Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng chuẩn TCVN 2022

Dựa vào tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng – những khuôn mẫu, tiêu chí cố định chung sẽ giúp cho việc phân bổ, thiết kế không gian nhà hàng được hài hòa, hợp lý và bài trí hút khách nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vậy các tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng được quy định như thế nào và làm sao để tạo nên một không gian nhà hàng ưng ý, đảm bảo thẩm mỹ và công năng sử dụng? Hãy cùng ATZ LUXURY tìm hiểu những vấn đề này ngay bây giờ nhé!

1. Tiêu chuẩn TCVN trong thiết kế nhà hàng là gì?

Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng chính là bộ quy tắc được đưa ra giúp công trình xây dựng được đảm bảo chất lượng, không gian nhà hàng được phân bố hợp lý và hài hòa, tối ưu về công năng sử dụng và tính thẩm mỹ.

Tùy vào từng khu vực nhà hàng và các yếu tố văn hóa, kinh tế,… mà sẽ có những tiêu chuẩn riêng khi thiết kế nhà hàng.

Thiết kế nhà hàng chuẩn TCVN giúp tạo nên một không gian đẹp, cuốn hút, tiện lợi khi sử dụng và làm việc

2. Một số điều chung nhất về tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng

2.1. Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng về sắp xếp công năng sử dụng

Những khu vực chức năng không thể thiếu trong không gian nhà hàng đó là: Khu vực ăn uống, khu vực bếp, kho lưu trữ thực phẩm, khu vực lễ tân, quầy bar thanh toán, khu vực WC,… Tùy vào từng mô hình kinh doanh, loại hình nhà hàng mà có thể thêm một số khu vực chức năng khác vào. Ví dụ: Với nhà hàng buffet – loại mô hình tự phục vụ thì trong tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng buffet cần phải thiết kế thêm quầy buffet để trưng bày các món ăn, thức uống, các dụng cụ ăn uống liên quan để thực khách dễ dàng chọn món và lấy thức ăn. Và tùy vào diện tích nhà hàng mà có thể thiết kế gộp chung 2 khu vực lại với nhau, ví dụ như quầy bar thiết kế chung với quầy thanh toán,…

Và nguyên tắc quan trọng khi thiết kế nhà hàng cần phải nhớ đó là cần phân bổ, thiết kế và bài trí các khu vực chức năng kể trên sao cho hợp lý và khoa học nhằm giúp khách hàng cũng như nhân viên thoải mái và thuận tiện khi sử dụng và làm việc – Đây được coi là một trong những yếu tố chính quyết định đến sự thành công khi kinh doanh

Xem thêm >>> Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng Buffet bạn cần nắm rõ

Tiêu chuẩn Việt Nam về việc phân bổ diện tích các khu vực chức năng bên trong nhà hàng đang được áp dụng rộng rãi đó là nguyên tắc phân bổ 50:30:20. Trong đó:

  • 50 – 60% diện tích là khu vực phục vụ khách hàng ăn uống
  • 30% diện tích là khu vực bếp
  • 10 – 20% diện tích dành cho khu vực kho, WC,…

Thiết kế khu vực ăn uống sát với mặt chính nhà hàng giúp thực khách vừa dùng bữa vừa thưởng thức cảnh quan bên ngoài

Nên ưu tiên bố trí khu vực khách ăn sát với mặt chính của nhà hàng như vậy sẽ mang lại nhiều ưu thế có thể view trực tiếp ra cổng chính, không gian và cảnh quan sân vườn của nhà hàng. Khu vực bếp cần được thiết kế và chia công năng theo dây chuyền một cách hiệu quả. Để đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế nhà hàng thì cần phải tính toán diện tích và sắp xếp bếp và nhà kho sao cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu, thực phẩm, nấu nướng, rửa bát,… được thuận tiện theo một dây chuyền làm việc hiệu quả. Cần sắp xếp khu vực cung ứng thực phẩm gần vị trí của các đầu bếp.

Khu vệ sinh cần được bố trí tách biệt, thiết kế kín đáo để đảm bảo tính thẩm mỹ và không ảnh hưởng đến cảm giác thưởng thức thực phẩm của khách ở khu vực phòng ăn. Giao thông trong nhà hàng cũng cần đảm bảo phải thuận tiện, dễ dàng di chuyển qua lại giữa các khu vực với nhau

2.2. Tiêu chuẩn Việt Nam thiết kế nhà hàng về vật liệu, nội thất, trang thiết bị

Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng TCVN về vật liệu, chất liệu xây dựng và làm nội thất cần phải bền và đẹp, hạn chế tối đa những loại vật liệu kém bền, không chịu được nước và độ ẩm. Tại những vị trí mà tay hay tiếp xúc thì nên ốp đá, gạch men lên bề mặt và sàn nhà để dễ lau chùi, vệ sinh. Đồ nội thất chẳng hạn như bàn ghế nên dùng gỗ thịt, không nên dùng gỗ công nghiệp, giá bát, giá để vật dụng phục vụ nấu nướng nên được thiết kế bằng inox, không sử dụng vật liệu sắt, nhôm để tránh bị han rỉ và sử dụng được lâu dài.

Xem >>> Cách chọn vật liệu bàn ghế trong thiết kế nội thất nhà hàng

Về trang thiết bị dùng trong nhà hàng cần phải đầy đủ, chất lượng tốt, hoạt động ổn định nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như đội ngũ nhân viên nhà hàng khi sử dụng. Hệ thống thông gió, điều hòa cũng cần phải tốt để đảm bảo sự thông thoáng, mát mẻ cho nhà hàng. Hệ thống nước cũng cần phải thiết kế đảm bảo cung cấp đủ nước dùng cho hoạt động thường ngày của nhà hàng và phòng trường hợp hỏa hoạn. Để nhà hàng đạt tiêu chuẩn thì không thể thiếu các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, nhất là ở khu vực bếp. Ở khu vực hành lang nhà hàng cần lắp đặt đầy đủ các biển chỉ dẫn nhà vệ sinh, biển chỉ dẫn thoát hiểm,…

Vật liệu, chất liệu sử dụng trong thiết kế nhà hàng cần đảm bảo các tiêu chí bền và đẹp

3.Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng về kỹ thuật vị trí và công năng sử dụng

3.1. Tiêu chuẩn thiết kế lối vào không gian

Nhiều chủ đầu tư chỉ chú trọng đến nội thất, cơ ngơi bên trong nhà hàng mà bỏ qua hoặc không quan tâm đến thiết kế mặt tiền, khu vực lối vào, vô hình chung sẽ làm giảm đi hiệu quả kinh doanh và ấn tượng của thực khách đối với nhà hàng. Bởi lẽ khu vực mặt tiền, lối vào nhà hàng là vẻ mặt của nhà hàng, là nơi gây ấn tượng đầu tiên cho khách khi đến ăn.

Thiết kế mặt tiền, lối vào nhà hàng cần rộng rãi, đẹp và thật ấn tượng để thu hút sự chú ý của khách, tạo ấn tượng mạnh cho khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tùy vào khung cảnh xung quanh, mô hình và loại hình nhà hàng mà bạn có thể sử dụng biển hiệu, đèn trang trí, mái hiên, cây cảnh, hoa lá,…. để trang trí lối vào và có thể là cả âm nhạc nữa để không gian lối vào thêm phần nhộn nhịp, sống động

3.2. Tiêu chuẩn thiết kế khu vực ăn uống

Khu vực ăn uống chiếm ít nhất 50% tổng diện tích nhà hàng, đây là nơi trực tiếp mang lại doanh thu cho nhà hàng nên cần đặc biệt chú trọng đến thiết kế. Tiêu chuẩn thiết kế khu vực phục vụ khách này cần đảm bảo sự rộng rãi và thoải mái cho khách hàng, Khi thiết kế cần chú ý hài hòa giữa không gian ngồi của thực khách với không gian dành cho việc đi lại. Bởi vì không chỉ có thực khách mà nhân viên nhà hàng cũng cần có khoảng diện tích đi lại xung quanh bàn để phục vụ khách. Do đó đừng nên quá lạm dụng không gian khu vực này để tăng số lượng chỗ ngồi cho thực khách sẽ khiến cho không gian trở nên chật hẹp, bí bách.

Thiết kế khu vực ăn uống cần rộng rãi, thoáng đãng tạo sự thoải mái cho khách hàng khi dùng bữa

Các chuyên gia thiết kế nhà hàng cho biết, 1,2 – 1,4m2/người là tiêu chuẩn m2/người nhà hàng nào cũng nên tuân theo để đảm bảo sự thoải mái và riêng tư cho khách khi thưởng thức bữa ăn của mình cũng như chỗ đi lại thuận tiện cho nhân viên phục vụ.

Ngoài ra, không gian nơi đây cũng cần thiết kế và trang trí sao cho có sự đồng bộ, nhất quán và hài hòa với tổng thể không gian nhà hàng và phong cách thiết kế theo đuổi.

3.3. Tiêu chuẩn thiết kế khu vực quầy bar

Tùy vào diện tích, quy mô, mục đích của nhà hàng mà quầy bar có thể được thiết kế chung với quầy thanh toán hoặc tách rời, phía trước quầy bar có thể có ghế ngồi hoặc không. Yêu cầu đối với khu vực bar cần thiết kế sao cho thu hút, tạo thiện cảm đối với khách hàng.

Kích thước chuẩn của quầy bar là cao từ 1-1,2m, độ rộng của bề mặt quầy bar là khoảng 0,9m để nhân viên có nhiều không gian để đặt ly cốc, vật dụng pha chế và thao tác dễ dàng.

3.4. Tiêu chuẩn thiết kế phòng bếp

Thiết kế khu vực phòng bếp trong nhà hàng cần đảm bảo các tiêu chí: Sạch sẽ, không gian thoải mái, sắp xếp thiết bị, dụng cụ, đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp, tiện lợi cho các đầu bếp, phụ bếp sử dụng, tối ưu công năng ngay cả khi vào những giờ cao điểm của nhà hàng, có như vậy mới kích thích sự sáng tạo cho các đầu bếp và sự nhiệt huyết cho đội ngũ nhân viên.

Bếp nhà hàng tiêu chuẩn cần có các phân khu sơ chế; làm sạch, chế biến nấu nướng, tiếp nhận và ra hàng. Cần thiết kế các phân khu này logic, phối hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt với nhau để tạo ra hiệu quả cao

Để không gian bếp luôn sạch sẽ thì bếp ăn nhà hàng nên sử dụng các thiết bị vật dụng bếp inox để chế biến, bảo quản, nơi sơ chế đồ ăn cần băm, chặt, nhào nặn thì nên dùng các dụng cụ có chất liệu nhẵn, bóng dễ vệ sinh như gỗ, đá,… Bên cạnh đó cần có các loại thùng rác để phân loại những phế phẩm sơ chế và đồ ăn thừa,… Cần có thiết bị bảo quản thực phẩm sống, chín riêng để đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra, nếu nhà hàng phục vụ các món ăn của các vùng miền, châu lục với các phong cách khác nhau thì cần bố trí các khu vực bếp tách nhau ra để không làm ảnh hưởng đến hương vị của từng món. Bên cạnh đó cần phải lưu ý tới hệ thống ánh sáng trong nhà bếp, cần cung cấp ánh sáng vừa đủ để giúp các đầu bếp theo dõi được màu sắc và sự biến đổi của món ăn để tạo ra những món ăn vừa ngon vừa đẹp.

3.5. Tiêu chuẩn thiết kế khu vực thanh toán

Thông thường tại nhà hàng thì quầy bar và quầy thanh toán được thiết kế gộp vào làm một. Khu vực thanh toán không cần quá rộng và nên thiết kế sang trọng để gây ấn tượng tốt với khách hàng.

Chiều cao đạt chuẩn của quầy thu ngân là 1m-1m2 sẽ thuận tiện cho quá trình thanh toán giữa khách hàng và nhân viên nhất.

Thiết kế quầy bar gộp chung với quầy thanh toán là phương án thiết kế giúp tiết kiệm tối đa diện tích cho nhà hàng

3.6. Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh

Bất kể là nhà hàng bình dân hay cao cấp thì cũng không thể thiếu khu vực nhà vệ sinh. Tuy chỉ là một công trình phụ trong nhà hàng nhưng đây lại là một trong những nơi quan trọng đánh giá chất lượng dịch vụ của nhà hàng.

Khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà hàng cần chú ý:

  • Thiết kế ở vị trí mà khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm
  • Khu vệ sinh cần thiết kế sạch, đẹp, trang bị đầy đủ tiện ích, trang thiết bị
  • Nên có nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật
  • Thiết kế hệ thống ánh sáng phù hợp

4. Các tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng phổ biến theo từng loại hình

Tùy vào mô hình, loại hình nhà hàng mà có những tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng khác nhau:

4.1. Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng 1 sao

Tại Việt Nam không có quy định nào về việc gắn sao cho nhà hàng tuy nhiên mặc định trong suy nghĩ của thực khách và người quản lý thì nhà hàng 1 sao là nhà hàng bình dân.

Theo quy ước thì tiêu chuẩn nhà hàng 1 sao vẫn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ, mang đến trải nghiệm thú vị cho khách hàng thông qua các đặc sản ẩm thực, sự tinh tế trong thiết kế,… Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các dịch vụ (ví dụ như dịch vụ tự phục vụ, dịch vụ phục vụ tại quầy,…) còn hạn chế.

Nhà hàng 1 sao thường có thiết kế đơn giản, chú trọng hơn tới công năng

Thiết kế nhà hàng 1 sao đạt chuẩn cần lưu ý đến phong cách thiết kế, tối ưu hóa không gian và công năng sử dụng, không nên bài trí và sử dụng đồ nội thất quá cầu kỳ để tạo ra một không gian nhà hàng bình dân tuy đơn giản nhưng đẹp tinh tế, gây ấn tượng với khách hàng và tiện lợi trong quá trình vận hành hoạt động giúp kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.

4.2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng trong khách sạn

Nhà hàng trong khách sạn có chức năng, nhiệm vụ phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng tại khách sạn – Đây là bộ phận không thể thiếu trong mô hình kinh doanh khách sạn.

Tùy vào hạng sao của khách sạn có mà tiêu chuẩn nhà hàng trong khách sạn sẽ khác nhau. Tại Việt Nam thì các nhà hàng sẽ tự đưa ra số sao theo khách sạn và các bộ phận khác.

Thiết kế nhà hàng trong khách sạn cũng cần đáp ứng được những tiêu chuẩn về thiết kế phòng ăn, phòng tiệc, quầy bar,… cần có sự đồng bộ về kiến trúc và phong cách thiết kế, màu sắc chủ đạo với khách sạn.

Ngoài ra, nhà hàng trong khách sạn cũng cần phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đáp ứng được các yêu cầu về ăn uống, thưởng thức của khách hàng đồng thời đem lại sự phục vụ chuyên nghiệp, tiện nghi nhất cho khách.

Nhà hàng trong khách sạn là một bộ phận kinh doanh quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh của khách sạn đó

4.3. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ăn công nhân

Nhà ăn công nhân được thiết kế theo loại nhà ăn tập thể. Tùy vào số lượng công nhân để thiết kế tổng số chỗ ngồi trong nhà ăn sao cho hợp lý. Đặc biệt khu vực nhà ăn cần bố trí riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo sự thuận tiện trong di chuyển và liên hệ với các khu vực khác. Thiết kế nhà ăn công nhân đạt chuẩn cần đảm bảo các tiêu chí: Thuận tiện trong việc vận chuyển lương, thực phẩm và chế biến, nấu nướng đồng thời vẫn đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản gia công chế biến,…

4.4. Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng 2 sao

Thiết kế nhà hàng 2 sao cần tuân theo những tiêu chuẩn về thiết kế phòng ăn, quầy bar, khu bếp, khu vệ sinh,… để tạo nên một tổng thể không gian kinh doanh chuyên nghiệp, tiện nghi, hiệu quả.

Bên cạnh sự sạch sẽ, tiện ích dịch vụ, thiết kế không gian nội thất bắt mắt thì cũng cần chú ý tới hệ thống ánh sáng, hệ thống thông gió, điện nước,… để tôn lên vẻ sang trọng, hiện đại cho nhà hàng.

Thiết kế một nhà hàng đạt chuẩn cả về diện tích, không gian, công năng sử dụng và tính thẩm mỹ, chuẩn phong thủy đòi hỏi cả ekip thực hiện phải có chuyên môn, tay nghề cao, am hiểu sâu về kiến trúc và nội thất. Đến với nhà thầu nội thất uy tín ATZ LUXURY, với đội ngũ KTS và thợ thi công được đào tạo bài bản, nắm rõ những tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng và với kinh nghiệm lâu năm, khả năng sáng tạo, nắm bắt nhanh xu thế, chúng tôi sẽ giúp bạn tạo nên một không gian ưng ý, đẹp mắt góp phần mang lại sự thành công cho nhà hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0852852386 để được các KTS đầu ngành tư vấn miễn phí cho bạn!

Tìm hiểu thêm

  • 4 Tiêu chí khi chọn công ty thiết kế thi công nội thất nhà hàng
  • Báo giá chi phí thiết kế nội thất nhà hàng 2022

Biên tập: Trần Tâm ( giathep24h.com)