TCVN 2737:2020 – Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế

Nội dung bài viết

Các tải trọng và tác động do giao thông đường sắt (kể cả đường sắt đô thị), giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, do sóng biển, do dòng chảy, do bốc xếp hàng hóa, do giông lốc, do nhiệt độ, do thành phần động lực của thiết bị sản xuất và phương tiện giao thông… gây ra không quy định trong tiêu chuẩn này mà có thể được lấy theo các tiêu chuẩn hay các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định pháp luật.

Tác động động đất khi thiết kế công trình chịu động đất được lấy theo TCVN 9386-1:2012.

Bạn đang xem: Tcvn 2737 moi nhat

Khi sửa chữa và cải tạo công trình, ngoài các quy định trong tiêu chuẩn này, các tải trọng và tác động còn được xác định trên cơ sở khảo sát thực tế công trình.

Tác động của khí quyển được lấy theo QCVN 02:2009/BXD hoặc theo số liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phân loại tải trọng

Tải trọng được phân thành tải trọng thường xuyên (G), tải trọng tạm thời (Q), tải trọng sự cố (A) tùy theo thời gian tác dụng của chúng. Trong đó, G và Q là các tải trọng tiêu chuẩn (các giá trị tiêu chuẩn của tải trọng); còn tải trọng sự cố A trong tiêu chuẩn này là tải trọng thiết kế.

Đọc thêm: Đinh đóng bê tông là gì? ưu điểm của đinh đóng bê tông

Tải trọng thường xuyên là tải trọng tồn tại trong khoảng thời gian xây dựng và sử dụng công trình mà trong suốt khoảng thời gian đó, sự thay đổi về giá trị độ lớn của tải trọng theo thời gian có thể bỏ qua. Phương và chiều của tải trọng không đổi trong suốt thời gian tác dụng của tải trọng.

Tải trọng thường xuyên G, bao gồm:

a) Trọng lượng các phần của công trình, trong đó có cả trọng lượng của các kết cấu chịu lực, các kết cấu bao che, các bộ phận phi kết cấu …

b) Trọng lượng và áp lực của đất (lấp và đắp), áp lực sinh ra do việc khai thác mỏ …

c) Ứng lực tự tạo hoặc có trước trong kết cấu hay nền móng (kể cả ứng suất trước), các tác động do co ngót và lún không đều …

Xem thêm: Báo giá sàn gỗ

Tải trọng tạm thời Q là tải trọng có thể không có trong một giai đoạn nào đó trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình. Khác với tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời là tải trọng mà theo thời gian sự thay đổi độ lớn không thể bỏ qua.

Tải trọng tạm thời bao gồm: tải trọng tạm thời dài hạn, tải trọng tạm thời ngắn hạn (bao gồm cả tải trọng gió).

Tiêu chuẩn này thay thế tiêu chuẩn “TCVN 2737:1995 – Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế” kể từ ngày …. theo Quyết định số … của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây:

Tham Khảo: Quy trình sản xuất thép xây dựng như thế nào?