Móng cọc nhà phố là móng như thế nào? Phân tích cách tính chi phí xây nhà bằng móng cọc
Khi quý khách có nhu cầu xây nhà và muốn biết khoảng chi phí xây nhà là bao nhiêu? vì vậy quý khách thường liên hệ đến các công ty xây dựng để hỏi đơn giá xây nhà. Một trong những câu hỏi mà các công ty xây dựng hay đặt ra để có thông tin và báo giá cho quý khách là: Anh/chị cần xây nhà bao nhiêu tầng, muốn thi công móng cọc hay móng băng? Đối với những khách hàng mới xây nhà lần đầu hoặc chưa tìm hiểu nhiều về việc xây nhà sẽ hỏi lại nhân viên tư vấn: “móng cọc là gì? Thi công móng cọc thì đơn giá xây dựng là bao nhiêu?”. Trong bài biết này Việt Quang Group sẽ trình bày rõ hơn để quý khách hiểu rõ hơn về móng cọc nhà phố là gì, quy mô công trình và điều kiện địa chất như thế nào thì nên dùng móng cọc? Cách tính chi phí xây nhà bằng móng cọc.
Móng cọc nhà phố là loại móng như thế nào?
Móng cọc là loại móng được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng. Đối với các công trình nhà phố, nhà liền kề, tại thành phố Hồ Chí Minh sử dụng loại móng cọc bê tông cốt thép là chủ yếu.
Móng cọc là loại móng được sử dụng tại các công trình có tải trọng lớn hoặc có nền đất dưới móng yếu, sìn lầy, đất dễ sạt lỡ.
Móng cọc có tác dụng nhận toàn bộ tải trọng của công trình và truyền xuống nền móng, giúp kết cấu ngôi nhà ổn định không bị nghiêng ngã, lún hoặc các hiện tượng nứt kết cấu.
Cấu tạo chính của móng cọc nhà phố
Cấu tạo chính của móng cọc gồm có 2 phần chính: Phần đài cọc và phần cọc.
Phần đài móng cọc công trình nhà phố: Thường được làm bằng bê tông cốt thép, dùng để liên kết các đầu cọc bê tông cốt thép lại với nhau, phân bổ đều tải trọng của công trình nên mỗi cọc để cọc truyền xuống nền đất dưới móng.
Phần cọc: Có thể làm bằng bê tông cốt thép, cừ tràm, cọc thép…Được đóng hoặc ép xuống lòng đất bằng các loại máy móc chuyên dụng. Dưới tác dụng của lực ép từ mũi cọc, các lớp đất sẽ được nén lại với nhau, làm cho nền đất dưới móng được chắc chắn hơn.
Những công trình có lớp địa chất yếu, quy mô lớn, điều kiện mặt bằng thuận lợi thì nên thi công phương án móng cọc
- Những công trình có quy mô từ 2 tầng – 6 tầng (công trình có tải trọng lớn)
- Công trình nằm tại khu vực bờ sông, khu vực đất yếu, đất sìn lầy như: Nhà Bè, quận 8, quận 12…
- Những công trình có điều kiện mặt bằng thi công thuận lợi, có đường lớn để vận chuyển cọc vào công trình
- Những công trình xây dựng riêng lẻ mà xung quanh chưa có các công trình khác xây dựng
- Những công trình hàng xóm kế bên làm móng cọc thì nhà mình cũng nên làm móng cọc
- Những công trình nằm gần đường lớn thường xuyên có xe tải trọng lớn đi qua.
- Chủ đầu tư muốn ngôi nhà của mình chắc chắn và an tâm thì cũng nên thi công móng nhà bằng phương án móng cọc.
Ngược lại, đối với những công trình có quy mô tải trọng công trình nhỏ, nằm trên những khu vực đất có độ cứng tốt, nhà nằm trong hẻm nhỏ xe vận chuyển cọc không vào thì có thể thi công các phương án móng khác như móng băng, móng đơn, móng bè.
Mời quý khách xem thêm bài viết >>> Cách lựa chọn nhà thầu xây dựng nhà uy tín
Mời quý khách xem thêm bài viết >>> Bảng đơn giá thiết kế nhà phố
Mời quý khách xem thêm bài viết >>> Đơn giá sửa chữa nhà trọn gói TP HCM
Cách tính chi phí thi công móng cọc nhà phố
Để tính toán được chi phí thi công móng cọc nhà phố cần tính toán được chi phí của hai phần: Chi phí phần cọc (1) + Chi phí thi công phần móng (2)
(1) – Chi phí phần cọc = (đơn giá cọc BTCT/md x số lượng cọc x chiều sâu mỗi cọc) + chi phí nhân công ép cọc (hay gọi là ca máy ép cọc)
Trong đó:
– Chi phí cọc bê tông cốt thép 250x250mm khoảng: 210.000đ/md. Lưu ý: Cọc ép sâu xuống đất bao nhiêu mét thì tính bấy nhiêu. (Lực ép đầu cọc Pmax = 80 tấn, Pmin = 60 tấn)
– Chi phí nhân công ép cọc xong toàn bộ (hay gọi là ca máy ép cọc) khoảng: 20.000.000 vnđ
(2) – Chi phí thi công phần móng = Đơn giá xây dựng x Diện tích m2 xây dựng phần móng
Trong đó:
– Đơn giá xây dựng: Là đơn giá xây dựng nhà phần thô đã bao gồm vật tư (thép, bê tông, coffa) và nhân công thi công móng. Hiện nay đơn giá xây dựng nhà phần thô từ 3.200.000 – 3.500.0000đ/m2
– Diện tích m2 xây dựng phần móng nhà: Móng cọc tính 40 – 50% diện tích tầng trệt.
Ví dụ: Tính chi phí phần móng cọc công trình nhà phố 5 tầng diện tích 6x20m, xây nhà tại Thủ Đức. Với 22 vị trí cọc cần ép, cọc ép tải Pmax = 80 tấn, chiều dài mỗi cọc tại một vị trí khoảng 12m.
Giải bài toán trên:
– Chi phí phần cọc = (chi phí mua cọc x số lượng cọc x chiều sâu mỗi cọc) + chi phí nhân công ép cọc (hay gọi là ca máy ép cọc)
= 210.000đ/md x 22 cọc x 12md + 20.000.000đ/ca = 75.440.000 vnđ
– Chi phí thi công phần móng = Đơn giá xây dựng x Diện tích m2 xây dựng phần móng (bằng diện tích tầng trệt x hệ số 40-50%)
= 3.200.000đ/m2 x 120m2 x 50% = 192.000.000 vnđ
Tổng chi phí thi công móng cọc nhà phố diện tích 6x20m = 75.440.000 vnđ + 192.000.000 vnđ = 267.440.000 vnđ
Lưu ý: Đơn giá xây nhà phần thô hoặc xây nhà trọn gói của các công ty xây dựng đều chưa bao gồm chi phí cọc bê tông cốt thép. Nếu khi kí hợp đồng xây nhà trọn gói hoặc xây thô thì quý khách chỉ cần chi trả thêm phần chi phí cọc mà thôi (ở ví dụ trên thì quý khách chỉ cần chi thêm 75.440.000 vnđ nữa là ok).
Quy trình thi công móng cọc nhà phố
Móng nhà là phần quan trọng nhất của ngôi nhà, móng nhà có chắc chắn thì công trình mới được vững bền. Cho dù là nhà phố cao tầng hay thấp tầng, hãy lựa chọn phương án thi công phần móng cho hợp lý và đảm bảo chắc chắn – đó là quan điểm của ban lãnh đạo Việt Quang. Khi móng nhà chắc chắn rồi, nó kết hợp với phần hoàn thiện và trang trí nội thất sẽ làm đẹp cho ngôi nhà đẹp hơn, lung linh hơn – Và đó là những gì mà mọi người Việt Quang muốn mang đến cho Khách Hàng.
Việt Quang Group rất quan tâm và chú ý đến phần móng nhất là quy trình thi công phần móng cọc. Chúng tôi luôn giám sát và thi công phần móng đúng quy trình và kỹ thuật. Sau đây mời quý khách cùng tham khảo các bước thi công phần móng cọc nhà phố của Việt Quang.
Bước 1: Các công tác chuẩn bị thi công móng cọc nhà phố
- Dọn vệ sinh và san lấp mặt bằng công trình sạch sẽ, bằng phẳng.
- Kiểm tra chụp hình hiện trạng các công trình kế bên và ký biên bản hiện trạng với chủ nhà kế bên
- Hoàn thiện hồ sơ thiết kế theo đúng GPXD, có sự thống nhất và chữ ký xét duyệt của công ty + chủ đầu tư.
- Tiến hành đo đạc kiểm tra diện tích đất, giác móng và định vị tim cọc
- Vận chuyển cọc và máy mọc chuyên dụng để ép cọc đên công trình
- Kiểm tra hiện trạng cọc BTCT xem có đạt tiêu chuẩn hay không? Phải là cọc loại 1, bê tông cọc có đủ cường độ hay không?.. kiểm tra đầy đủ bát và ty nối giữa 02 đoạn cọc.
Bước 2: Quá trình ép cọc bê tông cốt thép
- Trong quá trình ép cọc, cần có kỹ sư có kinh nghiệm giám sát đội ngũ ép cọc để đạt được kết quả tốt nhất.
- Thông thường, đối với các công trình nhà phố sẽ ép thử 01 vị trí trước xem chiều sâu cọc là bao nhiêu mét, sau đó mới chuyển toàn bộ số cọc theo đúng chiều dài cọc về công trình. Nếu chiều sâu cọc là 12m thì chuyển các đoạn cọc có chiều dài là 6m về công trình (mỗi vị trí ép 02 đoạn cọc).
- Các đoạn cọc khi đưa vào giá ép phải thẳng đứng và đúng vị trí tim cần ép, mới tiến hành ép. Điều kiển van tăng dần áp lực ép từ từ cho đến khi đủ tải thì dừng lại.
- Khi ép chú ý hạn chế tối đa ép kiểu consol, để các vị trí ép cọc được ép lực lớn nhất Pmax= 80 tấn
- Khi ép đoạn tiếp theo của mỗi vị trí cọc, phải chú ý bỏ chốt nối giữa hai cọc và hàn cẩn thận.
- Kỹ sư mang theo bản vẽ định vị tim cọc, để đánh dấu các vị trí đã ép và độ sâu mỗi cọc
Bước 3: Gia công xây dựng tường bao móng
- Đào móng bằng máy móc, chỉnh sửa thủ công hố móng theo đúng hình dáng kích thước móng
- Xác định cao độ đáy móng. Cắt và đập đầu cọc bê tông, chưa thép đầu cọc đúng thiết kế.
- Đổ bê tông lót đá 4×6 hố móng và giằng móng
- Xây dựng tường bao móng theo hình dáng, kích thước hố móng theo thiết kế (xây tường gạch cháy thay cho coffa ván)
Bước 4: Gia công lắp dựng thép lồng móng cọc và giằng móng
- Gia công thép Việt Nhật và lắp đặt lồng thép đài móng, lắp đặt liên kết giữa đài móng và giằng móng theo đúng thiết kế.
- Chiều cao đài móng từ 700-800mm. Thép lồng móng cọc là thép Việt Nhật fi 10 – 14. Thép giằng móng thường sử dụng fi 16 – 20 tùy thuộc công trình khác nhau sẽ có phương án thiết kế khác nhau.
- Thi công lắp đặt thép sàn tầng trệt (nếu có). Xem thêm >>> Tại sao cần đổ bê tông cốt thép sàn tầng trệt
- Các vị trí nối thép lồng móng và thép giằng móng phải tuân theo hồ sơ thiết kế và kỹ thuật.
Bước 5: Đổ bê tông móng cọc
- Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra và đánh thép rỉ (nếu có)
- Dùng nước rửa sạch và tạo đổ ẩm cho móng, hòa nước xi măng với nước tưới vào các vị trí đầu cọc bê tông, hố móng, giằng móng để tăng tính liên kết bê tông.
- Kiểm tra chất lượng bê tông trước khi đổ bê tông: kiểm tra độ sụt, đá xanh hay đá đen, lấy mẫu bê tông, kiểm tra phiếu xuất và thời gian xuất trạm của xe bê tông…
- Đổ bê tông móng cọc thường là bê tông tươi (nếu xe bồn vào được) hoặc bê tông trộn tại công trình Mác 250, R7.
- Quá trình đổ bê tông cần thực hiện liên tục, sử dụng máy đầm dùi giúp bê tông đồng nhất, chắc chắn hơn không có lỗ rỗng trong các khối bê tông.
- Xoa phẳng làm bề mặt bê tông móng và giằng móng.
- Bảo dưỡng bê tông móng bằng cách che bạt, bao bố tưới nước sau khi bê tông đã ráo mặt.
Khi quý khách xây nhà 4 tầng mà quý khách quan tâm đến chi phí xây nhà vì vậy quý khách sẽ gọi nhiều công ty xây dựng để khảo sát đơn giá và chi phí xây dựng. Có thể chi phí phần móng của Việt Quang sẽ cao hơn so với chi phí phần móng của các nhà thầu khác. Vì Việt Quang biết phần móng quan trọng lắm, nên Việt Quang thiết kế, thi công kỹ hơn, làm những điều tốt nhất cho phần móng, chúng tôi muốn an tâm khi đi ngủ và sự an tâm đó chúng tôi muốn đem đến cho Khách Hàng.
Quý khách hãy xem xét và so sánh trên toàn bộ các phương diện tổng chi phí xây nhà, vật liệu cung cấp, khả năng tư vấn, sự nhiệt tình và tận tâm cùng với thương hiệu của những nhà thầu để đưa ra sự lựa chọn.
Việt Quang tin rằng để có một số tiền lớn để xây dựng một ngôi nhà 4 tầng, chắc chắn quý khách là một người tài giỏi, có khả năng phân tích tốt. Những năm qua đã đưa ra nhiều quyết định đúng đắn để làm việc, đầu tư và tích lũy tài sản. Hãy xem xét và đưa ra quyết định cho ngôi nhà của mình giống như vậy nhé.
Nếu cần tư vấn thêm về phần móng công trình nhà phố, nhà biệt thự khi quý khách xây nhà hãy gọi cho Việt Quang Group, hotline: 0852852386 nhân sự của chúng tôi luôn ở đây để tư vấn mọi thứ cho Bạn.
Mời quý khách tham khảo các bài viết bổ ích khác:
- Trước khi xây nhà cần chuẩn bị những gì?
- Bí kíp “chọn mặt gửi vàng” nhà thầu xây nhà
- 8 điều nên lưu ý kẻo phát sinh không đáng có khi xây nhà
Nguồn bài viết này của Việt Quang Group