Kỹ thuật đan sắt đổ mái
Trong việc chuẩn bị cho đổ mái thì không thể không quan tâm đến kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp, vậy làm sao để biết được kỹ thuật đúng? Kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp hay còn gọi là kỹ thuật bố trí sắt thép sàn hai lớp đây được xem là một kỹ thuật quan trọng trong xây dựng. Và đặc biệt đây cũng là khâu quan trọng giúp ngôi nhà của bạn đảm bảo độ vững chắc, đồng thời tránh xảy ra các hiện tượng như lún sập do ngoại cảnh.
Đây cũng được xem là một quy trình yêu cầu sự cẩn thận khi thi công. Chính vì vậy mà giathep24h.com/ sẻ giúp chúng ta một số lưu ý đối với kỹ thuật bố trí sắt thép sàn.
Cách bố trí sắt thép sàn hai lớp
Thông thường với cách bố trí sắt thép về mặt kỹ thuật thì sắt thép sàn được bố trí bởi hai lớp như sau:
☪️☪️☪️ Thép lớp trên:
Thép lớp trên chịu momen dương nhưng có thép mũ chịu momen âm cắt tại 1/4L (cạnh ngắn). Đặt ở vị trí vuông góc thép mũ và nằm dưới thép mũ.
☪️☪️☪️ Thép lớp dưới:
Thép lớp dưới chịu momen âm, với thép chịu lực được bố trí theo phương cạnh ngắn, thép phân bố vuông góc với thép chịu lực dọc theo phương còn lại (cạnh dài).
Sau khi buộc xong thép lớp dưới, người ta tiến hành kê con kê và tạo lớp bê tông bảo vệ cho sàn. Giữa thép lớp trên và thép lớp dưới có “chân chó” phân cách nhằm đảm bảo chiều cao làm việc của sàn.
Không chỉ vậy mà cách bố trí trên thường dùng để áp dụng cho những công trình nhỏ, nhà dân hay hạn chế về tài chính. Chính vì vậy trong quá trình thi công phải cắt sắt, chính điều này luôn gây khó khăn và mất khá nhiều thời gian trong tiến độ xây dựng.
Bởi vậy người ta đã nghĩ ra một cách để khắc phục tình trạng này đó chính là bố trí hai lớp sắt thép sàn chạy song song. Như vậy sẽ khiến quá trình thi công dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đồng thời giảm thiểu tình trạng cắt sắt cũng như dễ kiểm soát khối lượng thi công.
Một số lưu ý trong kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp
Ở Việt Nam hiện nay, quy trình đan sắt đổ mái 2 lớp hầu như diễn ra rất sơ sài. Bởi nguyên nhân chính là do đa số chủ nhà không nắm vững kỹ thuật này nên có những nhà thầu đã “qua mặt” (một phần khiến ngôi nhà không vững chắc).
Vậy để quá trình này được thực hiện có hiệu quả thì không chỉ những người thợ mà ngay cả chủ nhà cùng cần nắm vững những lưu ý trong kỹ thuật bố trí sắt thép sàn. Cụ thể như sau:
???????????? Về cục kê:
Dùng cục kê chuẩn kỹ thuật xây dựng là cục bê tông M100 (XM+Cát) có kèm dây kẽm buộc vào cốt thép để tránh sự dịch chuyển là điều tiên quyết nhất. Bởi trên thực tế tại các công trường việc dùng các cục kê sai kỹ thuật đã không còn xa lạ. Chín vì vậy việc này không những gây khó khăn cho quá trình thi công mà còn khiến sàn bị sập lún khi tiếp xúc với độ ẩm hay điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra, cục kê đá hoa cương cũng được khuyến khích sử dụng vì giảm độ trượt trong quá trình thi công.
???????????? Sắt kê mũ (chân chó):
Đây là chi tiết tạo nên lớp bê tông bảo vệ của sắt mũ chụp theo đúng như thiết kế vào tạo nên khoảng ở giữa thép lớp trên và lớp dưới. Tuy nhiên, chi tiết này thường bị bỏ quên khi thi công xây dựng. Trên thực tế, các công trình có trọng tải nhỏ thiếu chân chó “có vẻ” như không có vấn đề gì. Tuy nhiên, đối với các công trình lớn thì đây lại là một chi tiết rất quan trọng không thể thiếu.
Kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp nhìn chung là phức tạp. Nó đòi hỏi người thi công phải có kiến thức lẫn kinh nghiệm xây dựng đặc biệt là vấn đề làm sắt đổ bê tông. Bởi vậy chúng ta cần nắm vững những lưu ý trong thiết kế bởi đây là quy trình quan trọng khi xây dựng một công trình vững chắc và kiên cố.
Quý khách có thể tìm hiểu kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp, bản vẽ thép sàn 2 lớp, bố trí thép sàn 1 lớp hay 2 lớp, bố trí thép sàn nhà 2 tầng, khi nào bố trí thép sàn 1 lớp, thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le, khoảng cách thép sàn phi 10, kết cấu thép sàn 1 lớp hoặc tham khảo về >>> “làm sao đổ bê tông cột mà không bị rỗ“