Tìm hiểu về công việc của kỹ sư QA, QC, QS trong ngành xây dựng

QA trong ngành xây dựng

QA là gì?

QA là viết tắt của từ Quality Assurance có nghĩa là Đảm bảo chất lượng. Những kỹ sư QA trong ngành xây dựng sẽ có nhiệm vụ thiết lập và đưa ra các quy trình về hệ thống quản lý chất lượng.

Vai trò, công việc của kỹ sư QA xây dựng

– Đề xuất và đưa ra quy trình thực hiện, biện pháp thi công phù hợp với những yêu cầu cụ thể của từng dự án

Bạn đang xem: Kỹ sư qs là gì

– Đưa ra các tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn công việc chi tiết cho từng dự án cụ thể và lưu hồ sơ quản lý chất lượng

– Tham gia hoạt động cải tiến sản xuất tại nhà máy hoặc thi công ngoài công trường

– Kiểm tra và thường xuyên nhắc nhở đội ngũ thi công công trình phải tuân thủ theo và thực hiện đúng theo quy trình đã đề ra

– Giúp nhà quản trị đánh giá nhà cung cấp và nhà thầu phụ

– Thường xuyên theo dõi và phân tích để có những thay đổi kịp thời và phù hợp với từng dự án, sản phẩm ở công trình

Tham Khảo: Gạch đỏ lát nền loại nào tốt, giá bao nhiêu?

– Huấn luyện, đào tạo cho các bộ phận liên quan về việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn và quy trình cũng như các thay đổi của hệ thống, tiêu chuẩn, quy trình phù hợp với yêu cầu thực tế.

QC trong ngành xây dựng

QC là gì?

QC là viết tắt của từ Quality Control có nghĩa là Kiểm soát chất lượng. Những kỹ sư QC trong ngành xây dựng sẽ trực tiếp thực hiện các công tác kiểm tra sản phẩm trong từng công đoạn của sản xuất theo quy trình mà QA đã đề ra.

Vai trò, công việc của kỹ sư QC xây dựng

– Lên kế hoạch quản lý chất lượng công trình và phối hợp với đội chỉ huy công trường lập nên kế hoạch quản lý chất lượng và những yêu cầu của chủ đầu tư

– Kiểm soát nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị đầu vào của dự án ở phần thi công, kiểm tra và loại bỏ những nguyên vật liệu không phù hợp. Đồng thời, trao đổi với nhà cung cấp để tìm cách giải quyết, thay thế bằng nguyên vật tư khác đảm bảo chất lượng thi công

– Kiểm soát quá trình thi công, theo dõi và yêu cầu các công nhân xây dựng điều chỉnh, sửa chữa khi phát hiện những hạng mục chưa đạt yêu cầu hoặc lấy mẫu, đo đạc các thông số kỹ thuật cần thiết

– Xử lý mọi việc liên quan đến chất lượng công trình, tìm nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để giải quyết những khiếu nại của chủ đầu tư dự án về chất lượng công trình

– Tiến hành lập báo cáo khi phát hiện những vấn đề không phù hợp và lập báo cáo khắc phục, phòng tránh trong quá trình sản xuất, thi công.

QS trong ngành xây dựng

QS là gì?

Tìm hiểu thêm: Bảng giá sơn Infor 2022 giá tốt nhất

Khác với QA và QC, QS (viết tắt của từ Quantity Surveyor) có nghĩa là Kỹ sư dự toán. Những người đảm nhiệm vị trí này có thể làm việc cho nhà thầu xây dựng hoặc chủ dự án. QS là một bộ phận chuyên về dự toán khối lượng và sẽ làm việc trực tiếp trên công trường hoặc văn phòng làm việc.

Trước khi chào thầu, chủ dự án và nhà thầu cần có bảng mô tả đầy đủ những dự trù kinh phí và ước lượng về thời gian hoàn thành để làm căn cứ đầu tiên cho dự án. Kỹ sư QS có thể làm việc ở nhiều tổ chức, đơn vị khác nhau từ bên nhà thầu hoặc bên công ty tư vấn giám sát hay ban quản lý dự án.

Vai trò, công việc của kỹ sư QS xây dựng

Như đã nói ở trên, kỹ sư QS có thể làm ở nhiều đơn vị khác nhau, tương ứng với mỗi đơn vị sẽ có các công việc cụ thể như sau:

– Đối với ban quản lý dự án

  • Quản lý tổng các chi phí và đơn giá có liên quan đến dự toán của công trình
  • Phân tích, đánh giá và nêu ra ý kiến để nhận xét, đánh giá về khối lượng, chất lượng của những đơn vị thi công được đề xuất trúng thầu
  • Tham mưu, kiểm tra hồ sơ dự toán và đánh giá vật liệu trong bảng dự toán do bên tư vấn thiết kế lập ở giai đoạn thiết kế thi công
  • Đưa đến các thông tin về các đầu mục khối lượng dự toán, chủng loại, trang thiết bị vật tư và các số liệu quan trọng khác để tiến hành mời thầu
  • Giám sát và kiểm tra khối lượng nguyên liệu, vật tư từ đơn vị thi công gửi đến để đáp ứng cho việc quyết toán
  • Phối hợp với bộ phận kế toán để cập nhật những phát sinh có thể xảy ra vào tổng dự toán
  • Phối hợp với phòng Quản lý thầu và phòng cung ứng vật tư để kiểm tra và xác nhận những công việc phát sinh trong giai đoạn thi công dự án.

– Đối với nhà thầu thi công

  • Dựa vào bản vẽ thiết kế, kỹ sư QS tính toán và bóc tách khối lượng thi công các hạng mục công trình kiến trúc
  • Lập bảng dự toán thi công dựa trên các khối tượng đã được bóc tách rõ ràng
  • Khảo sát và phân tích thị trường của các nhà cung ứng nguyên vật tư, đơn vị thầu phụ thi công
  • Lập bảng theo dõi định mức tiêu hao các loại nguyên liệu, vật tư
  • Phối hợp làm việc với bộ phận Tư vấn giám sát và Ban quản lý về giấy tờ hồ sơ khối lượng
  • Phối hợp với các bộ phận có trách nhiệm liên quan khác cùng nhau làm thanh quyết toán công trình
  • Theo dõi và bám sát quá trình thi công đồng thời triển khai hồ sơ khối lượng nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình
  • Theo dõi và cập nhập các văn bản pháp quy về lập – quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cũng như các chủng loại và đơn giá vật liệu trên thị trường
  • Tiến hành lập và theo dõi hợp đồng với nhà thầu phụ về các điều khoản cần thiết như: giá cả, chủng loại vật tư, tiến độ thực hiện và điều khoản thanh toán,…
  • Phối hợp làm việc với các bộ phận chuyên môn khác lập và đánh giá hồ sơ dự thầu để đảm bảo yêu cầu về tiến độ và tính chính xác của hồ sơ.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về QA, QC, QS trong ngành xây dựng. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thuật ngữ cũng như những công việc cụ thể của kỹ sư QA, QC, QS. Nếu có điều gì thắc mắc và cần giải đáp, hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0852852386 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Ngày cập nhật: 2021-09-12 17:07:59

Đọc thêm: Công tác đất quy phạm thi công và nghiệm thu