàng ngoại nhập để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các khách hàng.

Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng là đừng vì thế mà nhập hàng ngoại với số lượng quá lớn, tránh tình trạng tồn đọng vốn hoặc mất nhiều chi phí vận chuyển để gửi trả hàng cho phía đối tác.

Xem thêm: Bảng Giá Sơn Giả Gỗ Cao Cấp Gốc Nước Lotus Tại Tphcm

Xem thêm: Mách bạn bí kíp tìm nguồn hàng vật liệu xây dựng giá rẻ

4. Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng – Định giá vật liệu xây dựng

Theo kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng, giá vật liệu xây dựng hiện nay thay đổi một cách chóng mặt và có sự khác nhau giữa các công ty sản xuất vật liệu xây dựng.

kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng

Vì vậy, bạn phải cập nhật thường xuyên mức giá trung bình trên thị trường để có giá bán phù hợp so với các đối thủ cạnh tranh. Chỉ cần chênh giá cao hơn một chút so với mặt bằng, bạn sẽ mất khách.

Ngoài ra cần lưu ý thêm về cách kinh doanh vật liệu xây dựng, giá bán còn phụ thuộc vào số lượng mua hàng nhiều ít, thanh toán nhanh hay chậm, đối tượng mua hàng …

5. Xác định mặt hàng chủ lực kinh doanh vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng bao gồm vật liệu xây dựng thô và vật liệu xây dựng hoàn thiện. Thật khó để các bạn nhập tất cả các mặt hàng về để kinh doanh. Cách kinh doanh vật liệu xây dựng tốt nhất là chỉ chọn một số loại hàng chủ lực.

Vật liệu xây dựng thô có: cát, sỏi, xi măng, gạch xây dựng, thép…

Vật liệu hoàn thiện có nhiều chủng loại như: thiết bị vệ sinh, thiết bị nước, thiết bị điện…

Bạn nên cân nhắc số vốn đầu tư và tình hình khu vực xung quanh cửa hàng để đưa ra được quyết định phù hợp mặt hàng nào nên được đầu tư.

Xem thêm: Tôi đã thất bại khi kinh doanh vật liệu xây dựng như thế nào?

Blog Sapo mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ không còn băn khoăn khi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng. Đừng quên, bắt đầu việc quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng của bạn bằng cách sử dụng phần mềm quản lý mọi giao dịch một cách nhanh chóng và tiện lợi:

Đọc thêm: Bảng Tra Diện Tích Cốt Thép Chi Tiết Nhất Hiện Nay