Kỹ thuật làm móng nhà cấp 4
Bước 3: Làm phẳng mặt bằng hố móng bằng việc san đều và đầm phẳng.
- Sau khi đào hố xong, bề mặt hố móng chưa được bằng phẳng vì thế bắt buộc phải tiến hành làm phẳng lại để phục vụ quá trình thi công móng sau này.
Bước 4: Kiểm tra độ cao và đổ bê tông lót móng (đổ lăm le).
- Với bước này bắt buộc phải có theo sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của đội ngũ giám sát có chuyên môn và bản vẽ kỹ thuật trước đó đã được cung cấp. Tiến hành đổ bê tông lót móng theo đúng quy định về kỹ thuật xây dựng. Phần này quyết định phụ thuộc vào phần móng lựa chọn cho ngôi nhà cấp 4 của gia chủ.
Bước 5: Đổ bê tông và cắt đầu cọc.
- Phụ thuộc vào loại móng sử dụng cho ngôi nhà cấp 4 dưới sự giám sát của đội ngũ có chuyên môn. Với gia chủ chưa có kinh nghiệm, có thể nghiệm thu và kiếm tra bằng mắt thường dựa trên những đặc điểm như: Bê tông chắc chắn, không có hiện tượng bong lớp bê tông bên ngoài. Bê tông cốt thép phải thẳng đứng, không xảy ra tình trạng xiên vẹo, đổ ngã. Với kỹ thuật đầu cọc tạo được mặt phẳng, không gồ ghề hay lát cắt nham nhở.
Bước 6: Ghép cốt pha.
Bước 7: Đổ bê tông móng nhà.
- Đòi hỏi mặt phẳng chắc chắn, láng mịn, không có độ nghiêng.
Bước 8: Bảo dưỡng bê tông móng. Sau đó tháo cốt pha móng sau khi đã chắc chắn.
Trên đây là toàn bộ 8 bước trong quá trình làm móng nhà cấp 4 đang được triển khai bởi các đơn vị xây dựng uy tín hiện nay. Đây cũng được xem là lưu ý để gia chủ giám sát hạng mục thi công trong quá trình làm móng nhà cấp 4, đảm bảo công việc được hoàn thành, chất lượng công trình cao nhất đúng theo tiến độ đã đề ra.
Lưu ý khi tiến hành quy trình làm móng nhà cấp 4
Trước khi tiến hành quy trình làm móng nhà cấp 4 yêu cầu gia chủ phải chọn lựa được một đơn vị thi công uy tín, chất lượng để đảm bảo phần móng nhà mình có chất lượng cao nhất. Nếu không lựa chọn kỹ ngay từ đầu rất có thể sẽ ảnh hưởng toàn bộ công trình phía sau.