Nhà khung thép: ưu điểm, mẫu nhà, cách thi công và chi phí

Nhà khung thép, nhà khung thép 2 tầng hiện nay đang được rất nhiều người lựa chọn và đang là một xu hướng mới trong ngành kiến trúc.

  • Thông thường, kết cấu thép được khá nhiều người lựa chọn cho các dự án nhà xưởng, siêu thị, nhà kho và điều đặc biệt là bây giờ nó còn được không ít các gia đình lựa chọn để làm nhà ở tiện ích. Tại sao?…
  • Nhà khung thép có những ưu điểm gì nổi trội để từng bước thay thế cho kiểu nhà bê tông cốt thép truyền thống?
  • Cách thi công nhà khung thép 2 tầng như thế nào là nhanh và hiệu quả nhất? Chi phí để thiết kế nhà khung thép ra sao?… Và có những mẫu nhà khung thép đẹp nào hiện nay tại Việt Nam để bạn tham khảo?

Tất cả sẽ được Tôn Nam Kim tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này. Đọc tiếp nhé!

Bạn đang xem: Nhà khung thép hộp

Nhà khung thép là gì?

Có nhiều cách gọi khác dùng để nói về nhà khung thép như nhà khung thép tiền chế, nhà thép lắp ghép, nhà thép tiền chế, nhà tiền chế,… tất cả chúng đều dùng để miêu tả cho một phương pháp xây dựng hiện nay – sử dụng khung thép là kết cấu chính để làm nhà ở, làm xưởng…

Nhà khung thép dùng kết cấu thép là khung chịu lực chính cho ngôi nhà bao gồm móng, cột, kèo, dầm, xà gồ,…theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật.

Tuy vậy, khái niệm nhà khung thépnhà thép tiền chế cũng có vài điểm khác nhau không hoàn toàn giống nhau. Bạn có thể xem thêm ở bài viết này.

Nhà bê tông cốt thép là gì?

Điểm khác biệt nằm chính ngay trong tên gọi của nó. Đây là kiểu nhà thông thường sử dụng kết cấu bê tông cốt thép làm khung chịu lực chính cho công trình.

Xem thêm bài viết: Nhà Container Là Gì? Tổng Hợp 30+ Mẫu Nhà Container Đẹp Hết Hồn Cho Bạn

Phân loại nhà khung thép

Hiện nay có 2 kiểu nhà khung thép rất thịnh hành, đó là:

  • Nhà khung thép kết hợp sàn bê tông nhẹ và tấm tường panel. Kết cấu nhà này sử dụng 100% vật liệu đúc sẵn, tiết kiệm tối đa thời gian thi công và giảm nhẹ trọng tải công trình đáng kể.
  • Nhà tiền chế kết hợp sàn bê tông nhẹ và xây tường gạch. Cách kết hợp này cũng giúp rút ngắn thời gian thi công nhưng so với loại nhà thứ nhất thì không thể bằng. Xét về tổng thể trọng tải công trình cũng không giảm nhẹ được mấy.

Do đó, dù vẫn có gia chủ chọn kiểu nhà thứ 2 nhưng đa số các chủ đầu tư và chủ công trình chọn kiểu dựng nhà kết hợp sàn bê tông và tấm tường panel.

Xem thêm bài viết: Nhà Lắp Ghép: Ưu Điểm, Cấu Tạo, Xu Hướng Năm 2021 Và Các Mẫu Nhà Đẹp

Ưu điểm của nhà khung thép

Hiện nay giải pháp này được rất nhiều người lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội mà nó có so với giải pháp xây nhà bằng bê tông cốt thép.

Rút ngắn thời gian thi công

Công đoạn chờ dưỡng bê tông đã khiến thời gian thi công bị kéo dài ra không ít. Chính vì không phải trải qua giai đoạn chờ bê tông khô hẳn mới tiếp tục thi công như cách xây nhà kiểu cũ vẫn áp dụng lên kiểu nhà khung thép hiện nay được rất nhiều người sử dụng.

Khả năng lắp dựng rất nhanh chóng và dễ dàng. Quy trình xây dựng bao gồm bản vẽ thiết kế đạt tiêu chuẩn, các kết cấu thép được chế tạo sẵn tại nhà máy và lắp dựng nhanh chóng tại công trường.

Chắc chắn đây là một trong những loại nhà được xây dựng nhanh nhất hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Tiết kiệm chi phí so với nhà bê tông cốt thép

Chính vì thời gian thi công nhanh dẫn đến tiết kiệm cho chủ đầu tư rất nhiều thứ như: nhân công xây dựng ít, hoàn thiện nhanh, phương pháp thi công đơn giản dẫn đến không tốn quá nhiều chi phí.

Bạn sẽ thật sự tiết kiệm được khá nhiều khi tham khảo mẫu nhà này. Theo ước tính của Tôn Nam Kim, bạn có thể tiết kiệm đến 35% chi phí hoàn thiện căn nhà.

Sự linh hoạt và tiện lợi khi bạn muốn cơi nới công trình

Điều khó mẫu nhà nào có thể làm được đó là việc di dời, chỉ khi xây nhà khung thép 2 tầng bạn mới làm được điều đó. Bạn dễ dàng thay đổi khung chiều ngang của ngôi nhà, tái sử dụng, di dời và sửa chữa một cách nhanh chóng nhất. Không tốn quá nhiều thời gian của bạn. Đây thật sự là một điều tuyệt vời.

Hơn thế nữa, nhà thép tiền chế thường có ít hoặc không có cột bên trong. Điều này giúp cho việc bố trí nội thất bên trong nhà được linh hoạt, để sắp xếp các thiết bị, lắp đặt thang máy, máy móc để tiến hành sản xuất, sử dụng hiệu quả.

Kết cấu gọn nhẹ

Điều này thực sự là lợi thế rất lớn cho những vùng đất yếu. Thông thường bạn phải cắm cọc ở móng xuống rất sâu cho đến khi nào chạm được lớp đất cứng thì mới có thể giữ ngôi nhà được ổn định.

Tham Khảo: ứng dụng của thép hợp kim

Với kết cấu thép, bạn không cần phải cắm cọc quá sâu. Và trong những trường hợp hi hữu có xảy ra những tai nạn thì kết cấu nhẹ của căn nhà có thể giúp bạn giảm thiểu những rủi ro như động đất, sụt lún…

Hơn hết với kết cấu nhẹ của mình, nhà khung thép cho phép những khoảng vượt nhịp lớn, tạo ra các không gian rộng rãi, thoáng cho công trình của bạn.

Chi phí sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng thấp

Với sự phát triển của công nghệ và vì tính chất lắp ghép theo module có quy chuẩn nên giải pháp thay thế sửa chữa những thành phần trong công trình cũng có giá thành rất hợp lý.

Tính thẩm mỹ

Những công trình sử dụng kim loại làm kết cấu cho một cảm giác rất hiện đại, mới mẻ. Nếu bạn đã chán ngấy với những công trình giống hệt nhau, nhà ta giống với nhà hàng xóm, muốn tìm kiếm một cách tiếp cận mới cho căn nhà của mình thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời.

Ở phần cuối bài viết, chúng tôi sẽ cung cấp những ví dụ chi tiết về những công trình kinh phí thấp sử dụng kết cấu thép nhưng vẫn rất đẹp và hiện đại ở Việt Nam.

Nhược điểm của nhà khung thép

Dĩ nhiên trên đời không có gì là hoàn hảo, giải pháp này cũng có những nhược điểm riêng nhưng hiện nay với sự tiến bộ của công nghệ, gần như hai nhược điểm này đã được giải quyết.

Dễ bị ăn mòn

Trong môi trường không khí ẩm, nhất là trong môi trường xâm thực, thép bị gỉ và từ gỉ bề mặt cho đến phá hoại hoàn toàn.

Giải pháp: Cần bảo vệ chống ăn mòn cho thép, nhất là ở những nơi ẩm ướt, nơi có hàm lượng các chất ăn mòn cao (gần biển có hơi muối trong không khí). Hãy sử dụng nhôm và một số hợp kim nhôm có khả năng chống gỉ cao.

Hiện nay các nhà sản xuất đều đã có giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề này.

Chịu lửa kém

Thép không cháy nhưng ở nhiệt độ 500-600 độ C, thép sẽ biến mềm, gây ra hiện tượng biến dạng so với hình dạng ban đầu. Lúc này khung thép mất khả năng chịu lực, kết cấu bị sụp đổ dễ dàng. Độ chịu lửa của kết cấu thép thậm chí kém cả kết cấu gỗ dán. Tuy nhiên các công ty xây nhà thép tiền chế hiện nay đều đã tìm ra giải pháp để khắc phục điều này.

Giải pháp: Đối với những công trình nguy hiểm về mặt phòng cháy như: kho chất cháy, nhà ở, nhà công cộng, khung thép nhà cao tầng. Khung thép phải được bọc bằng lớp chịu lửa (bê tông, tấm gốm, sơn phòng lửa…). Bên cạnh đó cần chuẩn bị những biện pháp phòng cháy chữa cháy thật tốt.

Kết cấu của nhà khung thép 2 tầng

Đây là sơ lược kết cấu của một công trình nhà khung thép 2 tầng. Xin lưu ý chi tiết kết cấu phụ thuộc vào thiết kế công trình như thế nào, không có một mẫu số chung hoàn toàn cho tất cả mọi công trình. Bởi vậy bạn có thể tham khảo thông tin bên dưới:

  • Móng nhà khung thép 2 tầng: Đổ móng cốc tại các vị trí chân cột. Đổ giằng bê tông cốt thép kích thước 300x300mm theo chu vi nhà khung thép 2 tầng
  • Cột nhà khung thép: được làm bằng thép C theo mẫu đặt hàng riêng cho nhà lắp ghép để lắp tấm tôn xốp.
  • Vì kèo nhà khung thép: Sử dụng thép hộp, thép V được liên kết với cột bằng bulong bản mã.
  • Xà gồ mái nhà khung thép: dùng thép hộp mạ kẽm.
  • Phần khung nhà được chế tạo và sản xuất trước tại nhà máy và các phần được chia nhỏ thành các cấu kiện để thuận lợi cho việc vận chuyển lắp ráp tại công trình. Hoặc nếu địa hình không cho phép thì có thể vận chuyển vật liệu thủ công và chế tạo tại công trình. Khung nhà thép 2 tầng có thể được sơn chống gỉ, sơn màu mạ kẽm lạnh, điện phân hoặc mạ nhúng nóng tùy yêu cầu của khách hàng.
  • Mái nhà khung thép: sử dụng tôn lợp mái (Tôn + PU + PP) hoặc (Tôn + xốp + Tôn) để cách âm, cách nhiệt.
  • Sàn nhà khung thép 2 tầng có thể dùng tấm sàn bê tông cốt thép, cách âm giữa 2 tầng nhà. Hoặc dùng các tấm sàn cemboard, ván gỗ công nghiệp. Mặt sàn hoàn thiện có thể dùng tấm thảm trải sàn pvc, cao su, sàn gỗ công nghiệp…
  • Hệ thống cầu thang có thể sử dụng thép hoặc cầu thang gỗ kết nối hai tầng nhà đảm bảo di chuyển thuận tiện
  • Vách bao che xung quanh và vách ngăn phòng của nhà lắp ghép : sử dụng (tôn + xốp + tôn) cách âm, cách nhiệt. Chiều dày từ 50mm đến 100mm.
  • Cửa đi, cửa sổ nhà lắp ghép: Cửa nhôm kính hoặc cửa nhựa lõi thép gia cường, hoặc cửa sắt hộp tùy vào thiết kế.
  • Trần nhà khung thép: sử dụng trần nhựa hoặc trần thạch cao tùy theo yêu cầu của khách hàng.
  • Bu lông liên kết với dầm móng – khung nhà – diềm mái, ốp nóc, ống thoát nước mưa, ống nhựa PVC D76.

các câu hỏi thường gặp khi xây dựng nhà khung thép

Những cách thi công nhà khung thép 2 tầng nhanh và hiệu quả

Thông thường có 2 sự lựa chọn khi thi công nhà khung thép:

  1. Mọi thứ được làm sẵn: Nhà khung thép kết hợp sàn bê tông nhẹ và tấm tường panel. Kết cấu nhà này sử dụng 100% vật liệu đúc sẵn, tiết kiệm tối đa thời gian thi công và giảm nhẹ trọng tải công trình đáng kể.
  2. Vẫn sử dụng tường gạch: Nhà thép tiền chế kết hợp sàn bê tông nhẹ và xây tường gạch. Cách kết hợp này cũng giúp rút ngắn thời gian thi công nhưng so với loại nhà thứ nhất thì không thể bằng. Xét về tổng thể trọng tải công trình cũng không giảm nhẹ được mấy.

Ngoài ra đối với nhà khung thép có tải trọng nhẹ bạn hoàn toàn có thể lắp dựng nhà khung thép trên nền đất hoặc nền cát. Đối với nhà khung thép 2 tầng trở lên thì phải được lắp dựng trên nền bê tông để đảm bảo an toàn.

Những lưu ý khi xây nhà khung thép

Cấp độ của bulong kết cấu

Bulong dùng để liên kết các cấu kiện trong nhà tiền chế khung thép nên rất quan trọng. Chính vì vậy mà khi chọn nguyên liệu cần kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng cũng như chất lượng của toàn bộ bolon. Nếu chưa có chứng chỉ thì cần làm thí nghiệm để kiểm tra chất lượng.

Độ chắc chắn của gian khóa

Đây được coi là yếu tố cốt lõi và nền móng trong các kết cấu nhà khung 2 tầng, 3 tầng,.. Là gian lắp đặt đầu tiên nên phải đảm bảo được hệ thống dầm kèo cũng như hệ thống cột trong gian khóa phải chắc chắn nhất.

Lực xiết bulong

Cần kiểm tra lực xiết của tất cả bulong kết cấu. Đầu tiên là siết chặt các bulông cấp 4.6/S và 8.8/S. Nếu cần thiết thì sử dụng những miếng chêm hoặc tấm đệm để đảm bảo các mặt tiếp xúc tốt khi liên kết xiết chặt.

Đặc biệt tránh xiết căng lại các bulong đã được xiết căng trước đó và chỉ được xiết căng bulon khi đã căn chỉnh độ cao và phương vị đạt yêu cầu.

Phương vị của các cấu kiện

Khi thi công nhà ở khung thép thì phải kiểm tra phương vị của tất cả các cấu kiện, đặc biệt là 2 khung dầm kèo đầu hồi và khung kèo chính. Nên căn chỉnh phương vị ngay sau khi hoàn thành việc lắp đặt từng phần kết cấu của khung.

Xem thêm: Thép hộp vuông 25×25

Chú ý là không được nối các cấu kiện bằng liên kết vĩnh cửu trước khi 1 phần của hệ khung thép được căn chỉnh độ cao, phương vị, độ thẳng đứng.

Giá xây dựng nhà khung thép 2 tầng là bao nhiêu?

Giá thi công nhà khung thép sẽ được xác định tùy vào những yếu tố sau:

  • Diện tích, quy mô nhà
  • Vật liệu xây dựng
  • Chi phí nhân công
  • Máy móc thi công
  • Đôi lúc thời điểm thi công cũng là một trong những yếu tố quan trọng. (càng gấp thì có thể giá sẽ cao hơn)

Đồng thời, trong quá trình xây dựng sẽ phát sinh thêm một số vấn đề. Vì vậy, bạn cần tính toán kỹ và dự trù khoản chi phí này vào bảng ước tính giá nhà khung thép.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều mức giá khác nhau cho việc thi công nhà thép 2 tầng. Theo khảo sát của chúng tôi, giá xây dựng nhà khung thép 2 tầng trung bình sẽ được chia tùy theo diện tích như sau:

  • Nhà khung thép dân dụng trọn gói: 3.500.000-4.500.000 đ/m2
  • Nhà xưởng, nhà kho có diện tích dưới 1500m2: 1.500.000 – 2.500.000 đ/m2
  • Nhà xưởng có diện tích 3000 – 10.000m2: giá từ 1.300.000 – 1.800.000 đ/m2
  • Nhà xưởng có diện tích trên 10.000m2: giá từ 1.200.000 – 1.500.000 đ/m2

Ngoài ra, đơn giá còn có thể phụ thuộc vào từng hạng mục của công trình như:

  • Chi phí phần thô: giá dao động từ 1.200.000 – 2.000.000 VNĐ/m2
  • Chi phí hoàn thiện công trình (đã bao gồm phần mái, vách ngăn nội, ngoại thất cho công trình): giá dao động từ 2.500.000 – 4.500.000 VNĐ/m2

Top 7 mẫu thiết kế nhà khung thép đẹp tại Việt Nam

Để đạt được tính thẩm mỹ và tiện nghi cao nhất đối với công trình dân dụng muốn sử dụng hệ thống khung thép chịu lực, tốt nhất bạn hãy tìm đến các kiến trúc sư để được tư vấn cũng như thiết kế công trình phù hợp riêng với nhu cầu gia đình của bạn.

Bên dưới Tôn Nam Kim tổng hợp lại một vài mẫu nhà đã được thi công hoàn thiện (và các công trình công cộng khác) sử dụng khung thép đẹp nhất do các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế:

Nhà D – Thiết kế: Kiến trúc O

Đây là một công trình được cải tạo dựa trên công trình nhà ở cũ. Kiến trúc sư kết hợp hệ khung thép chịu lực vào công trình và các vật liệu hiện đại như thép, sắt (cho sàn và lan can) tương phản hoàn toàn với mái ngói cũ hiện hữu, mang đến một vẻ tươi mới hoàn toàn cho công trình.

Nhà Hoang Tuong & Studio – Thiết kế: Trường An architecture

Với kết cấu chính hoàn toàn bằng khung thép, căn nhà kết hợp với studio của họa sĩ đương đại Hoàng Tường là một nơi truyền cho con người nhiều cảm hứng sáng tác và nghệ thuật.

Có rất nhiều chi tiết như cầu thang trong và ngoài nhà, lan can, hiên… tạo ra bởi vật liệu thép và được tạo hình đặc biệt cũng chính là một tác phẩm nghệ thuật sinh động trong tổng thể công trình.

Nhà P&T – Thiết kế: SILAA + BHA

Công trình sử dụng hệ thống cột thép tròn để đỡ mái và hệ kết cấu thép chữ I để đỡ sàn. Việc sử dụng cột thép khiến cho đường kính cột nhỏ lại, công trình trở nên thanh mảnh nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Nhà trẻ / Trường mầm non Montessori – Thiết kế: HGAA

Dù không phải là công trình nhà ở nhưng quy mô của nhà trẻ này có rất nhiều điểm tương đồng.

Công trình được làm hoàn toàn bằng khung thép, tường của công trình được ốp tấm tôn bên ngoài để tăng độ thẩm mỹ và ngăn mưa tạt vào lớp tường vách nhẹ bên trong. Công trình khung thép được bao bọc bởi vườn và cây xanh, cộng với màu gỗ của nội thất tạo cho ta cảm giác mọi thứ hòa hợp với nhau tuyệt vời.

An garden Café – Thiết kế: Le House

Các quán cafe hiện nay được áp dụng hệ thống khung thép rất nhiều vào công trình bởi những ưu điểm vượt trội về chi phí và thời gian thi công. Công trình này là một ví dụ điển hình.

Không gian công trình cực kỳ trẻ trung, năng động với hệ khung thép sơn đen, sàn xi măng, tường gạch thô và cây xanh. Nơi đây trở thành một không gian làm việc, thư giãn, trò chuyện tuyệt vời cho bất kỳ ai ghé thăm công trình.

The chapel – Thiết kế: A21 Studio

Đây là công trình Việt Nam đạt giải thưởng danh giá Công trình tiêu biểu của năm do Archdaily (một tạp chí kiến trúc lớn nhất thế giới) thực hiện.

Công trình được làm hoàn toàn từ tôn và thép tái chế, kết hợp với những tấm vải đầy màu sắc tạo ra công trình một sự đơn giản nhưng lại quyến rũ một cách lạ kỳ.

43 Factory Coffee Roaster – Thiết kế: 85 Design

Thêm một công trình tiệm cà phê được đầu tư rất nhiều về thiết kế. Đây cũng là một ví dụ điển hình cho xu hướng sử dụng kết cấu khung thép cho các quán cà phê hiện nay.

Sự tươi mới và không gian rộng rãi mở ra bởi khung thép cực kỳ phù hợp với dạng công trình cần sự năng động, phá cách, trẻ trung và mang nhiều tính kết nối.

Xem thêm: Bảng báo giá thép hộp inox