Tiêu chuẩn các loại móng nhà trong xây dựng và quy trình làm móng nhà

Móng nhà là bộ phận không thể thiếu khi xây nhà. Một móng nhà tốt, chắc khỏe sẽ đảm bảo được kết cấu ngôi nhà vững chắc. Đảm bảo được an toàn cho người sử dụng. Chính vì vậy, khi tiến hành xây nhà, bạn cần phải có những hiểu biết nhất định về tiêu chuẩn của các loại móng nhà. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát và nắm bắt được móng nhà có được thi công đạt tiêu chuẩn hay không.

Tiêu chuẩn của các loại móng nhà

Tiêu chuẩn móng đơn

Móng đơn là một trong những loại móng phổ biến và xuất hiện khá nhiều ở các khu vực nông thôn. Loạt móng này thường có kích thước vừa phải. Đáy móng là có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. Tùy thuộc vào thiết kế và cấu trúc đất tại khu vực đó.

Bạn đang xem: Móng nhà

hinh anh mong
Tiêu chuẩn thiết kế nền móng đơn là gì?

Hiện nay có 2 loại móng đơn phổ biến là móng đơn làm từ gạch đá. Và móng đơn làm từ cột bê tông cốt thép.

Với móng đơn làm từ gạch đá. Do có cấu tạo từ nhiều lớp gạch đá ghép lại, móng đơn sẽ phải chịu lực nền ngược lại lên đáy móng. Vì vây, để đảm bảo ổn định. Cần phải kiểm soát được tỉ số giữa chiều cao và chiều rộng bậc móng là góc α. Góc αmax=45o. Giả sử khi chiều cao móng =30cm thì bề rộng của móng phải cũng phải lớn hơn >=30 cm để đảm bảo khả năng chịu lực.

Tuy nhiên cách xác định móng này khá khó để tiến hành chuẩn xác do kết cấu của từng khu vực đất khác nhau. Vì vậy, nó thường được sử dụng để xây dựng các công trình 1 tầng cỡ nhỏ mà thôi.

Móng đơn bê tông cốt thép.

Là loại móng đơn được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Móng đơn bê tông cốt thép được tiến hành đổ tại chỗ tạo thành một kết cấu đồng nhất. Nhờ đó, không cần phải dựa vào tỉ lệ độ cao và đáy móng. Tuy nhiên, loại móng này yêu cầu cần phải tính toán trước để xác định chiều cao và kích thước hợp lý của móng.

Dưới đây là công thức tính tải trọng của móng:

Móng đơn đúng tâm: Ptb<=Rtc

Móng đơn lệch tâm: Pmax=<1.2Rtc

Trong đó, Ptb và Pmax là áp suất đáy trung bình và lớn lớn nhất. Rtc là cường độ tiêu chuẩn đất nền.

Cường độ tiêu chuẩn đất nền được tính bằng công thức sau.

Xem thêm: Bao gia vach ngan ve sinh

Rtc = m(A1/4.γ.b+B.q+D.c)

b: là chiều rông móng

q: là tải trọng móng

c: là lực dính đơn vị đất nền

A1/4, B, D: Hệ số phụ thuộc góc ma sát trong của đất

m: hệ số làm việc nền móng trong điều kiện thường

Qua công thức này, ta có thể nhận thấy rằng. Để có xác định được móng đơn bê tông cốt thép tiêu chuẩn. Trước hết phải xác định được độ bám dính nền đất xây dựng. Khả năng làm việc và chịu lực của nền móng. Khi đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng lên móng. Lúc đó, tùy thuộc vào số tầng muốn xây dựng, mà áp dụng công thức để tính toán được kích thước và bố trí móng đơn cho hợp lý.

Tiêu chuẩn móng băng

các loại móng nhà
Móng băng có tiêu chuẩn thiết kế nền móng như nào?

Móng băng là loại móng xuất hiện cực kỳ phổ biến ở những công trình nhà phố. Nhà thấp tầng ( từ 5 tầng đổ xuống tại Việt Nam). Đây là loại móng nhà thi công dễ dàng và cũng khá tiết kiệm. Tuy nhiên, trong quá trình thi công công trình. Vẫn phải đảm bảo được những yếu tố cần thiết như:

  • Móng băng tiêu chuẩn phải gồm 3 phần chính là: bê tông lót móng giúp bảo vệ bản nền và khung móng. Bản nền móng móng có tác dụng duy trì và phân bổ lực một cách đồng đều. Và cuối cùng là dầm móng, có tác dụng liên kết các móng thành 1 khối.
  • Lớp bê tông dùng làm lót móng có độ dày tối thiểu là 100 mm
  • Móng băng phổ thông có kích thước là: 350mm x 900-1200 mm. Trong đó, phần dầm móng phổ thông vào khoảng 300mm x 500-700 mm.
  • Thép sử dụng trong bản móng có kích thước tối thiểu là Φ12a150. Trong khi đó, thép của dầm móng có kích thước như sau: thép dọc có đường kính 6Φ(18-22). Trong khi đó thép đai là Φ8a150.

Tiêu chuẩn móng cọc

biện pháp thi công móng
Tiêu chuẩn và biện pháp thi công móng cọc

Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng phổ biến ở những công trình có nền đất yếu. Loại móng này chỉ gồm 2 bộ phận là Đài móng và cọc. Trong đó, phần cọc sẽ được tiến hành cấy xuống sâu bề mặt đất có tác dụng chịu lực và truyền tải lực xuống nền đất. Còn đài cọc sẽ đảm nhiệm phân bổ, phân tán lực từ công trình nên các cột móng.

Muốn móng cọc đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh việc có bản vẽ kỹ thuật chi tiết. Móng cần phải đạt những tiêu chuẩn nhất định sau:

  • Xác định tính chất địa hình thi công của khu đất xây dựng.
  • Kết cấu của cọc được sử dụng. Qua đó, tính toán khả năng chịu lún, chịu lực của cọc.
  • Dự tính kết cấu, số tầng, mối quan hệ giữa các tầng. Để từ đó có thể tính toán và phân bổ được số cọc cần thiết cho công trình.

Tiêu chuẩn móng bè

quy trình làm móng nhà
Móng bè sử dụng trong các công trình thấp tầng

Móng bè là móng được sử dụng trong những công trình 4 tầng trở xuống. Cùng với đó, công trình thi công có thể có tầng hầm hoặc những công trình nằm dưới bề mặt đất. Với việc nằm ở tầng đất nông, móng sẽ phải chịu tác động rất lớn từ vùng đất xây dựng. Vì vậy, khi thiết kế và xây móng bè cần phải đạt những tiêu chuẩn nhất định để móng có khả năng chịu đạt hiệu quả tối đa.

  • Chiều cao của bản móng tối thiểu là 32 cm. Kích thước dầm móng là 300×700 mm.
  • Bản móng nên được làm từ 2 lớp thép Φ12a200. Trong khi đó, phần dầm móng nên sử dụng thép dọc 6Φ(20-22) và thép đai Φ8a150 để đạt khả năng chịu lực tốt nhất.
  • Lớp lót sàn bê tông có cần có độ dày tối thiểu 100 mm.
  • Lớp bản móng của móng bè có 4 kiểu chính là bản phẳng, bản vòm ngược, bản hộp và bản có sườn. Với bản móng phẳng truyền thống. Chiều dài bản e =⅙ độ dài, và khoảng cách giữa các cột phải nhỏ hơn 9m. Bản vòm ngược chỉ nên sử dụng trong các công trình nhỏ. Và phần bản vòm có thể sử dụng gạch để xây với điều kiện e=(0.032 chiều dài + 0.03)m. Bản móng hộp có thể cho kết cấu chịu lực tốt nhất và phân bố lún đều lên toàn bộ nền đất. Tuy nhiên quá trình thi công phức tạp cần phải tiến hành bởi những thợ có tay nghề cao.

Quy trình làm móng nhà

Tìm hiểu thêm: 3 dự án nổi bật sử dụng thang máy lắp đặt ngoài trời

Mặc dù mỗi loại móng đều có những tiêu chuẩn, cách thi công và cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, quy trình làm các loại móng nhà về cơ bản là như nhau. Quy trình làm móng bao gồm 10 bước. Việc thực hiện đúng các bước trong quy trình sẽ đảm bảo móng nhà đạt kết cấu và độ ổn định tốt nhất.

B1: Khảo sát địa chất nơi xây nhà

Bước đầu tiên khi làm móng là cần khảo sát địa chất khu vực xây dựng công trình, nhà ở. Việc khảo sát địa chất sẽ giúp nhà thầu, biết được khu đất của công trình dự định xây dựng là nền đất gì.

tiêu chuẩn thiết kế nền móng
Tiến hành khảo sát địa chất là bước đầu tiên trong quy trình làm móng nhà

B2: Lựa chọn phương án, vật liệu làm móng phù hợp

Sau khi đã xác định kết cấu của nền đất. Việc tiếp theo mà nhà thầu cần tiến hành là lựa chọn phương án móng cần thi công và vật liệu làm móng tương ứng cho từng loại. Điều này sẽ đảm bảo phương án móng nhà sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh việc lựa chọn sai cấu trúc móng làm giảm tuổi thọ của công trình.

B3: Đào hố móng

Khi đã có được phương án và vật liệu làm móng phù hợp. Lúc này nhà thầu sẽ tiến hành đào hố móng. Tùy thuộc vào phương án sử dụng khi làm móng. Mà nhà thầu tiến hành đào hố móng sao cho phù hợp.

B4: Làm phẳng mặt hố

Kết thúc bước 3. Nhà thầu cần làm phẳng và làm sạch mặt hố. Điều này sẽ tránh được những tác nhân môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc móng trong tương lai. Cũng như đảm bảo rằng móng được thi công một cách tốt nhất.

B5: Kiểm tra cao độ lót móng

Song song với quá trình làm phẳng mặt hố. Nhà thầu cũng phải kiểm tra cao độ lót móng trước tiến hành thực tiến hành đổ bê tông lót cho các loại móng nhà. Kiểm tra cao độ sẽ đảm bảo lớp lót móng bằng phẳng, có kết cấu ổn định.

B6: Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc

Sau khi toàn bộ các bước kiểm tra và chuẩn bị hố móng hoàn thành. Lúc này, nhà thầu bắt đầu tiến hành đổ bê tông lót móng cho hố. Các loại móng nhà dù khác nhau về cấu trúc và kết cấu. Tuy nhiên, lớp bê tông lót thường được tiến hành giống nhau. Bê tông lót có độ dày tối thiểu là 100 mm. Cùng với đó, lớp bê tông cần phải có bề mặt thật phẳng và mịn.

B7: Ghép cốp pha móng

Khi bê tông lót móng đã hoàn toàn ổn định. Lúc này, nhà thầu sẽ tiến hành dựng khung và ghép cốp pha móng nhà. Các tấm cốp pha được sử dụng phải có bề mặt phẳng, độ khít cao. Việc ghép cốp pha và bản móng chuẩn sẽ đảm bảo về kết cấu và tuổi thọ của công trình.

các loại móng trong xây dựng
Các loại móng nhà đều phải được ghép cốp pha để định hình cấu trúc móng

B8: Đổ bê tông móng

Khi cốp pha móng đã được kiểm tra đảm bảo đủ điều kiện đê thi công móng. Quá trình đổ bê tông móng sẽ bắt đầu được tiến hành. Lớp bê tông được trộn theo tỉ lệ nhất định, cũng như phải đảm bảo rằng bê tông được san đều và bao bọc lên toàn bộ khung thép móng nhà trước đó. Điều này sẽ giúp lớp móng giữ được độ ổn định và liên kết chặt với lớp bê tông lót

B9: Tháo cốp pha móng

Cốp pha móng chỉ được tiến hành tháo dỡ khi lớp bê tông đã đông đặc và đạt đủ số ngày tuổi. Với những công trình cỡ nhỏ. Thời gian tháo cốp pha móng nhà tối thiểu là sau 28 ngày. Khoảng thời gian này là đủ để bê tông có thời gian nghỉ và đạt độ liên kết chắc chắn nhất.

B10: Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ

Lớp móng do nằm dưới sâu bề mặt đất. Vì vậy, môi trường sẽ tác động mạnh tới cấu trúc móng. Vì vậy, sau khi tháo dỡ cốp pha. Trong khoảng thời gian đầu, nhà thầu cần tiến hành bảo dưỡng lớp bê tông ví dụ như bằng cách tưới nước. Tưới nước bê tông móng sẽ giúp cho móng giữ vững được kết cấu công trình. Đồng thời, hạn chế tối đa được sự xâm hại của môi trường xung quanh đến móng nhà.

Tìm hiểu thêm: Báo giá thi công trần thạch cao thả đẹp – giá rẻ tại Hà Nội