Nhà bê tông cốt thép lắp ghép

Bê tông cốt thép có cấu tạo từ 2 loại vật liệu là bê tông và thép. Nó được sử dụng rộng rãi ở tất cả các công trình xây biệt thự và nhà ở hiện nay. Vậy, nhà bê tông cốt thép lắp ghép có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Bê tông cốt thép lắp ghép được chế tạo theo từng cấu kiện như móng, cột, dầm và sàn…tại nhà máy. Sau đó, sẽ đem chúng lắp ghép vào công trình. Cách thi công này đảm bảo chất lượng bê tông trong từng cấu kiện và thi công nhanh hơn. Đồng thời, nó ít bị ảnh hưởng của thời tiết, nhưng độ cứng toàn khối và độ ổn định của cả công trình thấp.

Bạn đang xem: Nhà bê tông cốt thép lắp ghép

Bê tông cốt thép lắp ghép là gì?

nha-be-tong-cot-thep-lap-ghep
Công trường thi công bê tông cốt thép lắp ghép

Bê tông cốt thép lắp ghép là một loại vật liệu xây dựng kết hợp của hai loại vật liệu là bê tông và thép cùng cộng tác chịu lực. Đây là những loại loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong xây dựng biệt thự đẹp hay nhà ở hiện nay. Sản phẩm của nó là sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép. Từ đó, chúng sẽ tạo ra các cấu kiện làm các kết cấu chịu lực của các công trình.

Nhà bê tông cốt thép lắp ghép là gì?

Nhà bê tông cốt thép lắp ghép là một loại vật liệu xây dựng kết hợp của hai loại vật liệu là bê tông và thép cùng cộng tác chịu lực của ngôi nhà ở. Đây là những loại loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong xây dựng hiện nay. Sản phẩm của nó là sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép được lắp ghép với nhau tạo lên một ngôi nhà. Từ đó, chúng sẽ tạo ra các cấu kiện làm các kết cấu chịu lực của ngôi nhà.

Ưu và nhược điểm của nhà bê tông cốt thép lắp ghép

Ưu điểm của bê tông cốt thép lắp ghép

  • Chúng ó điều kiện công nghiệp hóa trong thi công xây dựng.
  • Rẻ tiền so với thép khi chúng cùng chịu tải trọng như nhau.
  • Chắc chắn và bền vững hơn vật liệu thép và gỗ.
  • Tiết kiệm vật liệu cho việc làm ván khuôn.
  • Chúng còn có khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ, gạch, thép và bê tông.
  • Chịu nhiệt và lửa tốt hơn so với thép và gỗ.
  • Rút ngắn được thời gian thi công và đảm bảo chất lượng
  • Chúng còn có thể đúc thành tất cả các loại hình dạng khác nhau theo bản vẽ. Đồng thời, chúng còn theo yêu cầu về cấu tạo cũng như về kiến trúc xây dựng.
nha-be-tong-cot-thep-lap-ghep
Ưu và nhược điểm của nhà bê tông cốt thép lắp ghép

Nhược điểm của nhà bê tông cốt thép lắp ghép

  • Cần xử lý các mấu nối chắc chắn
  • Độ cứng của các kết cấu không lớn
  • Cần có các phương tiện để vận chuyển, cẩu và lắp.
  • Thi công phức tạp, tốn nhiều cốp pha khi thi công toàn khối.
  • Dưới tác dụng của tải trọng và bê tông dễ phát sinh khe nứt làm mất thẩm mỹ và gây thấm cho công trình.
  • Do trọng lượng bản thân khá lớn. Nnó khó làm được kết cấu nhịp lớn. Nhưng nhược điểm này gần đây được khắc phục bằng cách dùng bê tông nhẹ và bê tông cốt thép ứng lực trước và kết cấu vỏ mỏng.

Những quy định về bê tông cốt thép lắp ghép

Tham Khảo: Vậy 1m sắt phi 6-8-10-12 nặng bao nhiêu kg ?

Công tác lắp ghép cấu kiện bê tông phải do các tổ chức chuyên môn hóa về công tác này thực hiện. Trước khi thi công lắp ghép cấu kiện bê tông. Các đơn vị thi công phải lập “Biện pháp tổ chức thi công” và lập bản vẽ thiết kế lắp ghép. Sau đó, bản vẽ phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Quy định khi lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn cần có nội dung sau

Trước tiên, khi lắp ghép cần phải chọn phương tiện cẩu lắp phù hợp. Đồng thời, lắp ghép phải có trình tự lắp ghép cấu kiện. Bên cạnh đó, những biện pháp bảo đảm độ chính xác lắp ghép. Bảo đảm độ cứng của kết cấu và không biến dạng trong quá trình lắp ghép cấu kiện.

Nhà bê tông cốt thép lắp ghép cần tuân theo biện pháp kỹ thuật thi công

Khi chọn các loại cần trục, máy và các thiết bị lắp ghép công trình. Chúng cần phải tuân theo những biện pháp kỹ thuật thi công sau: – Kích thước và khối lượng kết cấu – Hình dạng và kích thước công trình – Đặc điểm của khu vực lắp ghép.

Trong điều kiện cho phép nên có giải pháp cơ giới hóa đồng bộ dây chuyền công nghệ lắp ghép từ khâu vận chuyển và xếp dỡ cho đến khâu lắp đặt cấu kiện vào vị trí thiết kế. Chúng ta nên sử dụng các thiết bị gá lắp và các phương tiện cơ giới nhỏ. Các công cụ cầm tay có năng suất cao nhằm giảm lao động thủ công trong lắp ghép và hoàn thiện công trình.

Một số quy định về công tác chuẩn bị

Đọc thêm: Chiều dài mối nối hàn cốt thép

Trước khi lắp ghép công trình, chúng ta phải hoàn thành các công tác chuẩn bị gồm một số hoặc toàn bộ các vấn đề sau: – Làm đường để phục vụ thi công. Đường đảm bảo không lún, lầy, trơn trượt và phải đảm bảo thi công liên tục. – Làm kho, lán và sân bãi cạnh công trình cùng trang bị các bệ gá xếp dỡ cấu kiện trong phạm vi hoạt động của cầu trục. – Kiểm tra hiệu chỉnh máy móc, thiết bị lắp ghép và bố trí đúng vị trí xác định trong dây chuyền công nghệ khi thiết kế và tổ chức thi công. – Lắp đặt và kiểm tra đà giáo, trụ đỡ và giá đỡ phục vụ thi công. – Kiểm tra các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn lao động.

Nhà bê tông cốt thép lắp ghép cần tuân theo những công tác sau

Trước tiên, chúng ta nên tiến hành lắp ghép cấu kiện lấy trực tiếp từ phương tiện vận chuyển. Khi không có điều kiện thì có thể xếp cấu kiện tại các kho bãi trên công trường. Nhưng chúng ta cần chú ý đến trình tự theo biện pháp lắp ghép.

Để đảm bảo chất lượng công tác lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn. Chúng ta phải tiến hành kiểm tra trong tất cả các công đoạn của quá trình lắp ghép theo quy định của TCVN 4055 : 1995 và các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Hình ảnh tham khảo về nhà bê tông cốt thép lắp ghép

Nếu các bạn cần báo giá thiết kế biệt thự thì đừng quên liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chắc chắn, các KTS tài ba của chúng tôi sẽ không làm các bạn phải thất vọng!

Chúc bạn và gia đình luôn thành công, hạnh phúc và có một không gian ưng ý. Thân ái!

Đọc thêm: Bạn có biết, 1 khối bê tông cần bao nhiêu vật liệu?