BIM là gì? 6 Lý do tại sao bạn nên sử dụng BIM ngay

Công nghệ đang thay đổi một cách rất nhanh chóng. Cách các tòa nhà, cơ sở hạ tầng được thiết kế, xây dựng và vận hành cũng vậy.

BIM giúp cải thiện quá trình làm việc, cải thiện hiệu suất thiết kế và vận hành trong suốt vòng đời của các công trình. Về cơ bản có thể coi đây là mô hình 3D ảo của tòa nhà với đầy đủ các thành phần: gạch, vữa, lợp, ánh sáng, nội thất… đều được quy định cụ thể trong mô hình BIM.

Bạn đang xem: Mô hình bim

Vậy cụ thể BIM là gì?

Hãy cùng Tôn Nam Kim tìm hiểu sâu hơn về công nghệ mới này nhé.

BIM là gì?

Mô hình BIM kết nối các lĩnh vực khác nhau

BIM (Building Information Modeling) là một mô hình tiên tiến giúp tạo lập và sử dụng thông tin hiệu quả xuyên suốt vòng đời của dự án từ giai đoạn thiết kế, thi công đến vận hành công trình. Những mô hình BIM này tốt hơn nhiều so với các bản vẽ 2D, 3D đơn thuần, chúng được kết nối bởi các mô hình thông minh kèm theo rất nhiều thông tin, dễ dàng thay đổi và cập nhật xuyên suốt quá trình phát triển dự án.

3 Thành phần chính của BIM bao gồm:

  • Building: công trình
  • Information: thông tin
    • Hình học: các kích thước dài, rộng, cao, khoảng cách giữa các cấu kiện công trình như dầm, cột, sàn, cửa, cầu thang, mái…
    • Phi hình học: thông tin về đặc tính sản phẩm, thông số kỹ thuật, thông tin nhà cung cấp, năm sản xuất, giá và chi phí, website và mô tả về sản phẩm…
  • Modeling: mô hình (có khi được gọi là Model hoặc Models), cần sử dụng các phần mềm (BIM Tools) để tạo lập các mô hình thông tin.

Clip đơn giản chỉ 1 phút dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện về BIM:

Có thể bạn muốn biết: Bảng tra thép, diện tích cốt thép xây dựng

Ưu điểm của mô hình BIM

Bạn có thể đang thắc mắc ứng dụng của BIM là gì?

Thật sự nó có rất nhiều ứng dụng tuyệt vời ngày nay, bạn có thể xem thêm chi tiết trong phần bản tin Việt Nam hội nhập bên dưới:

Quản lý dữ liệu tập trung

Thông tin lệch lạc và không đồng nhất chính là vấn đề cốt lõi của việc phối hợp không hiệu quả giữa các phòng ban hoặc tổ chức. Nhưng với mô hình này. Chúng ta không còn bị thất lạc hay không hiểu ý nhau trong quá trình phối hợp nữa.

Bạn sẽ không phải cập nhật thủ công hàng loạt bản vẽ CAD 2D mỗi khi dự án có chỉnh sửa nữa. Bạn chỉ cần chỉnh sửa phần của mình, chúng sẽ được cập nhật vào file chung với các bộ phận triển khai khác. Với BIM, mọi thứ sẽ diễn ra một cách tự động và chính xác, bạn chỉ cần tập trung vào chất lượng của các mô hình thiết kế 3D.

Tăng khả năng phối hợp

Vì mô hình kĩ thuật số đại diện cho sự mô tả thống nhất của công trình, nó có thể cải thiện đáng kể sự phối hợp thông tin ở các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành của công trình.

Các kiến trúc sư, kỹ sư cơ-điện-ống, nhà thầu, quản đốc phân xưởng và chủ đầu tư ở mỗi khâu khác nhau trong chu kì của công trình đều có thể tham gia vào hệ thống để thêm thông tin vào, xuất ra hay chỉnh sửa thông tin để hỗ trợ vai trò của họ.

Thiết kế trực quan, dễ hình dung

Việc mô hình hóa thiết kế gần với ngoài đời nhất là cách dễ dàng giúp chủ nhà, khách hàng hay hàng xóm hình dung được tổng thể công trình. Và đối với BIM việc này cực kỳ đơn giản.

Những mẫu công trình ảo được tạo ra trong mô hình BIM cũng cung cấp lợi ích rất lớn cho kỹ sư cơ-điện-ống để tối ưu hóa cách bố trí hệ thống HVAC với không gian hạn chế của công trình.

Giảm thiểu chi phí lắp đặt

Xem thêm: định mức hao hụt bê tông thương phẩm

Những thứ không phù hợp sẽ được xác định từ sớm, trước khi đến được bước tiến hành lắp đặt. Qua đó giảm thiểu tối đa những sự thay đổi không đáng có trong suốt quá trình lắp đặt trang thiết bị.

Mô hình BIM có thể được sử dụng để làm sẵn các chi tiết của công trình, ví dụ như đường điện, đường nước, lắp đặt hệ thống hvac một cách chính xác. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí liên quan đến lắp ráp và lắp đặt.

Hỗ trợ tính toán và tối ưu chi phí, giảm rủi ro

BIM có thể đơn giản hóa mọi thứ, giúp cho việc tính toán chi phí dễ dàng hơn nhờ vào khả năng cung cấp thông tin đầy đủ, có chiều sâu và chính xác.

Mối liên hệ giữa vật liệu và số lượng chi tiết trang thiết bị cần lắp đặt được xuất ra dễ dàng từ mô hình sẽ cải thiện tốc độ và độ chính xác của việc ước tính, đưa ra những thay đổi về kiểu dáng thiết kế.

Từ đó bài toán về chi phí được giải quyết một cách chủ động hơn rất nhiều.

Nắm bắt và theo dõi lịch sử công trình

Khi một công trình được thông qua khâu thiết kế, lắp đặt và được sử dụng, mô hình kĩ thuật số có thể được dùng như một thông tin quan trọng cho chủ sở hữu và nhà thầu dịch vụ.

Ví dụ, nếu một chi tiết công trình bị hỏng, mô hình thông tin BIM có thể được sử dụng để xác định vị trí, nhà sản xuất, số model, thông số vận hành và các dữ liệu thích hợp để sửa chữa hoặc thay thế chi tiết đó một cách hiệu quả.

Có thể bạn muốn biết: Mác bê tông là gì? Định mức cấp phối bê tông M250, M300, M150

Nhược điểm của mô hình BIM

Cái gì cũng có hai mặt của nó. Mặc dù mô hình này mang lại cực kỳ nhiều lợi ích tuyệt vời cho chúng ta nhưng nó không phải là không có nhược điểm. Đây là hai nhược điểm cần phải giải quyết khi chuyển giao công nghệ từ bản vẽ 2D sang BIM:

Bài toán đầu tư

Ưu điểm của BIM là không phải bàn cãi, tuy nhiên việc chuyển đổi từ một mô hình cũ (2D) sang mô hình mới (BIM) đòi hỏi doanh nghiệp phải có những bước đầu tư ban đầu tương đối lớn. Từ chi phí bản quyền phần mềm, chuyên gia tư vấn và triển khai, đào tạo nhân viên sử dụng các phần mềm mới, đôi khi doanh nghiệp còn cần nâng cấp hệ thống máy tính nữa.

Những bước thiết lập ban đầu là cực kỳ quan trọng

Đối với BIM, những bước chuẩn bị ban đầu là cực kỳ quan trọng trong một dự án, những ưu điểm của BIM sẽ không phát huy tác dụng nếu nhà thầu không vận dụng nhuần nhuyễn sự hợp tác giữa các bên trong quá trình thiết kế.

Các phần mềm BIM được sử dụng phổ biến hiện nay

Tùy thuộc vào các ngành khác nhau mà chúng ta sẽ có các phần mềm khác nhau. Bên dưới là danh sách các phần mềm dùng mô hình BIM được phân chia theo các chuyên ngành:

  • Kiến trúc: Revit, ArchiCad, Grasshopper 3D, Rhinoceros, Lumion…
  • Kết cấu: Revit, Tekla, Robot Structural Analysis, Bentley, Staad pro…
  • Cơ điện: Revit, Cadewa…
  • Phân tích năng lượng: Equest, Energy +, Ecotect, GBS, Vasari…
  • Quản lý dự án: Navisworks Manage (+iConstruct+Synchro), Tekla Bimsight…
  • Dự toán: Vico, CostX…

Có thể bạn muốn biết: Bố trí thép sàn hai lớp: nguyên tắc và cách làm đúng tiêu chuẩn

BIM 360 là gì?

Phần mềm BIM 360

BIM 360 – do hãng Autodesk phân phối – là một nền tảng thống nhất hỗ trợ kết nối dữ liệu dự án xây dựng theo thời gian thực từ thiết kế đến xây dựng trong công trường. Qua đó giúp tăng cường độ chính xác ở các quyết định về việc điều chỉnh thiết kế, tạo sự đồng nhất trong tất cả các tài liệu dự án.

BIM 360 không phải là một phần mềm duy nhất mà là một nền tảng bao gồm nhiều phần khác nhau, mỗi phần có các công cụ riêng nhằm phục vụ công việc ở các thời điểm khác nhau của dự án.

Các công cụ này được Autodesk phân phối riêng, bạn sẽ mua công cụ tùy theo nhu cầu làm việc. Các dữ liệu sẽ được lưu trữ trên hệ thống server của Autodesk nên bạn có thể truy cập ở bất kỳ đâu.

Đọc thêm: Gạch Không Nung Là Gì | Báo Giá Gạch Không Nung Tốt Nhất

Nền tảng BIM 360 được chia ra nhiều module phục vụ các mục đích và giai đoạn làm việc khác nhau như: BIM 360 Docs, BIM 360 Design, BIM 360 Coordinate (Glue), BIM 360 Build..

Có thể bạn muốn biết: Nguyên tắc và kinh nghiệm bố trí thép dầm cột

Chứng chỉ BIM là gì? Có nhất thiết phải có chúng không?

Chứng chỉ BIM có cần hay không

Chứng chỉ BIM là một loại tài liệu được cấp bởi một tổ chức có chuyên môn về BIM, chứng nhận rằng người nhận đã hoàn thành thành công một khóa học cụ thể.

Có thể nói BIM đem đến rất nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt nam, đồng thời cũng là mối đe dọa cho nhiều đơn vị chậm chạp đổi mới và chấp nhận áp dụng BIM.

Hiện nay có vài tổ chức từ các nước như Singapore, Nhật Bản (và một số nước khác)…cung cấp chứng chỉ BIM. Tuy nhiên hãy cân nhắc kỹ trước khi bạn đăng ký học và lấy các chứng chỉ này bởi:

  • Hiện nay, không có bất kỳ 1 cơ quan/đơn vị nào có thể chứng minh hoàn toàn năng lực chuyên môn và được công nhận để cấp chứng chỉ về BIM trên thế giới.
  • BIM là quy trình và tùy thuộc rất cụ thể vào lĩnh vực hoạt động của các đơn vị, công ty liên quan.
  • Các chứng chỉ BIM được cấp đều mang tính thương mại, nếu chúng ta cần thì họ sẽ cấp và thu phí. Đa phần không mang nhiều ý nghĩa.

Xin được trích lời TS. Lê Hùng Tiến (Giám đốc dự án Carnegie Mellon (Mỹ) về Công nghệ phần mềm và hệ thống thông tin):

“Ngày hôm qua khi trao đổi với 1 TGĐ người nước ngoài, ông rất tự hào là đơn vị mình có rất nhiều giải thưởng về BIM…Nhưng khi nói BIM là gì, quy trình là gì thì ông nói thật chúng tôi chưa có quy trình…Tôi nói công ty của ông chỉ dùng Revit để dựng mô hình 3D.

Các KTS, KS Việt Nam có nhược điểm:

  • Rất tin vào người NN (nước ngoài) nói dù rằng đó là salesman.
  • Mù quáng tin rằng, nếu có 1 mảnh giấy chứng chỉ BIM từ Singapore chẳng hạn thì đang làm BIM rồi.
  • Tin rằng dùng Revit là làm BIM mà không hề biết rằng đưa thông tin, xử lý và khai thác như thế nào trong BIM.

Trong thời điểm chưa rõ về BIM ở Việt nam thì thật nguy hiểm khi dẫn dắt 1 công ty thông qua việc đơn giản đổi từ AutoCAD sang Revit.

Tất cả các bộ suites của Autodesk và các Cloud services của Autodesk là giải pháp đầy đủ cho việc ứng dụng BIM chứ không chỉ là Revit.”

Tài liệu về BIM

Bạn có thể tải tài liệu BIM nhập môn về ở đây.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng vừa ký Quyết định số 348/QĐ-BXD công bố Hướng dẫn chung áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng trong quá trình thực hiện. Quyết định này thay thế Quyết định số 1057/QĐ-BXD ngày 11/10/2017 về công bố hướng dẫn tạm thời áp dụng Mô hình thông tin công trình trong giai đoạn thí điểm.

Bạn có thể download thông tin chi tiết ở đây.

công trình ứng dụng BIM

Tổng kết

Qua bài viết này hy vọng bạn đã nắm được những kiến thức chính về BIM là gì, lý do tại sao bạn nên chọn BIM và ứng dụng BIM, hay Revit chỉ là một phần mềm vận hành của BIM.

Nếu có câu hỏi thắc mắc gì về BIM hay cách ứng dụng BIM, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi.

Tôn Nam Kim – doanh nghiệp sản xuất tôn mạ hàng đầu – xin được đồng hành cùng bạn!

Tìm hiểu thêm: Cách tính khối lượng san nền