Tiêu chuẩn XDVN TCXD232:1999

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 232:1999

Bạn đang xem: Tcxd 232:1999

HỆ THỐNG THÔNG GIÓ, ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ CẤP LẠNH – CHẾ TẠO, LẮP ĐẶT VÀ NGHIỆM THU

Ventilating, air-conditioning and cooling system – Manufacture, installation and acceptance

1. Những quy định chung

1.1. Thuật ngữ – định nghĩa

1.1.1. Hệ thống thông gió: là các hệ thống thông gió cấp, hút, thải bụi, thải khí độc. Hệ thống bao gồm đường ống, các chi tiết và thiết bị.

1.1.2. Hệ thống điều hòa không khí: gọi tắt là điều hòa không khí là hệ thống xử lí làm mát (hoặc làm nóng) không khí, vận chuyển và phân phối tới nơi cần thiết. Hệ thống bao gồm đường ống, các chi tiết và thiết bị điều hòa.

1.1.3. Ống gió: là các đường ống được chế tạo bằng tấm kim loại, tấm nhựa hoặc nhựa cốt vải thủy tinh…

1.1.4. Mương gió: là các đường dẫn gió làm bằng gạch, bêtông, tấm thạch cao xỉ lò hoặc bêtông xỉ lò v.v…

1.1.5. Các chi tiết của hệ thống thông gió và điều hòa không khí: là các chi tiết như cút, chạc ba, chạc tư, côn, thùng áp lực tĩnh, tấm hướng dòng, mặt bích v.v…

1.1.6. Phụ kiện: là các loại cửa gió, van, chụp, cửa kiểm tra, lỗ đo đạc, giá treo, chống, đỡ v.v…

1.1.7. Bộ phận của hệ thống thông gió và điều hòa không khí: là các buồng xử lí nhiệt ẩm không khí, bộ lọc không khí, ống tiêu âm và bộ phận hút bụi.

1.1.8. Mối nối của ống gió: là những chỗ nối có mặt bích hoặc không có mặt bích của các đoạn ống gió.

1.1.9. Hệ thống làm sạch không khí: là hệ thống xử lí lọc không khí nhằm làm sạch không khí để cấp vào các phòng theo tiêu chuẩn quy định.

1.1.10. Máy lạnh kiểu tổ hợp: là tổ hợp máy làm lạnh, thiết bị ngưng tụ, bốc hơi và các thiết bị bổ trợ được lắp chung trên cùng một đế, hoặc các bộ phận cấp lạnh, cấp nóng và xử lí không khí cùng lắp chung trong một khối như các loại tổ máy nước lạnh, các loại máy điều hòa không khí kiểu tủ, kiểu cửa sổ…

1.1.11. Máy lạnh kiểu đơn lẻ: các bộ phận như máy làm lạnh, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bốc hơi v.v… được lắp đặt riêng rẽ.

1.1.12. Đường ống hệ thống làm lạnh: chỉ chung ống và các chi tiết của hệ thống ống tải lạnh.

1.1.13. Lớp cách nhiệt: là lớp vật liệu cách nhiệt ở bên ngoài hoặc bên trong đường ống của hệ thống điều hòa không khí và đường ống dẫn môi chất lạnh.

1.1.14. Lớp chống ẩm: là lớp vật liệu ngăn cho lớp cách nhiệt không bị ẩm.

1.1.15. Lớp bảo vệ: là lớp vật liệu bọc phía ngoài và có tác dụng bảo vệ lớp cách nhiệt và lớp chống ẩm khỏi bị hư hỏng.

1.1.16. Thiết bị quạt – giàn lạnh cục bộ (Fancoil): là dạng thiết bị bao gồm có quạt và giàn lạnh, dùng để cấp không khí vào phòng. Nguồn lạnh được lấy từ trạm sản xuất nước lạnh trung tâm.

1.1.17. Thiết bị quạt – giàn lạnh trung tâm (AHU): là dạng thiết bị bao gồm có quạt và giàn lạnh. Thiết bị này được nối với hệ thống đường ống dẫn không khí để cấp vào nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Nguồn lạnh được lấy từ trạm sản xuất nước lạnh trung tâm.

1.1.18. Trạm sản xuất nước lạnh trung tâm (Water chiller): là hệ thống làm lạnh nưóc để cấp cho các thiết bị làm mát không khí.

1.1.19. Môi chất lạnh: là hợp chất hoặc hỗn hợp chất dùng để làm lạnh bằng cách biến đổi trạng thái từ thể hơi sang thể lỏng và ngược lại.

1.1.20. Chất tải lạnh: là hợp chất hoặc dung dịch hợp chất để tải lạnh từ môi trường có nhiệt độ thấp đến môi trường có nhiệt độ cao hơn.

1.2. Tiêu chuẩn này dùng cho công tác chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu các hệ thống thông gió, điều hòa không khí trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.

1.3. Các hệ thống thông gió, điều hòa không khí trong các công trình kiến trúc ngầm, trong công nghệ làm lạnh, làm lạnh sâu và các yêu cầu đặc biệt khác phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy phạm liên quan.

1.4. Về kĩ thuật an toàn, bảo vệ môi trường v.v… trong thi công hệ thống thông gió, điều hòa không khí, phải tuân thủ theo các quy định có liên quan khác của Nhà nước.

1.5. Các loại vật liệu, thiết bị, thành phẩm và bán thành phẩm chủ yếu sử dụng trong hệ thống thông gió, điều hòa không khí phải có giấy chứng nhận xuất xưởng hợp lệ hoặc các tài liệu giám định chất lượng.

1.6. Hệ thống thông gió, điều hòa không khí phải được thi công theo đúng bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Khi sửa đổi thiết kế phải có văn bản yêu cầu sửa đổi và phải được bên thiết kế và chủ đầu tư đồng ý.

1.7. Thi công hệ thống thông gió điều hòa không khí phải phối hợp với bên xây dựng công trình và các chuyên môn khác. Sau khi hoàn tất các công việc xây dựng có liên quan đến hệ thống thông gió, điều hòa không khí phải có kiểm tra chung của các bên xây dựng, thiết kế và thi công.

Kiểm tra, hiệu chỉnh và nghiệm thu phải tuân thủ theo đúng trình tự và các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh.

2. Chế tạo ống dẫn không khí (ống gió)

2.1. Quy cách ống gió

2.1.1. Ống gió phải chế tạo theo kích thước quy định trong các bảng 1 và bảng 2. Ống gió tiết diện tròn hoặc chữ nhật đều lấy kích thước ngoài làm chuẩn.

2.1.2. Mối nối các đoạn ống gió phải dùng kiểu tháo ra được, độ dài đoạn ống nên lấy bằng 1,8 ¸ 2,5 mét, riêng đối với ống gió hàn hoặc liên kết bằng bulông có thể dài hơn, nhưng không quá 4 mét,

2.1.3. Khi chế tạo ống gió bằng kim loại, với ống gió tiết diện tròn thì mí ghép nối của các tấm và mối nối các đoạn ống có thể áp dụng mí ghép đơn, ống gió tiết diện chữ nhật có thể áp dụng mí ghép bê góc hoặc mí ghép kép. Ống gió tiết diện tròn có thể áp dụng mí ghép đứng. Chi tiết xem hình 1.

2.1.4. Mặt ngoài ống gió và các bộ phận phải phẳng, cong tròn đều, mạch nối theo chiều dọc phải so le. Khe ghép nối phải kín khít, độ rộng phải đều.

2.1.5. Khi chế tạo ống gió bằng kim loại sai số cho phép của đường kính ngoài hoặc cạnh ngoài như sau:

+ 1mm nếu kích thước cạnh lớn (hoặc đường kính) ống nhỏ hơn hoặc bằng 300mm ;

+ 2mm nếu kích thước cạnh lớn (hoặc đường kính) ống lớn hơn 300mm ;

Sai số cho phép của đường kính trong của mặt bích tròn hoặc cạnh dài trong của mặt bích tiết diện chữ nhật là +2mm, độ không bằng phẳng không được quá 2mm.

Bảng 1. Quy cách ống gió tiết diện tròn

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính ngoài d

Hệ thống cơ bản

Hệ thống bổ trợ

1

2

3

4

80

100

500

90

480

100

500

125

560

110

530

120

560

140

630

130

600

140

630

160

710

150

670

160

700

180

800

170

750

180

800

200

900

190

850

200

900

225

1000

210

950

220

1000

250

1120

240

1060

250

1120

280

1250

260

1180

280

1250

315

1400

300

1320

320

1400

355

1600

340

1500

360

1600

400

1800

380

1700

400

1800

450

2000

420

1900

450

2000

2.1.6. Ghép nối ống gió với mặt bích: Nếu áp dụng cách lật biên, kích thước lật biên phải là 6 ¸ 9mm. Lật biên phải bằng phẳng, không được có lỗ rỗng.

2.1.7. Chế tạo ống gió bằng phương pháp cuốn thì mạch cuốn phải đều đặn và kín, khít.

2.1.8. Bán kính cong và số đốt tối thiểu của ngoặt tiết diện tròn (bán kính tính theo đường trục) phải phù hợp với quy định trong bảng 3.

2.1.9. Bán kinh cong của ngoặt tiết diện chữ nhật phải phù hợp yêu cầu trong hình 2, hình 3 và hình 4. Đối với ngoặt tiết diện chữ nhật có cung tròn phía trong hoặc đường chéo ở trong khi kích thước A lớn hơn hoặc bằng 500mm phải đặt lá hướng dòng.

2.1.10. Chạc ba và chạc tư của ống gió tiết diện tròn thì góc kẹp nên là 15° đến 60°, sai số cho phép của góc kẹp phải nhỏ hơn 3°.

Bảng 2. Quy cách ống gió tiết diện chữ nhật

Kích thước tinh bằng milimét

Kích thước ngoài của tiết diện ống

Kích thước ngoài của tiết diện ống

1

2

125 x 125

630 x 400

160 x 125

630 x 500

160 x 160

630 x 630

200 x 125

800 x 315

200 x 160

800 x 400

200 x 200

800 x 500

250 x 150

800 x 630

250 x 160

800 x 800

250 x 200

1000 x 315

250 x 250

1000 x 400

315 x 150

1000 x 500

315 x 160

1000 x 630

315 x 200

1000 x 800

315 x 250

1000 x 1000

315 x 315

1250 x 400

400 x 200

1250 x 500

400 x 250

1250 x 630

400 x 315

1250 x 800

400 x 400

1250 x 1000

500 x 200

1600 x 500

500 x 250

1600 x 630

500 x 315

1600 x 800

500 x 400

1600 x 1000

500 x 500

1600 x 1250

630 x 250

2000 x 800

630 x 315

2000 x 1000

630 x 400

2000 x 1250

Ghi chú: Đường ống của hệ thống thông gió và điều hòa không khí phải áp dụng kích thước cơ bản. Đối với hệ thống hút bụi có thể áp dụng kích thước cơ bản hoặc kích thước bổ trợ, nhưng trước tiên nên áp dụng kích thước cơ bản, ống gió bao gồm ống thẳng, ngoặt (30o, 45o, 90o), chạc ba, chạc tư, côn đổi tiết diện.

image001.jpg

Hình 1: Các kiểu ghép mí

Bảng 3. Bán kính cong và số đốt tối thiểu của ngoặt tiết diện tròn

Kích thước tính bằng milimet

Đường kính của ngoặt điện tròn

Bán kính cong R

Góc và số đốt tối thiểu của ngoặt

90°

60°

45o

30o

Đốt trong

Đốt ngoài

Đốt trong

Đốt ngoài

Đốt trong

Đốt ngoài

Đốt trong

Đốt ngoài

80 ÷ 220

R = 1 ÷ 1,5D

2

2

1

2

1

2

2

240 ÷ 450

R = 1 ÷ 1,5D

3

2

2

2

1

2

2

480 ÷ 800

R = 1 ÷ 1,5D

4

2

2

2

1

2

1

2

850 ÷ 1400

R = 1 ÷ 1,5D

5

2

3

2

2

2

1

2

1500 ÷ 2000

R = 1 ÷ 1,5D

8

2

5

2

3

2

1

2

image002.jpg

image003.jpg

image004.jpg

Hình 2: Ngoặt tiết diện chữ nhật ở cung tròn ở cả phía trong và ngoài

Hình 3: Ngoặt tiết diện chữ nhật có cung tròn ở phía trong

Hình 4: Ngoặt tiết diện chữ nhật có đường chéo ở phía trong

2.2. Ống gió bằng tôn đen và tôn tráng kẽm

2.2.1. Độ dày tấm tôn để chế tạo ống gió và các chi tiết phải phù hợp với quy định trong bảng 4.

Bảng 4. Độ dày tấm tôn để chế tạo ống gió và các chi tiết

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính hoặc độ dài cạnh lớn ổng gió

Độ dày của tấm tôn

Ống gió thông thường

Ống gió hút bụi

100 ÷ 200

0,50

1,50

220 ÷ 500

0,75

1,50

530 ÷ 1100

0,80

2,00

560 ÷ 1120

1,00

2,00

1250 ÷ 2000

1,20 ÷ 1,50

3,00

1500 ÷ 2000

1,20 ÷ 1,50

3,00

2.2.2. Khi chế tạo ống gió và các chi tiết bằng tôn có độ dày £ 1,2mm có thể dùng phương pháp nối ghép mí, > 1,2mm có thể dùng phương pháp nối hàn, nối lật biên hoặc có thể dùng phương pháp hàn hơi.

Ghi chú: Chế tạo ống gió và các chi tiết bằng tôn tráng kẽm chỉ dùng ghép mí hoặc tán đinh.

2.2.3. Quy cách vật liệu làm mặt bích ống gió phải phù hợp quy định trong bảng 5 và bảng 6. Khoảng cách giữa các bulông và đinh tán không được lớn hơn 150mm.

2.2.4. Liên kết ống gió với mặt bích bằng thép góc khi độ dày thành ống nhỏ hơn hoặc bằng 1,5mm có thể dùng phương pháp lật biên đinh tán. Độ dày thành ống lớn hơn 1,5mm, có thể dùng lật biên hàn điểm hoặc hàn kín theo miệng ống. Liên kết ống gió với mặt bích bằng thép dẹt có thể dùng phương pháp liên kết lật biên.

Bảng 5. Mặt bích ống gió tiết diện tròn

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính ống gió tiết diện tròn

Quy cách vật liệu làm mặt bích

Thép dẹt

Thép góc

£ 140

– 20 x 4

150 ÷ 280

– 25 x 4

300 ÷ 500

L 25 x 3

530 ÷ 1250

L 25 x 4

1350 ÷ 2000

L 40 x 4

2.2.5. Với ống gió tiết diện chữ nhật có cạnh dài ³ 630mm nếu độ dài đoạn ống > 1,2mét thì phải áp dụng biện pháp gia cố tăng cường độ cứng cho thành ống.

2.2.6. Lỗ đo trên ống gió phải được bố trí trước khi lắp ống gió theo yêu cầu của thiết kế. Chỗ ghép nối phải kín khít và chắc chắn.

Bảng 6. Mặt bích ống gió tiết diện chữ nhật

Kích thước tính bằng milimét

Độ dài cạnh lớn ống gió

tiết diện chữ nhật

Quy cách vật liệu làm mặt

bích thép góc

£ 630

L 25 x 3

800 ¸ 1250

L 30 x 4

1600 ¸ 2000

L 40 x 3

2.3. Ống gió bằng thép không gỉ

2.3.1. Độ dày vật liệu để chế tạo ống gió và các chi tiết bằng thép tấm không gỉ phải phù hợp với quy định trong bảng 7.

Bảng 7. Độ dày vật liệu để chế tạo ống gió và các chi tiết bằng thép tấm không gỉ

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính hoặc độ dài cạnh lớn ống gió

Độ dày thép tấm không gỉ

100 ¸ 500

0,50

560 ¸ 1120

0,75

1250 ¸ 2000

1,00

2.3.2. Khi chế tạo ống gió bằng thép tấm không gỉ có độ dày £ 1mm có thể dùng phương pháp ghép mí, > 1mm có thể dùng phương pháp hàn hồ quang điện hoặc hàn hồ quang Argông, không được hàn hơi. Vật liệu hàn phải lựa chọn loại đồng chất với vật liệu cơ bản, cường độ cơ học không được thấp hơn trị số thấp nhất của vật liệu cơ bản.

Khi hàn phải đề phòng xỉ hàn bay ra làm bẩn bề mặt thép, sau khi hàn xong phải làm sạch.

2.3.3. Bề mặt ống gió và các chi tiết bằng thép tấm không gỉ không được có vết cạo hoặc khuyết tật, khi gia công hoặc khi xếp đống phải tránh va vào các vật cứng.

2.3.4. Quy cách vật liệu làm mặt bích của ống gió bằng thép tấm không gỉ phải phù hợp với quy định trong bảng 8.

Bảng 8. Mặt bích thép không gỉ

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính hoặc độ dài cạnh lớn ống gió

Quy cách vật liệu mặt bích

£ 280

– 25 x 4

320 ¸ 560

– 30 x 4

630 ¸ 1000

– 35 x 6

1120 ¸ 2000

– 40 x 8

2.4. Ống gió bằng nhôm là

2.4.1. Độ dày vật liệu để chế tạo ống gió và các chi tiết bằng nhôm lá phải phù hợp với các quy định trong bảng 9.

Bảng 9. Độ dày vật liệu để chế tạo ống gió và các chi tiết bằng nhôm lá

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính hoặc độ dài cạnh lớn ống gió

Độ dày của tấm nhôm lá

100 ¸ 320

1,0

360 ¸ 630

1,5

700 ¸ 2000

2,0

2.4.2. Bề mặt ống gió và các chi tiết bằng nhôm lá không có vết xước, vết vạch khuyết tật.

2.4.3. Khi chế tạo ống gió bằng nhôm là có độ dày thành ống £ 1,5mm có thể áp dụng phương pháp ghép mí, > 1,5mm có thể dùng phương pháp hàn hơi hoặc hàn hồ quang Argông.

Khi hàn phải làm sạch gỉ và các vết bẩn bám trên mặt hàn và đầu que hàn. Hàn xong phải dùng nước nóng rửa sạch xi hàn trên bề mặt mối hàn. Mạch hàn phải chắc chắn, không có các khuyết tật như thiếu đường hàn hoặc có lỗ thủng v.v…

2.4.4. Vật liệu làm mặt bích bằng nhôm phải phù hợp quy định trong bảng 10.

2.4.5. Đối với ống gió bằng nhôm lá nếu dùng mặt bích bằng nhôm góc thì phải liên kết theo kiểu lật biên và cố định bằng đinh tán nhôm. Nếu dùng mặt bích bằng thép góc thì quy cách phải phù hợp với quy định trong bảng 5 và bảng 6, đồng thời phải có lớp chống ăn mòn.

Bảng 10. Mặt bích nhôm

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính hoặc độ dài cạnh lớn ống gió

Quy cách vật liệu làm mặt bích

Nhôm dẹt

Nhôm góc

£ 280

– 30 x 6

L 30 x 4

20 ¸ 560

Xem thêm: Sơn cửa sắt màu gì đẹp? Top 10 màu sơn cửa sắt đẹp nhất 2022

– 35 x 8

L 35 x 4

630 ¸ 1000

– 40 x 10

1120 ¸ 2000

– 40 x 12

2.5. Ống gió bằng tấm nhựa cứng

2.5.1. Độ dày vật liệu để chế tạo ống gió và các chi tiết bằng tấm nhựa cứng và sai số chế tạo cho phép phải phù hợp với quy định trong bảng 11.

2.5.2. Ống gió và các chi tiết bằng tấm nhựa cứng chế tạo bằng phương pháp gia công nóng không được có khuyết tật như bọt khí, hóa than, biến dạng, nứt v.v…

2.5.3. Ống gió và các chi tiết bằng tấm nhựa cứng phải được liên kết bằng hàn nối. Tấm nhựa phải cắt vát cạnh tùy theo độ dày, kiểu mối hàn. Độ vát phải phù hợp với quy định trong bảng 12. Mạch hàn phải đầy, không được có hiện tượng cháy vàng và đứt vỡ. Cường độ mạch hàn không dưới 60% cường độ vật hàn, vật liệu hàn phải đồng chất với vật liệu cơ bản (trừ loại hàn ép nóng).

2.5.4. Quy cách vật liệu làm mặt bích phải phù hợp với các quy định trong điều 2.1.5.

2.5.5. Liên kết ống gió bằng tấm nhựa cứng với mặt bích phải dùng hàn nối, cũng có thể áp dụng kiểu nối qua ống lồng.

Bảng 11. Độ dày tấm nhựa để chế tạo ống gió và sai số chế tạo cho phép

Kích thước tính bằng milimét

Ống gió tiết diện tròn

Ống gió tiết diện chữ nhật

Đường kính

Độ dày tấm nhựa

Sai số cho phép dường kính ngoài

Cạnh lớn

Độ dày tấm nhựa

Sai số cho phép cạnh lớn

100 ¸ 300

3

– 1

120 ¸ 320

3

– 1

360 ¸ 630

4

– 1

400 ¸ 500

4

– 1

700 ¸ 1000

8

– 2

630 ¸ 800

5

– 2

1120 ¸ 2000

6

– 2

1120 ¸ 2000

6

– 2

1600 ¸ 2000

8

– 2

2.5.6. Cự ly khung gia cố ống gió bằng tấm nhựa cứng phải phù hợp với các quy định trong điều 2.2.5, quy cách khung gia cố cũng giống như mặt bích.

Bảng 12. Quy cách miệng vát và mối hàn

Kích thước tính bằng milimét

Kiểu mối hàn

Tên mối hàn

Hình dạng

Độ dày vật liệu

Góc mở của mối hàn ao

Ứng dụng

1

2

3

4

5

6

Mối hàn đối đầu

Hàn chữ V một mặt

image005.jpg

3 ¸ 5

50 ¸ 60

Dùng khi chỉ hàn được một mặt

Hàn chữ V hai mặt

image006.jpg

5 ¸ 8

50 ¸ 60

Dùng cho mối hàn ở các tấm dày

Mối hàn đối đầu

Hàn chữ V hai mặt

image007.jpg

³ 8

50 ¸ 60

Cường độ mối hàn tốt dùng ở mặt bích ống gió và các tấm dày

Mối hàn chống

Hàn chồng

image008.jpg

3 ¸ 10

Dùng để nối ống lồng cứng với ống mềm

Mối hàn vuông góc

Hàn vuông không vát

image009.jpg

6 ¸ 10

Dùng để gia cố ống gió và các chi tiết

Mối hàn đối góc

Hàn chữ V đối góc

image010.gif

3 ¸ 5

50 ¸ 60

Dùng để hàn góc ống gió

Mối hàn đối góc

Hàn chữ V đối góc

image011.gif

5 ¸ 8

50 ¸ 60

Dùng để hàn góc ống gió

Hàn chữ V đối góc

image012.jpg

6 ¸ 15

45 ¸ 55

Dùng để liên kết ống gió với mặt bích

Bảng 13. Mặt bích tròn bằng tấm nhựa cứng

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính ống hàn

Quy cách vật liệu mạt bích

Quy cách bulông mạ kém

Rộng x dày

Đường kính lỗ

Số lượng lỗ

100 ¸ 160

35 x 6

7,5

6

M6 x 30

180

35 x 6

7,5

8

M6 x 30

200 ¸ 220

35 x 8

7,5

8

M6 x 35

250 ¸ 320

35 x 8

7,5

10

M6 x 35

360 ¸ 400

35 x 8

9,5

14

M8 x 35

450

35 x 10

9,5

14

M8 x 40

500

35 x 10

9,5

18

M8 x 40

560 ¸ 630

40 x 10

9,5

18

M8 x 40

700 ¸ 800

40 x 10

11,5

24

M10 x 40

900

45 x 12

11,5

24

M10 x 45

1000 ¸ 1250

45 x 12

11,5

30

M10 x 45

1400

45 x 12

11,5

38

M10 x 45

1600

50 x 15

11,5

38

M10 x 50

1600 ¸ 2000

60 x 15

11,5

48

M10 x 50

Bảng 14. Mặt bích chữ nhật bằng tấm nhựa cứng

Kích thước tính bằng milimét

Độ dài cạnh lớn của ống

Quy cách vật liệu mặt bích

Quy cách bulông mạ kém

Rộng x dày

Đường kính lỗ

Số lượng lỗ

1

2

3

4

5

120 ¸ 160

35 x 6

7,5

3

M6 x 30

200 ¸ 250

35 x 8

7,5

4

M6 x 35

320

35 x 8

7,5

5

M6 x 35

400

35 x 8

9,5

5

M8 x 40

500

35 x 10

9,5

6

M8 x 40

630

40 x 10

9,5

7

M8 x 40

800

40 x 10

9,5

9

M10 x 40

1000

45 x 12

11,5

10

M10 x 45

1250

45 x 12

11,5

12

M10 x 45

1600

50 x 15

11,5

15

M10 x 50

2000

60 x 18

11,5

18

M10 x 60

2.6. Ống gió bằng nhựa cốt vải thủy tinh

2.6.1. Nhựa tổng hợp để chế tạo ống gió theo các yêu cầu chịu axit, chịu kiềm, tự tắt lửa, cho thiết kế quy định. Hàm lượng các phụ gia cho vào nhựa tổng hợp phải phù hợp yêu cầu trong các tài liệu kỹ thuật.

2.6.2. Hàm lượng và quy cách của vải thủy tinh trong nhựa cốt vải thủy tinh phải phù hợp yêu cầu của thiết kế. Vải thủy tinh phải khô ráo sạch sẽ không được có sáp. Đặt vải thủy tinh phải xen kẽ, không trùng lắp.

2.6.3. Độ dày của thành ống gió và các chi tiết phải phù hợp quy định trong bảng 15.

Bảng 15. Độ dày của thành ống gió và các chi tiết bằng nhựa cốt vải thủy tinh

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính ống tiết diện tròn hoặc cạnh lớn của ống tiết diện chữ nhật

Dộ dày của thành ống

£ 200

1,0 ¸ 1,5

250 ¸ 400

1,5 ¸ 2,0

500 ¸ 630

2,0 ¸ 2,5

800 ¸ 1000

2,5 ¸ 3,0

1250 ¸ 2000

3,0 ¸ 3,5

2.6.4. Ống gió bằng nhựa cốt vải thủy tinh giữ nhiệt có thể được chế tạo với thành ống hai lớp, độ dày thành ống phải lấy theo yêu cầu thiết kế, vật liệu chèn giữa hai lớp thành ống có thể là polystirol hoặc giấy xếp tổ ong v.v…

2.6.5. Mặt trong của ống gió và các chi tiết bằng nhựa cốt vải thủy tinh phải trơn nhẵn, mặt ngoài phải bằng phẳng, độ dày đều đặn, rìa mép không có ba vìa, không có các hiện tượng bọt khí, phân tầng, độ đông đặc của chất nhựa phải đạt từ 90% trở lên.

2.6.6. Đường trục của ống gió phải vuông góc với mặt bích. Sai số cho phép độ không bằng phẳng của mặt bích là 2mm.

Quy cách của mặt bích ống gió bằng nhựa cốt vải thủy tinh phải phù hợp với quy định trong bảng 16.

Bảng 16. Mặt bích bằng nhựa cốt vải thủy tinh

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính hoặc cạnh lớn của ống gió

Quy cách rộng x dày

Quy cách bulông

£ 400

30 x4

M8 x25

420 ¸ 1000

40 x6

M8 x30

1060 ¸ 2000

50 x8

M10 x35

2.7. Mương gió bằng gạch, bêtông, tấm thạch cao xỉ lò

2.7.1. Không được nối ống ở các chỗ giao nhau giữa ống gió với tường hoặc sàn.

2.7.2. Mương gió chế tạo bằng tấm thạch cao xỉ lò, bêtông xỉ lò, bằng gạch, bằng bêtông thì kích thước bên trong không được sai lệch quá 3% so với kích thước thiết kế.

2.7.3. Mương gió bằng thạch cao xỉ lò, bêtông xỉ lò phải được ghép bởi các tấm đúc sẵn có độ dày không dưới 35mm.

2.7.4. Tấm đúc sẵn bằng bêtông xỉ lò phải chế tạo bằng bêtông xỉ có mác không dưới 50 và có gia cố bằng lưới thép có mắt lưới 100 x 100mm. Khi lắp ghép phải miết mạch bằng vữa ximăng mác 50 và mạch phải xen kẽ.

2.7.5. Mương gió bằng tấm thạch cao xỉ lò, bêtông xỉ và những bộ phận kim loại tiếp xúc đều phải quét bằng nước ximăng.

2.7.6. Bên trong mương gió bằng gạch, bêtông đúc sẵn phải thật bằng phẳng, không thấm nước. Mương gió nằm ngang phải có độ dốc 0,5 ¸ 1% về phía có chỗ thoát nước.

2.7.7. Mỗi ghép giữa mương gió bằng gạch, bêtông với đường ống và các chi tiết bằng kim loại phải có các chi tiết chờ sẵn, vị trí chính xác và mối nối ghép phải chắc.

3. Chế tạo các phụ kiện của hệ thống ống gió

3.1. Chế tạo các loại cửa gió

3.1.1. Bề mặt cửa gió phải bằng phẳng, sai số cho phép so với kích thước thiết kế không quá 2mm, chênh lệch giữa hai đường chéo của cửa sổ gió không quá 3mm. Sai số cho phép của hai đường kính bất kỳ của cửa gió tiết diện tròn không được lớn hơn 2mm.

3.1.2. Bộ phận điều chỉnh của cửa gió phải linh hoạt, tấm lá cân bằng, không được va chạm vào khung biên.

3.1.3. Cửa gió kiểu tấm cài và kiểu răng lược phải bằng phẳng, rìa hai bên phải trơn nhẵn cài vào dễ dàng, cửa gió kiểu răng lược sau khi lắp ghép xong phải đảm bảo hoàn toàn mở và đóng kín hết mức.

3.1.4. Cự ly của các tấm lá trong cửa gió kiểu nhiều lá phải đều, tâm của trục hai đầu phải trên cùng một đường thẳng. Đinh tán nối cửa gió với khung biên phải chặt.

3.1.5. Cửa gió kiểu tấm lỗ thì tấm lỗ không được có ba via ở cửa lỗ, đường kính và cự li lỗ phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.

3.1.6. Cửa gió quay thì bộ phận hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt, kết cấu chắc chắn.

3.2. Chế tạo các loại van

3.2.1. Van phải được chế tạo chắc chắn, bộ phận điều chỉnh phải linh hoạt, chính xác, tin cậy và phải đánh dấu chiều đóng, mở.

3.2.2. Van nhiều lá thì cánh lá phải khít, cự li đều đặn.

3.2.3. Van phòng hỏa phải phù hợp với yêu cầu sau:

a) Vỏ ngoài không được biến dạng khi chịu lửa, độ dày vỏ không nhỏ hơn 2mm.

b) Trong bất kỳ trường hợp nào bộ phận quay cũng phải quay được dễ dàng và phải chế tạo bằng vật liệu không bị ăn mòn như đồng thau, đồng xanh, thép không gỉ, thép mạ.

c) Cầu chì của van phòng hỏa phải là sản phẩm chính quy đã được kiểm nghiệm, phê chuẩn. Nhiệt độ điều chỉnh phải phù hợp yêu cầu thiết kế, sai số cho phép là – 2oC, cầu chì phải đặt ở phía đón gió của van.

d) Cánh van khi đóng lại phải thật kín khít, đảm bảo ngăn được luồng không khí theo áp suất quy định của hệ thống.

3.2.4. Trục van của van hãm phải linh hoạt, cánh van đóng lại phải kín khít, phím và trụ quay phải chế tạo bằng vật liệu không dễ bị ăn mòn.

3.2.5. Các bộ phận của hệ thống chống cháy nổ phải chế tạo nghiêm ngặt theo yêu cầu của thiết kế, không cho phép thay thế các vật liệu đã được chỉ định.

3.3. Chế tạo chụp hút và các bộ phận khác

3.3.1. Kích thước chế tạo chụp phải chính xác, chỗ nối phải chắc, cạnh vỏ ngoài không được có chỗ nào sắc nhọn.

3.3.2. Hình dạng mũ gió phải theo tiêu chuẩn, trọng tâm của mũ gió quay phải cân bằng.

3.3.3. Các loại cửa của hệ thống ống gió phải thật kín, khít với khung cửa.

3.3.4. Chế tạo ống nối mềm nếu không có yêu cầu của thiết kế thì phải dùng vải bạt loại hai lớp hoặc da giả. Ống nối mềm dùng trong trường hợp vận chuyển không khí ẩm ướt hoặc lắp ở những môi trường ẩm ướt phải dùng loại vải bạt có quét cao su. Khi vận chuyển các chất khí ăn mòn thì ống mềm phải chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn tương ứng (cao su chịu axit hoặc nhựa polyvinil clorit).

3.3.5. Kích thước và độ cong của tấm hướng dòng phải chính xác, không nghiêng lệch, tấm lá tán đinh phải thật chắc chắn.

3.3.6. Giá chống, treo, đỡ phải bằng phẳng, mối hàn phải đầy, chắc, cung tròn của khung bao phải đầy đặn.

4. Chế tạo các bộ phận xử lý không khí

4.1. Buồng xử lý nhiệt ẩm không khí

4.1.1. Bể nước trong ngăn phun xử lí nhiệt ẩm không khí phải đảm bảo không rò rỉ. Dung tích bể phải đảm bảo chứa đủ nước để buồng phun có thể hoạt động ít nhất là 10 ¸ 15 phút. Chiều cao mực nước sao cho phủ kín lưới lọc nước.

4.1.2. Góc gấp của tấm chắn nước phải phù hợp yêu cầu thiết kế, sai số cho phép của độ dài và độ rộng là 2mm. Cự li cánh phải đều, sự liên kết giữa tấm chắn nước với tấm cố định hình lược phải chặt chẽ, hợp lí.

4.1.3. Phải đặt tấm chắn ngập vào trong nước ở chỗ tấm chắn nước tiếp xúc với mặt nước.

Tấm chắn nước lắp ghép phân tầng, mỗi tầng phải đặt một bộ phận ngăn nước. Chi tiết cố định tấm chắn nước phải xử lý chống ăn mòn.

4.2. Bộ lọc không khí

4.2.1. Độ dày và độ chặt của vật liệu lọc trong bộ lọc không khí phải phù hợp yêu cầu thiết kế, khung phải bằng phẳng, vuông góc.

4.2.2. Trước khi lắp tấm nhựa xốp vào bộ lọc phải thông lỗ bằng dung dịch kiềm nồng độ 5%.

4.3. Chế tạo ống tiêu âm

4.3.1. Lựa chọn vật liệu tiêu âm phải phù hợp với yêu cầu chống cháy, chống ăn mòn, chống ẩm.

4.3.2. Tấm đục lỗ của ống tiêu âm phải bằng phẳng. Hàng lỗ phải thẳng, bề mặt trơn nhẵn.

4.3.3. Hệ khung của ống tiêu âm phải chắc chắn, chỗ nối vách ngăn với thành ống phải kín khít.

4.3.4. Vật liệu hút âm đặt bên trong ống tiêu âm phải đều đặn và chắc chắn, bề mặt bằng phẳng.

4.4. Chế tạo bộ phận hút bụi

4.4.1. Sai số cho phép về kích thước của đường kính ống hút bụi tiết diện tròn hoặc cạnh ống tiết diện chữ nhật không được quá 5%. Các mặt trong và ngoài phải bằng phẳng trơn nhẵn.

4.4.2. Đường vào và ra của bộ phận hút bụi phải phẳng, thẳng, ống thải tiết diện tròn phải đồng trục với thân côn ở dưới, lệch tâm không được quá 2mm.

4.4.3. Phần vỏ của bộ phận hút bụi khi lắp ghép phải bằng phẳng, mối nối xen nhau, bề mặt mối hàn không được rỗ lỗ, bọt khí, kẹp vẩy, rạn nứt v.v….

5. Lắp đặt đường ống dẫn không khí (ống gió) và các phụ kiện

5.1. Lắp đặt đường ống gió

5.1.1. Bên trong đường ống gió và buồng xử lí không khí không được đặt dây điện, cáp điện và các loại ống dẫn khí độc hại, khí dễ cháy, dễ nổ và chất lỏng.

5.1.2. Mối nối có thể tháo lắp được của ống gió và các bộ phận khác không được bố trí trong sân và tường.

5.1.3. Lắp đặt ống gió của hệ thống hút khí thải và hút bụi nên tiến hành sau khi đã lắp các thiết bị mà chúng phải phục vụ.

5.1.4. Các chi tiết chờ, chôn sẵn hoặc bulông nở của giá treo, giá đỡ phải ở vị trí chính xác, chắc chắn, các phần chôn chìm thì không được sơn và phải làm sạch hết dầu mỡ.

5.1.5. Khoảng cách của giá treo, chống và đỡ đường ống thông gió không có bảo ôn nếu không có yêu cầu riêng của thiết bị thì phải phù hợp với quy định sau:

a) Lắp đường ống nằm ngang, đường kính hoặc độ dài cạnh lớn của ống gió < 400mm thì khoảng cách không quá 4 mét, ³ 400mm thì cự li không quá 3 mét.

b) Lắp đường ống đứng khoảng các không được > 4 mét nhưng mỗi ống đứng không được ít hơn hai điểm cố định.

5.1.6. Phải có điểm cố định thích hợp để chống rung, lắc cho đường ống gió treo.

5.1.7. Giá treo, chống, đỡ, đường ống gió không được đặt ở những vị trí có cửa gió, cửa van, và cửa kiểm tra. Giá treo không được trực tiếp theo vào mặt bích ống.

5.1.8. Độ dày của gioăng mặt bình lấy bằng 3 ¸ 5mm. Gioăng không được nhô vào trong ống. Êcu của bulông liên kết mặt bích phải nằm về một phía.

5.1.9. Vật liệu làm gioăng mặt bích nếu không có yêu cầu khác của thiết kế thì phải phù hợp với quy định sau:

a) Với đường ống gió vận chuyển không khí có nhiệt độ nhỏ hơn 70oC thì dùng tấm cao su, tấm cao su bọt không lỗ v.v…

b) Với đường ống gió vận chuyển không khí co nhiệt độ nhỏ hơn 70o thì dùng tấm cao su chịu nhiệt.

c) Với đường ống gió vận chuyển chất khí có tính ăn mòn thì dùng tấm cao su chịu axit hoặc tấm nhựa polyvinil clôrite mềm v.v..

d) Với đường ống gió vận chuyển hơi nước ngưng tụ trong sản xuất hoặc không khí ẩm có hơi nước thì dùng tấm cao su hoặc cao su bọt không lỗ.

e) Với ống gió của hệ thống hút bụi thì dùng tấm cao su.

5.1.10. Lắp đặt đường ống gió nằm ngang, chênh lệch độ cao cho phép mỗi mét không quá 3mm. Tổng chênh lệch không quá 20mm.

Lắp đặt ống gió đứng, chênh lệch độ thẳng đứng mỗi mét không quá 3mm. Tổng chênh lệch không được quá 20mm.

5.1.11. Đường ống dẫn hơi nước ngưng tụ trong sản xuất hoặc dẫn không khí âm có hơi nước phải lắp đặt có độ dốc theo đúng yêu cầu kĩ thuật, đáy của đường ống gió không nên đặt các mối nối dọc, nếu có mối nối phải xử lý cho thật kín.

5.1.12. Lắp đặt hệ thống vận chuyển chất khí dễ cháy, dễ nổ hoặc hệ thống thông gió trong môi trường dễ cháy, dễ nổ bắt buộc phải có dây nối đất và nên giảm thiểu chỗ nối.

Đường ống gió vận chuyển chất khí dễ cháy, dễ nổ chạy qua các gian sinh hoạt hoặc các gian phụ trợ khác bắt buộc phải thật kín khít, không được có mối hàn.

5.1.13. Đường ống gió xuyên qua mái nhà phải có chụp che mưa. Ống gió nhô lên cao trên 1,5 mét so với mái nhà có dây chằng cố định. Dây chằng không được cố định vào mặt bích, nghiêm cấm chằng buộc vào kim thu lôi hoặc lưới thu lôi.

5.1.14. Chỗ tiếp xúc của ống gió bằng thép không gỉ với giá đỡ bằng thép thường phải đặt một lớp lót vào chỗ giá đỡ hoặc làm thêm tấm đệm không phải là kim loại.

5.1.15. Liên kết mặt bích ống gió bằng nhôm phải dùng bulông mạ kẽm, ở hai bên mặt bích phải đệm bằng rông-đen mạ kẽm.

5.1.16. Giá đỡ ống nhôm phải mạ kẽm hoặc có quét lớp cách điện chống ăn mòn.

5.1.17. Các loại đường ống gió bằng thép của các hệ thống cấp, hút gió và hút bụi thông thường có thể liên kết không có mặt bích, chỗ đầu nối phải chặt chẽ, chắc chắn.

5.1.18. Lắp ống gió nhựa cần phải phù hợp các quy định sau:

a) Tấm đệm bích nên dùng loại cao su chịu axít hoặc tấm nhựa mềm dày 3 ¸ 5mm. Bulông để nối mặt bích phải có rông-đen bằng thép.

b) Đường ống gió xuyên qua tường hoặc sàn phải có ống lồng ngoài để bảo vệ,

c) Các bộ phận và phụ kiện bằng kim loại dùng cho ống gió phải có lớp chống ăn mòn.

5.1.19. Khi lắp đặt ống gió bằng nhựa cốt vải thủy tinh cần lưu ý để ống gió không được va đập và vặn xoáy đề phòng chất keo bị rạn nứt, Những chỗ bị long hoặc vỏ bị phân tầng, bị hư hại thì phải sửa chữa hoặc thay thế ngay.

5.1.20. Kích thước đường kính trong của ống lồng bằng thép xuyên qua tường hoặc sàn nhà phải lấy chuẩn sao cho có thể lồng được mặt bích và lớp bảo ôn của ống gió, độ dày thành ống không được nhỏ hơn 2mm. Ống lồng phải được chôn chặt vào trong tường, sàn nhà.

5.2. Các phụ kiện

5.2.1. Các loại van của hệ thống ống gió phải lắp đặt ở vị trí thuận tiện thao tác.

5.2.2. Khi lắp van phòng hỏa, chiều và vị trí phải chính xác, cầu chì chỉ lắp vào sau khi hệ thống đã lắp xong.

5.2.3. Các loại cửa gió phải lắp chính xác, thẳng, phẳng, bộ phận quay nhanh nhạy, liên kết chắc chắn với ống gió.

5.2.4. Máng hứng nước ngưng tụ của hệ thống đường ống gió vận chuyển hơi nước ngưng tụ trong sản xuất phải được lắp đặt chắc chắn. Nước ngưng tụ phải được chuyển ra vị trí quy định.

5.2.5. Lắp đặt các chụp hút bụi, chụp xả khi phải bảo đảm đúng vị trí, lắp đặt chắc chắn, giá đỡ không được đặt ở những chỗ vướng cho thao tác.

2.5.6. Lắp đặt ống nối mềm phải chặt chẽ, không được xoắn lệch.

6. Lắp đặt thiết bị của hệ thống thông gió và điều hòa không khí

6.1. Quạt gió

6.1.1. Quạt, động cơ và các bộ phận điều khiển phải bố trí sao cho dễ lui tới để vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa. Tất cả các bộ phận truyền động phải được bảo vệ hợp lí. Khi lắp đặt phải chú ý đặc biệt tới các mối nối liên kết đầu vào và đầu ra của quạt để tránh sự giảm áp lực quá mức hoặc tạo ra dòng không khí quẩn vì chúng có thể gây ảnh hưởng tới sự làm việc của quạt. Đế quạt và các thiết bị chống rung cần được kiểm tra kĩ trước khi lắp đặt.

Xem thêm: đổ trần bê tông siêu nhẹ

6.1.2. Vận chuyển, lắp,đặt quạt thông gió phải tuân theo các yêu cầu sau:

a) Quạt thông gió lắp tổng thể thì khi vận chuyển, cẩu lắp không được buộc dây cẩu vào ổ quay, vỏ máy hoặc nắp ổ trục,

b) Khi cẩu lắp quạt thông gió ở hiện trường thì dây buộc của cẩu không được làm hư hại các bộ phận của quạt. Không được trực tiếp buộc dây cẩu vào ổ quay, cổ trục và vỏ máy.

c) Đối với quạt thông gió để vận chuyển các chất khí ăn mòn, không được làm hư hại các lớp lót bảo vệ bên trong ổ quay và vỏ máy.

6.1.3. Các miệng cửa gió vào và ra của quạt gió phải có giá đỡ riêng và liên kết chặt chẽ với móng máy. Liên kết đường ống gió với quạt gió phải đảm bảo vỏ không bị co kéo mạnh, và không gánh chịu trọng lượng của các bộ phận khác để tránh bị biến dạng.

6.1.4. Bộ phận hở của thiết bị truyền động của quạt gió phải có nắp bảo vệ. Phần miệng vào của quạt gió hoặc ống gió nhô ra ngoài trời phải có lưới bảo vệ hoặc có biện pháp khác để bảo vệ.

6.1.5. Phải chừa các lối đi hợp lí xung quanh khu vực đặt quạt. Nếu đặt quạt trong phòng phải chừa chiều cao không gian hợp lí để đảm bảo xoay chuyển, tháo dỡ, bảo hành máy.

6.1.6. Đối với các quạt li tâm loại lớn khi chuyển đến công trường ở dạng từng bộ phận thì yêu cầu phải có các vỏ bọc chống gẫy, vỡ. Trước khi lắp đặt phải kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận của quạt theo chứng từ xuất xưởng của nhà máy và theo các tài liệu kĩ thuật của thiết bị, bôi trơn lại dầu mỡ trước khi cho chạy thử.

6.1.7. Tháo dỡ, rửa sạch và lắp ráp lại quạt gió phải tuân thủ theo các quy định sau:

a) Tháo vỏ máy, hộp ổ trục và tháo bánh đà ra để rửa sạch. Đối với loại quạt gió truyền động trực tiếp thì có thể không tháo ra rửa.

b) Độ chính xác khi lắp các bộ phận phải phù hợp với yêu cầu trong các tài liệu kĩ thuật của máy.

6.1.8. Đối với quạt gió để vận chuyển không khí ẩm ướt, ở dưới đáy vỏ quạt phải đặt một van xả nước có đường kính 15 ¸ 20mm, phải có một ống xi phông bịt nước.

6.1.9. Sai số lắp quạt thông gió phải phù hợp các quy định trong bảng 17.

Bảng 17. Sai số lắp quạt thông gió

Kích thước tính bằng milimét

Sai lệch trên mặt bằng của đường trung tâm

Cốt cao

Sai lệch trên mật bằng ở giữa bề rộng bánh xe dây curoa

Độ không cân bằng của bánh xe truyền động

Độ đồng tâm

của đường liên trục

Chuyển dịch theo chiều đường kính

Nghiêng lệch theo hướng trục

10

±10

1

0,2/100

0,05

0,2/1000

6.1.10. Chạy thử quạt thông gió

Trước khi chạy thử phải cho dầu nhờn vào khớp nối giữa động cơ điện và guồng cánh quạt ở mức vừa phải và kiểm tra các mục đảm bảo an toàn. Bánh quay thử không có hiện tượng bị chẹt hoặc va chạm, chiều quay của guồng cánh phải đúng. Nhiệt độ cao nhất của trục bi không được quá 70oC, nhiệt độ cao nhất của trục bạc không được quá 80oC.

6.2. Buồng xử lí nhiệt ẩm không khí

6.2.1. Lắp ghép các đoạn của buồng xử lí nhiệt ẩm không khí bằng kim loại phải ngay ngắn, chắc chắn, liên kết kín khít, vị trí chính xác, không được rò rỉ nước ra ngoài.

6.2.2. Cửa kiểm tra ở buồng phun không được phép rò rĩ nước, ống dẫn hoặc máng dẫn nước phải thông suốt, không được tràn ra ngoài.

6.2.3. Khi chuyển các thiết bị gia nhiệt ra công trường để lắp đặt cần chú ý kiểm tra các điểm sau đây:

a) Các bộ gia nhiệt bằng hơi hoặc nước nóng đã được làm sạch bên trong ống. Các bộ phận dễ bị hư hại do các điều kiện khí hậu dã được bảo vệ một cách hợp lí.

b) Trong trường hợp bộ gia nhiệt bằng điện thì tất cả các bộ phận như mối tiếp xúc, dây dẫn, các thanh góp ở bên trong kể cả hộp số điều khiển phải được bọc chống ẩm khi chuyển đến công trường.

c) Đối với các bộ gia nhiệt bằng khí hoặc dầu, các đường ống dẫn vào và ra, buồng đốt và các bộ phận khác đều phải được bảo vệ để chống lại bụi bẩn và ẩm.

d) Đối với những thiết bị dạng khối có quạt đi đồng bộ, tất cả các gối đỡ, neo giữ phải thỏa mãn các yêu cầu đặt ra và quạt phải xoay được một cách tự do, không bị kẹt.

e) Thiết bị gia nhiệt phải được kiểm tra kĩ trước khi lắp đặt xem có xuất hiện những dấu hiệu hư hại, kiểm tra xem có những chỉ dẫn lắp đặt và bảo quản đặc biệt nào không từ phía nhà chế tạo.

Nếu chưa cần lắp đặt ngay thì phải bảo quản chúng ở nơi khô ráo để chống ảnh hưởng tác động của thời tiết.

Các bộ gia nhiệt lớn đòi hỏi phải có đế kê. Đế kê phải được thi công từ vật liệu có độ bền cao và cứng, không cháy. Gối kê phải có cùng cốt ở tất cả các hướng.

6.2.3.1. Các bộ gia nhiệt bằng nước nóng hoặc hơi nước cần được kiểm tra các điểm sau :

a) Có đủ khoảng cách trống, thoáng xung quanh bộ gia nhiệt để làm vệ sinh, tháo dỡ bộ gia nhiệt, sửa chữa các van điều khiển, các bộ thu hơi nước và các bộ phận khác.

b) Có đủ các van trên hệ thống ống nối vào bộ gia nhiệt để cách li, thoát nước và tháo dỡ khi cần. Cần lưu ý khi lắp van điều khiển phải lắp một rắc-co kèm theo để cho phép thực hiện công việc thay thế khi van bị hỏng

6.2.3.2. Bộ gia nhiệt bằng điện khi kiểm tra cần lưu ý các điểm sau:

a) Cần có đủ khoảng trống để tiện cho việc sử dụng, thay thế và sửa chữa các bộ phận của bộ gia nhiệt.

b) Chú ý cách điện an toàn cho các cửa khi mở ra.

6.2.3.3. Các bộ gia nhiệt bằng khí hoặc dầu cần kiểm tra các điều sau:

a) Có khoảng trống cần thiết xung quanh thiết bị gia nhiệt để tiện cho việc sử dụng, sửa chữa và thay thế khi cần thiết.

b) Có một van chặn trên đường ống cấp nhiên liệu.

Không được để một bề mặt dễ cháy nào lộ ra trước các bề mặt nóng của thiết bị đốt hoặc hệ thống ống dẫn khí nóng.

6.2.4. Thiết bị tạo độ ẩm. Nếu thiết bị tạo độ ẩm được đấu với hệ thống thông gió và điều hòa không khí hoặc đường ống thì phải chú ý các điểm sau:

a) Thiết bị tạo độ ẩm phải được bố trí sao cho không gây ảnh hưởng xấu tới thiết bị gia nhiệt trong hệ thống.

b) Ít nhất phải có 1m chiều dài ống thẳng phía dưới hoặc phía sau vòi phun.

c) Máy tạo độ ẩm phải được lắp đặt để bảo đảm rằng nếu có dòng nước tràn hoặc rò rỉ ra thì không có hư hại hoặc phá hủy gì xảy ra. Đặc biệt phải chú ý tới công tác bảo vệ an toàn thiết bị điện.

6.3. Bộ lọc không khí

6.3.1. Lắp đặt bộ lọc không khí loại hiệu quả sơ (lọc thô) và hiệu quả trung (lọc trung bình) phải tiện cho việc tháo dỡ và thay đổi vật liệu lọc. Phải đảm bảo độ kín, khít giữa bộ lọc với khung và giữa khung với kết cấu tường bao của buồng xử lí nhiệt ẩm không khí.

6.3.2. Đối với bộ lọc bằng lưới kim loại thấm dầu trước khi lắp đặt phải rửa sạch, lưới kim loại phải khô rồi mới thấm vào dầu máy.

6.3.3. Đối với bộ lọc thấm dầu tự động trước khi lắp đặt lưới xích phải rửa sạch, bộ chuyển động phải linh hoạt.

6.3.4. Cần lưu ý với tất cả các loại bộ lọc không khí trong quá trình lắp đặt là :

a) Tất cả các ống phải sạch không dính bụi bẩn.

b) Phải đặt bộ lọc đúng hướng của dòng không khí.

c) Hệ thống khung giữ bộ lọc phải thật kín khít để tránh không khí đi vòng quanh bộ lọc.

d) Các chi tiết về điện của các bộ lọc khí tự động, các bộ lọc tĩnh điện phải tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn về điện. Các cửa tạo lối ra vào bộ phận biến áp cao áp và khu vực đặt các dây dẫn mang điện áp cao của các bộ lọc tĩnh điện phải được trang bị các bộ khóa an toàn và được điều khiển bởi một nhân viên có trách nhiệm. Các biện pháp nối đất an toàn phải được thực hiện nghiêm chỉnh đối với các bộ lọc này.

6.4. Bộ tiêu âm và chống rung

6.4.1. Định vị: Cần chú ý khi lựa chọn và bố trí các thiết bị điện và cơ khí để đảm bảo tiếng ồn hoặc chấn động do chúng tạo ra không gây ảnh hưởng cho dân cư sống ở trong nhà có lắp đặt các thiết bị đó hoặc cho dân cư khu vực lân cận.

Đặc biệt chú ý tới cách bố trí các thiết bị nằm ở bên ngoài nhà như các tháp giải nhiệt, các quạt treo ở bên ngoài, các máy điều hòa không khí cục bộ.

Cần chú ý tới việc bố trí các cửa lấy và xả gió ở phía bên ngoài nhà để ngăn chặn các âm thanh ngoài ý muốn từ trong ra hoặc từ ngoài vào.

6.4.2. Lắp dặt bộ phận tiêu âm:

Các loại vật liệu tiêu âm rất dễ bị hư hỏng bởi tác động cơ học và bị phá hủy nghiêm trọng nếu bị ẩm, vì vậy cần phải bảo quản nghiêm ngặt cả trong thời kì bảo quản, lắp đặt và trong thời gian chờ bàn giao.

6.4.3. Lắp đặt bộ phận chống rung:

Các thiết bị chống rung bao gồm lò xo thép, các vật liệu đàn hồi và cao su ở trong các thiết bị cách li. Các loại vật liệu này có thể bị hư hại do tác động cơ học hoặc do các chất lỏng phá hủy như dầu…, vì thế cần thiết phải có sự chú ý bảo vệ.

Các mối nối mềm cần được bảo vệ khỏi sự tác động cơ học. Cần chú ý để ngăn ngừa sự quá tải của các bộ phận chống rung trong quá trình lắp đặt.

6.5. Lắp đặt máy điều hòa không khí dạng tủ

Máy điều hòa không khí dạng tủ gồm hai loại: hợp khối (package) và riêng rẽ (splite). Lắp đặt các loại máy điều hòa không khí dạng tủ cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong chỉ dẫn của nhà chế tạo.

6.5.1. Lắp đặt các bộ phận đặt trong nhà:

6.5.1.1. Kiểm tra trước khi lắp đặt máy: Kiểm tra những sai lệch do vận chuyển và điều chỉnh lại máy, kiểm tra đầy đủ các chứng chỉ của máy.

6.5.1.2. Giá đặt máy chế tạo bằng thép góc phải đảm bảo độ chắc chắn. Bệ máy đủ cao để nối ống lấy không khí bên ngoài vào và không khí tuần hoàn trong phòng.

6.5.1.3. Ống thoát nước ngưng tụ được chế tạo bằng đồng, bằng chất dẻo, bằng thép tráng kẽm phải được bọc cách nhiệt để tránh đọng sương.

6.5.1.4. Nối điện vào máy phải tuân thủ theo sơ đồ nối điện của máy.

6.5.1.5. Sau khi lắp đặt xong cần kiểm tra các điểm sau:

a) Công tắc ở vị trí tắt.

b) Kiểm tra độ kín của đường dây nối, kiểm tra sự an toàn của dây nối đất.

c) Kiểm tra độ vững chắc của máy trên bệ hoặc giá đỡ.

d) Kiểm tra ống thoát nước ngưng tụ, đảm bảo các mối nối đều kín, khít.

e) Kiểm tra cầu chì cấp điện theo yêu cầu của máy.

g) Cấp điện cho máy và theo dõi máy chạy, điều chỉnh máy khi cần thiết.

6.5.2. Lắp đặt bộ phận đặt ngoài nhà

6.5.2.1. Kiểm tra độ sai lệch của máy do vận chuyển, kiểm tra lượng dịch môi chất lạnh nạp sẵn trong máy, nếu như lượng dịch không còn thì phải kiểm tra rò rỉ của đường ống bên trong máy.

6.5.2. Lắp đặt bộ phận đặt ngoài nhà cần tuân thủ các điểm sau:

a) Nếu đặt máy trên mặt đất thì phải đặt trên bệ bêtông cốt thép có độ cao tối thiểu là 100mm, kích thước bệ phải rộng hơn tối thiểu là 50mm mỗi chiều so với kích thước máy.

b) Máy phải được chống rung với bệ bêtông bằng lò xo hoặc đệm cao su.

c) Phía để mở tấm nắp bảo vệ phía sau và đường lấy không khí vào máy phải thoáng, không có vật cản. Hai phía còn lại phải cách cây, tường hoặc cửa sổ tối thiểu là 300mm.

d) Bộ phận bên ngoài phải lắp sao cho nước mưa không trực tiếp chảy vào máy.

e) Khoảng không gian từ miệng thổi ra của máy không bị ngăn cản trong khoảng cách tối thiểu là 1,5 mét.

g) Chiều dài tối đa của đường ống lạnh và chênh lệch độ cao giữa hai bộ phận bên trong và bên ngoài không vượt quá chỉ số quy định trong chỉ dẫn lắp đặt của nhà chế tạo.

h) Đường ống lạnh phải được bọc cách nhiệt đảm bảo.

i) Kiểm tra cân bằng máy sau khi lắp đặt.

6.5.2.3. Công tác nối và hàn ống đồng phải được thực hiện đúng theo quy trình nối và hàn đường ống lạnh. Ống đồng phải sạch, khô ráo. Chỉ được cắt ống đồng bằng dao cắt chuyên dụng. Cần chú ý bảo vệ lớp sơn của máy trong khi hàn ống.

6.5.2.4. Sau khi lắp đặt xong đường ống lạnh phải tiến hành hút chân không đường ống và bộ phận bên trong nhà theo đúng quy trình hút chân không cho máy.

6.5.2.5. Cần tiến hành chạy thử máy từ 2 đến 12 giờ để hệ thống có thời gian ổn định, sau đó kiểm tra quá trình tra dịch môi chất lạnh vào máy.

6.5.2.6. Ống thoát nước ngưng tụ từ máy ra ngoài phải thông suốt và bọc cách nhiệt để tránh đọng sương.

6.5.2.7. Sau khi lắp đặt xong cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống. Phải tiến hành sấy máy nén theo thời gian quy định trước khi chạy toàn bộ hệ thống máy.

6.6. Lắp đặt máy điều hòa không khí cục bộ loại cửa sổ, treo tường hoặc treo trần

6.6.1. Lắp đặt máy điều hòa không khí loại một cục:

6.6.1.1. Kiểm tra và hiệu chỉnh sai lệch của máy do vận chuyển. Kiểm tra các chứng chỉ và chỉ dẫn lắp đặt của máy.

6.6.1.2. Giá đỡ máy phải lắp đặt chắc chắn và cân bằng trên tường hoặc cửa sổ.

6.6.1.3. Vị trí đặt máy phải thoáng, sạch. Cửa lấy không khí ngoài của máy không bị cản trở.

6.6.1.4. Ống thoát nước ngưng tụ từ máy ra ngoài phải đảm bảo thông suốt.

6.6.1.5. Kiểm tra sự cân bằng của máy trên giá đỡ, tiến hành chạy thử máy và điều chỉnh.

6.6.2. Lắp đặt máy điều hòa không khí loại hai cục :

a) Kiểm tra máy theo điều 6.6.1.1.

b) Bộ phận đặt trong nhà phải được lắp đặt chắc chắn vào tường hoặc trần bằng bulông hoặc vít nở.

c) Bộ phận đặt ngoài nhà phải đặt trên giá đỡ chắc chắn và cân bằng. Miệng thổi của máy không bị cản trở.

d) Hệ thống đường ống đồng nối bộ phận bên trong và bên ngoài phải được lắp đặt đúng theo quy trình lắp đặt đường ống lạnh. Khoảng cách, chênh lệch độ cao giữa hai bộ phận bên trong và bên ngoài không được lớn hơn chỉ số quy định trong chỉ dẫn lắp đặt của nhà chế tạo.

e) Hệ thống đường ống lạnh phải được bọc cách nhiệt đảm bảo.

g) Ống thoát nước ngưng tụ phải đảm bảo thông suốt và xả vào nơi quy định.

6.7. Lắp đặt các thiết bị quạt – giàn lạnh cục bộ (Fancoil) và quạt – giàn lạnh trung tâm (AHU)

Các thiết bị quạt – giàn lạnh cục bộ (Fancoil) và quạt – giàn lạnh trung tâm (AHU) chỉ bao gồm có quạt gió và giàn lạnh. Nước lạnh cấp cho chúng được lấy từ trạm sản xuất nước lạnh trung tâm (Water chiller). Lắp đặt Water chiller và tháp giải nhiệt xem trong phần lắp đặt thiết bị lạnh.

6.7.1. Lắp đặt thiết bị quạt – giàn lạnh cục bộ (Fancoil) trên tường hoặc trần phải bảo đảm chắc chắn. Cần kiểm tra kĩ các mối nối của đường ống cấp và tuần hoàn nước lạnh vào thiết bị. Khi lắp đặt cần tuân thủ các chỉ dẫn ở điều 6.5.1.

6.7.2. Lắp đặt thiết bị quạt – giàn lạnh trung tâm (AHU) cần tuân thủ theo các quy định của điều 6.5.1. Cần kiểm tra kĩ các mối nối của đường ống cấp và tuần hoàn nước lạnh. Lắp đặt hệ thống đường ống dẫn không khí phải tuân thủ theo các quy định trong chương 5. Lắp dặt hệ thống đường ống cấp và tuần hoàn nước lạnh phải tuân thủ các quy định trong điều 7.3 trong phần lắp đặt hệ thống lạnh.

7. Lắp đặt hệ thống lạnh

7.1. Các quy định chung

7.1.1. Chương này áp dụng cho loại máy lạnh tổ hợp dùng cho điều hòa không khí trung tâm.

Máy làm lạnh kiểu nén hơi trong tiêu chuẩn này chỉ bao gồm hai loại là máy nén kiểu píttông và máy li tâm có môi chất lạnh Là Amôniắc hoặc Freon.

7.1.2. Khi lắp máy lạnh đơn lẻ phải tuân thủ các quy phạm lắp đặt thi công cơ giới

Lắp đặt máy nén làm lạnh kiểu vít xoắn và máy làm lạnh kiểu hấp phụ v.v… phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy phạm có liên quan hiện hành.

7.2. Lắp đặt máy lạnh

7.2.1. Kiểm tra khi mở thùng máy lạnh.

a) Căn cứ vào phiếu đóng thùng và các chứng chỉ khác để đối chiếu kiểm tra kiểu loại, quy cách, các chi tiết, bộ phận, tài liệu đi kèm và dụng cụ chuyên dụng.

b) Kiểm tra tình trạng bề mặt máy chính, các chi tiết, các bộ phận có bị khuyết tật hoặc hoen gỉ không.

c) Kiểm tra bọc dầu có đầy đủ không. Sau khi mở thùng hàng kiểm tra xong thiết bị phải được bảo vệ an toàn.

7.2.2. Chỉ sau khi móng máy đã đạt cường độ, bề mặt bằng phẳng, vị trí, kích thước, cốt cao độ của các lỗ và các chi tiết chờ phù hợp yêu cầu kĩ thuật thì mới được lắp máy.

7.2.3. Vận chuyển và cẩu lắp máy lạnh phải đảm bảo các quy định sau:

a) Phải kê bằng phẳng để đặt thiết bị trước khi lắp, đề phòng bị biến dạng hoặc ẩm ướt.

b) Thiết bị phải được neo buộc chắc chắn, các điểm chịu lực phải cao hơn trọng tâm thiết bị để tránh bị nghiêng lệch.

c) Khi lắp đặt tổ máy có đế chung thì các điểm chịu lực không được là cho đáy tổ máy bị vặn vẹo, biến dạng.

d) Chỗ tiếp xúc giữa thiết bị và dây treo phải được lót bằng các vật liệu mềm để tránh cho thiết bị, vỏ máy, đường ống, đồng hồ, các phụ kiện khác khỏi bị xây xước hoặc bong sơn.

7.2.4. Khi lắp đặt máy lạnh, các phần việc như vạch tuyến, bulông chân, sắt kê, đổ bê tông đều phải tuân theo các quy định trong các quy phạm có liên quan khác.

7.2.5. Độ không cân bằng theo các chiều ngang, dọc của thân máy không được lớn hơn 0,2/1000. Vị trí đo đạc phải ở phần nhô ra của trục hoặc ở các bề mặt cơ bản khác. Đối với tổ máy có đế chung phải lựa chọn vị trí thỏa đáng trên thân máy để làm mặt chuẩn.

7.2.6. Công tác tháo và rửa sạch máy lạnh phải phù hợp với các quy định sau:

a) Máy làm lạnh kiểu píttông bọc bằng dầu, nếu còn trong thời hạn quy định của tài liệu kĩ thuật mà mặt ngoài vẫn hoàn chỉnh, thân máy không bị tổn thương hoen gỉ thì có thể tháo nắp xilanh, pittông, thành trong của xilanh, van hút xả khí, hộp trục cong v.v… rửa sạch sẽ. Hệ thống dầu phải thông suốt, kiểm tra độ vặn chặt của các chi tiết, thay dầu nhờn trong hộp trục.

Nếu ngoài thời hạn quy định của tài liệu kĩ thuật hoặc khi vỏ máy bị tổn thương, hoen gỉ thì phải kiểm tra lại toàn bộ dựa theo các quy định của tài liệu kĩ thuật để tháo ra bảo dưỡng, điều chỉnh khe hở giữa các bộ phận. Tất cả các việc trên phải được ghi chép thành biên bản.

b) Tổ máy có bảo hộ bằng thể khí trong thời hạn quy định của tài liệu kĩ thuật, nếu bên ngoài vẫn tốt và áp lực bịt kín không thay đổi thì không phải rửa ở bên trong, chỉ làm sạch bên ngoài, khi cần phải rửa thì tuyệt đối tránh không để hơi nước lọt vào.

c) Phải kiểm tra và rửa sạch van cầu nổi và bộ lọc trong hệ thống làm lạnh.

7.2.7. Các thiết bị phụ trợ của máy làm lạnh trước khi lắp đặt phải thổi sạch các loại bụi bẩn, đảm bảo cho thành trong được sạch sẽ.

Các thiết bị phụ có chịu áp lực nếu có đủ các chứng chỉ hợp chuẩn thì không cần thử áp lực.

7.2.8. Công tác lắp đặt các thiết bị phụ trợ phải phù hợp với các quy định sau:

a) Vị trí lắp đặt phải chính xác, các đường nối phải thông.

b) Độ không thẳng đứng của thiết bị đứng, độ không nằm ngang của thiết bị nằm ngang không được vượt quá 1/1000.

c) Thiết bị ngưng tụ nằm, thiết bị bay hơi, bình chứa thể lỏng phải dốc về phía dồn dầu, độ dốc phải là 1/1000 ¸ 2/1000.

7.2.9. Thiết bị làm lạnh kiểu trực tiếp thì bề mặt phải sạch sẽ, hoàn chỉnh. Khi lắp không khí và chất làm lạnh phải chạy ngược chiều hoặc vuông góc với nhau, khe hở xung quanh bộ làm lạnh phải được bịt kín, nước ngưng tụ phải được thải ra thông suốt.

7.2.10. Lắp đặt tháp giải nhiệt

a) Tháp giải nhiệt phải được lắp ổn định chắc chắn.

b) Hướng và vị trí của miệng ống ra nước và miệng phun phải chính xác, nước phun phải đều. Tháp làm lạnh có bộ phun nước quay thì bộ phận quay phải thật linh hoạt, cửa ra của vòi nước phải nằm ngang, chiều phải thống nhất, không được quặt vuông góc xuống.

c) Tháp thải nhiệt bằng nhựa cốt vải thủy tinh hoặc dùng chế phẩm nhựa để làm vật liệu nhồi vào thì phải chấp hành nghiêm ngặt các quy định về phòng hỏa.

7.3. Lắp đặt đường ống hệ thống làm lạnh

7.3.1. Phải rửa sạch đường ống, van và các chi tiết trước khi lắp đặt :

a) Trước khi lắp đặt các ống phải rửa sạch rỉ và chất bẩn ở thành trong, thành ngoài và bảo đảm cho thành ống khô ráo.

b) Van phải được rửa sạch sẽ, nếu có chứng chỉ hợp chuẩn của sản phẩm, miệng ra, miệng vào được bịt kín và còn trong thời hạn quy định thì có thể không cần tháo ra để rửa.

7.3.2. Thử áp suất riêng rẽ cho van đường ống dẫn môi chất lạnh:

a) Van đường ống dẫn môi chất lạnh nếu vẫn phù hợp với quy định trong điều 7.3.1: không bị tổn thương, không bị gỉ thì có thể không phải làm thử nghiệm áp suất và độ kín khít, nếu không phù hợp phải làm thử nghiệm lại.

b) Áp suất thử nghiệm có cường độ bằng 1,5 lần cường độ của áp suất quy ước. Ấp suất thử nghiệm độ kín khít đúng bằng áp suất quy ước. Sau khi thử nghiệm hợp chuẩn rồi phải giữ cho thân van khô ráo.

7.3.3. Lắp đặt đường ống dẫn môi chất lạnh.

a) Đường ống dẫn dịch môi chất lạnh không được lắp ngược lên theo hình image013.jpgđể tránh hiện tượng hình thành túi khí. Đường ống dẫn hơi môi chất lạnh không được lắp vòng xuống theo hình image014.jpgđể tránh hiện tượng hình thành túi thể lỏng.

b) Trên đường ống dẫn dịch môi chất lạnh các ống nhánh nên nối với ống chính ở phía đáy hoặc bên cạnh ống.

c) Đường ống xuyên qua tường hoặc sàn phải có ống lồng bằng thép, mạch hàn không được để trong ống lồng. Khe hở giữa đường ống với ống lồng phải nhồi kín bằng vật liệu cách nhiệt hoặc vật liệu không cháy.

d) Khi lắp đặt đường ống nối giữa các thiết bị phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật về độ dốc và chiều dốc của đường ống.

e) Đoạn cuối ống đặt van an toàn nên làm thành hình image015.jpghoặc hình image016.jpg,cửa xả phải đặt đúng nơi quy định. Giữa van an toàn với thiết bị nếu có đặt van chặn thì trong khi vận hành phải hoàn toàn để mở và có kẹp chì.

g) Cút và chạc ba của đường ống chất tải lạnh phải phù hợp với các quy định sau:

+ Bán kính uốn cong của cút nên lấy bằng 3,5D ¸ 4D, độ elíp không được quá 8%. Không được sử đụng cút hàn và cút bị gấp nếp.

+ Chế tạo ống chạc ba và ống nhánh sao cho khi nối với đường ống chính tạo thành hình cung 90° cong theo chiều di chuyển của môi chất lạnh, không được sử dụng loại ống cong với bán kính bằng 1D hoặc 1,5D.

h) Lắp đặt đường ống trong hệ thống Freon cần phải phù hợp với các quy định sau

+ Bề mặt của mặt cắt ống đồng phải bằng phẳng, trơn nhẵn, không được gai sờm hoặc lồi lõm. Sai số cho phép về độ không bằng phẳng của mặt cắt là 1% của đường kính ống.

+ Ống đồng và ống hợp kim có thể uốn nóng hoặc uốn nguội, độ elíp không được lớn hơn 8%.

+ Miệng ống đồng sau khi lật biên xong phải đảm bảo đồng tâm, không được có khe nứt, phân tầng và các khuyết tật khác.

+ Ống đồng có thể hàn nối, hàn lồng ghép và hàn có ống lồng, trong đó nếu hàn lồng ghép thì độ dài lồng ghép không được ít hơn đường kính ống, hướng mở rộng ống phải thuận theo chiều của chất chuyển động trong ống.

+ Nhiều nhóm ống ghép theo dãy song song thì bán kính uốn cong phải bằng nhau, cự li, chiều dốc, độ dốc phải thống nhất.

7.3.4. Hình thức, vị trí, khoảng cách, độ cao của giá chống, đỡ, treo đường ống phải phù hợp với yêu cầu kĩ thuật. Đường ống hút, thải nối với máy nén khí phải có giá đỡ riêng biệt. Đường ống đồng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 20mm ở chỗ cửa van v.v… phải có giá đỡ. Khi đường ống đặt song song trên và dưới thì đường ống nước lạnh phải đặt ở dưới.

Giữa đường ống có bảo ôn với giá chống, treo, đỡ phải có đệm gỗ đã qua phòng chống mục mọt để ngăn cách, độ dày đệm gỗ phải dày bằng độ dày lớp cách nhiệt, độ rộng bằng với độ rộng của giá đỡ, bề mặt phải bằng phẳng.

7.3.5. Lắp đặt van và các chi tiết:

a) Vị trí, phương, chiều và độ cao khi lắp đặt van phải phù hợp yêu cầu kĩ thuật, không được ngược chiều.

b) Khi lắp van chặn có tay cầm thì tay cầm không được hướng xuống dưới. Đầu các van điện từ, van điều tiết, van nở nhiệt, van hãm kiểu lên xuống đều phải thắng đứng lên trên.

c) Vị trí lắp đặt van điều tiết nhiệt và đầu cảm ứng nhiệt phải đảm bảo chính xác theo yêu cầu kĩ thuật. Đầu cảm ứng phải được tiếp xúc tốt với đường ống và được bọc cách nhiệt đảm bảo.

8. Chống ăn mòn và cách nhiệt cho hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh

8.1. Chống ăn mòn

8.1.1. Trước khi phun lớp sơn lót vào đường ống, đường ống phải được làm sạch gỉ, bụi bẩn bám trên bề mặt và phải giữ cho khô ráo.

81.2. Quá trình sơn không được thực hiện trong môi trường nhiệt độ thấp hoặc ẩm ướt.

8.1.3. Loại thép tấm mỏng trước khi chế tạo đường ống kiểu ghép mí phải quét một lớp sơn chống gỉ.

8.1.4. Phun, quét sơn phải làm cho màng sơn đều và mỏng, không được có các khuyết tật như sơn sót, không đều, đóng cộm, nhăn nheo, lẫn tạp chất.

8.1.5. Xử lí chống ăn mòn cho giá treo, chống, đỡ phải làm tương tự như cho đường ống gió và các đường ống khác.

8.1.6. Sau khi lắp đặt xong toàn bộ hệ thống, phải sơn lại lớp sơn cuối cùng cho các phần lộ ra ngoài.

8.1.7. Sơn chống ăn mòn cho đường ống hệ thống thông gió, điều hòa không khí bằng bản thép mỏng nếu không có yêu cầu riêng của thiết kế thì có thể tham khảo theo quy định trong bảng 18.

8.1.8. Sơn hệ thống làm sạch không khí, nếu không có yêu cầu riêng của thiết kế thì có thể tham khảo theo bảng 19.

8.1.9. Phân loại, số nước, màu sắc, kí hiệu… khi sơn đường ống của hệ thống làm lạnh phải phù hợp yêu cầu thiết kế. Nếu thiết kế không có yêu cầu thì đường ống dẫn môi chất lạnh (trường đường ống kim loại màu) có thể tham khảo theo quy định trong bảng 20.

8.1.10. Đường ống thông gió bằng nhựa lắp ở ngoài nhà nên quét hai nước sơn bột nhôm.

Bảng 18. Sơn bản thép mỏng

TT

Chất khí chạy trong đường ống

Loại sơn

Số lượt sơn

1

Không khí không có bụi và nhiệt độ không lớn hơn 70°C

Mặt trong quét sơn lót chống gỉ

Mặt ngoài quét sơn lót chống gỉ

Mặt ngoài quét sơn mặt (đã pha trộn)

2

1

2

2

Không khí không có bụi và nhiệt độ > 70oC

Mặt trong và mặt ngoài đều quét sơn chịu nhiệt

2

3

Không khí có hạt bụi hoặc bột mạt

Mặt trong quét sơn lót chống gỉ

Mặt ngoài quét sơn lót chống gỉ

Mặt ngoài quét sơn mặt

1

1

2

4

Không khí có chất ăn mòn

Mặt trong và mặt ngoài quét sơn chịu axít

Mặt trong và mặt ngoài quét sơn mặt chịu axít

³ 2

³ 2

Ghi chú: Ống gió phải giữ nhiệt khi mặt ngoài không sơn chất kết dính thì nên quét 2 nước sơn chống gỉ.

Bảng 19. Sơn đường ống hệ thống làm sạch không khí

STT

Vị trí trong hệ thống

Vật liệu

Loại sơn

Số lượt

1

2

3

4

5

1

Ống cấp và ống hút gió ở phía trước bộ lọc hiệu quá trung

Thép tấm mỏng

Mặt trong

Sơn lót dạng Alcol axít

Sơn từ dạng Alcol axít

2

2

Mặt ngoài

Giữ nhiệt – Sơn lót chống gỉ

Không giữ nhiệt:

2

– Sơn lót chống gỉ

1

– Sơn hỗn hợp

2

2

Ống cấp gió ở sau bộ lọc hiệu quả trung và ở phía trước bộc lọc hiệu quả cao

Thép tấm mạ kẽm

Thường không sơn

Thép tấm mỏng

Mặt trong

Sơn lót dạng Alcol axít

Sơn từ dạng Alcol axít

2

2

Mặt ngoài

Giữ nhiệt – Sơn lót chống gỉ

Không giữ nhiệt:

2

– Sơn lót chống gỉ

1

– Sơn hỗn hợp

2

3

Ống cấp gió ở sau bộ lọc hiệu quả cao

Thép tấm mạ kẽm

Mặt trong

Sơn lót dạng Alcol kẽm

Sơn mặt (sơn từ, sơn hỗn hợp)

Mặt ngoài

Thường không sơn

Bảng 20. Sơn đường ống lạnh

Loại đường ống

Loại sơn

Số lượt sơn

Hệ thống hạ áp

Lớp cách nhiệt dùng hắc ín làm chất kết dính

Sơn hắc ín

2

Lớp cách nhiệt không dùng hắc ín làm chất kết dính

Sơn lót chống gỉ

2

Hệ thống cao áp

Sơn lót chống gỉ

2

Sơn màu

2

8.2. Cách nhiệt đường ống gió.

8.2.1. Đường ống, các chi tiết và thiết bị chỉ sau khi đã kiểm nghiệm chất lượng hợp chuẩn rồi mới được làm lớp cách nhiệt.

8.2.2. Lớp cách nhiệt phải bằng phẳng, kín, chắc, không được có khuyết tật như khe nứt, khe hở.

8.2.3. Nếu dùng vật liệu kết dính để liên kết lớp cách nhiệt thì phải phù hợp các quy định sau:

a) Vật liệu kết dính phải quét đều trên bề mặt đường ống và thiết bị. Tấm cách nhiệt phải dính chặt vào đường ống và thiết bị.

b) Khe nối ngang và đọc của tấm cách nhiệt phải so le nhau.

c) Sau khi dán tấm cách nhiệt phải có bao bó hoặc buộc chặt, chỗ bao bó chồng tiếp lên nhau phải đều và chặt, bao bó không được làm hỏng lớp cách nhiệt.

8.2.4. Nếu dùng vật liệu cuộn hoặc vật liệu rời để cách nhiệt cho ống thông gió và thiết bị thì độ dày của vật liệu phải đều, bó chặt, không được để cho vật liệu rời lộ ra ngoài.

Ghi chú : Hệ thống làm sạch không khí không được dùng vật liệu rời chưa gia công để cách nhiệt.

8.2.5. Dùng vải thủy tinh, vải nhựa làm lớp cách nhiệt phải chồng nối đều đặn, độ chặt như nhau.

8.2.6. Dùng giấy dầu bọc lớp cách nhiệt, chỗ chồng nhau phải thuận chiều nước chảy, lấy hắc ín để dán lại rồi buộc chặt, không được bong ra.

8.2.7. Dùng tấm thép mỏng để làm lớp bảo vệ cho ống gió ở ngoài nhà thì mạch nổi phải thuận theo chiều nước chảy để tránh nước rỉ vào.

8.2.8. Lớp cách nhiệt ống gió trong phạm vi 800mm phía trước và phía sau bộ gia nhiệt bằng điện phải làm bằng vật liệu không cháy.

8.3. Cách nhiệt đường ống và thiết bị hệ thống lạnh

8.3.1. Chỉ được làm lớp cách nhiệt cho đưòng ống sau khi đã làm xong các công việc thử nghiệm toàn đường ống, bơm đầy đủ môi chất lạnh, kiểm tra rò rỉ và xử lí chống gỉ.

8.3.2. Lớp cách nhiệt ở chỗ có van và mặt bích phải làm riêng biệt để khi cần có thể tháo rời ra được.

8.3.3. Thi công lớp cách nhiệt phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Chất liệu và quy cách vật liệu cách nhiệt phải phù hợp với yêu cầu kĩ thuật, phải dán chặt, rải đều, buộc chặt, không bị trơn tuột, bị lỏng, bị đứt.

b) Lớp vỏ bọc ngoài lớp cách nhiệt bằng vật liệu cứng hoặc nửa cứng phải kín khít, khe hở giữa các mối nối không được quá 2mm và phải dùng chất kết dính để dính liền lại, các khe ngang phải so le. Khi lớp cách nhiệt có độ dày lớn hơn 100mm thì lớp cách nhiệt phải dán làm hai tầng, giữa các tầng phải ép chặt.

c) Lớp cách nhiệt bằng chất liệu rời và chất liệu mềm, phải ép chặt thể tích lại cho đạt quy định về dung trọng. Khi buộc các loại vật liệu giấy tẩm vào đường ống phải đảm bảo không có khe hở ở các mối nối.

8.3.4. Thi công lớp chống ẩm phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Lớp chống ẩm phải dính chặt lên lớp cách nhiệt, phải bọc thật kín, không được có các khuyết tật như thiếu hụt, phồng khí, gãy gấp, rạn nứt v.v…

b) Lớp chống ẩm phải được đặt từ phía đầu thấp lên dần phía đầu cao của đường ống. Mối nối giữa hai lớp theo chiều ngang phải đạt sao cho lớp phía trên phủ kín lớp phía dưới, khe nối theo chiều dọc phải dể bên cạnh đường ống.

c) Khi dùng vật liệu cuộn để làm lớp chống ẩm có thể dùng kiểu cuốn xoắn ốc để cuốn phía trên lớp cách nhiệt, mép chồng tiếp giáp của vật liệu cuộn nên là 30 ¸ 50mm.

d) Dùng giấy dầu để làm lớp cách ẩm có thể làm bằng cách bao cuốn lại, mép chồng nối của vật liệu cuộn là 50 ¸ 60mm.

8.3.5. Thi công lớp bảo vệ phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Thi công lớp bảo vệ không được làm hỏng lớp chống ẩm.

b) Chế tạo và xử lí chống ăn mòn lớp bảo vệ bằng kim loại phải phù hợp với yêu cầu thiết kế, như phải nối chồng lên nhau, chỗ chồng tiếp nên bằng 30 ¸ 40mm. Chỗ chồng tiếp làm chặt bằng đinh vít tự căng, đinh tán kéo và buộc chặt.

c) Lớp bảo vệ làm bằng vật liệu quét thì tỉ lệ pha trộn vật liệu phải chính xác, độ dày phải đều đặn, bề mặt phải nhẵn phẳng, không có khe nứt.

8.3.6. Các chỗ đầu của lớp cách nhiệt phải được xử lí kín khít.

9. Thử nghiệm hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh

9.1. Thử nghiệm kiểm tra hệ thống ống dẫn không khí

9.1.1. Cần thử độ kín khít của từng đoạn ống, nhánh ống của từng hệ thống (có thể dùng khói để kiểm tra).

9.1.2. Chỉ sau khi kiểm tra độ kín khít mới được bọc cách nhiệt cho đường ống.

9.1.3. Chạy thử để thổi bỏ tạp chất, bụi bẩn trong đường ống.

9.1.4. Thời gian chạy quạt gió không ít hơn 2 giờ.

9.1.5. Kiểm tra các mục đảm bảo an toàn, kiểm tra bánh xe công tác, cánh quạt không có hiện tượng va quệt, chiều quay chính xác. Nhiệt độ cao nhất ở trục bi không được quá 70oC, nhiệt độ cao nhất ở trục bạc không lớn hơn 80°C.

9.2. Thử nghiệm kiểm tra đường ống hệ thống lạnh

9.2.1. Công việc thử nghiệm cần được tiến hành với từng nhánh ống, đoạn ống của hệ thống.

9.2.2. Trước khi thử nghiệm độ kín khít của đường ống, phải thực hiện việc thổi bỏ tạp chất và bụi bẩn trong đường ống bằng bình khí trơ (N2).

9.2.3. Thử độ kín khít với áp suất lớn hơn 1,5 lần áp suất làm việc cao nhất và không được nhỏ hơn 4 kG/cm2. Sau thời gian không ít hơn 30 phút, áp suất trong đường ống không được giảm.

9.2.4. Thử áp suất riêng cho van đường ống lạnh :

+ Nếu những quy định về an toàn cho van không bị vi phạm, thì có thể không phải làm thử nghiệm cường độ và độ kín khít.

+ Áp suất thử nghiệm hệ thống đường ống lạnh và độ kín khít phải theo điều (b) của mục 7.3.2.

9.2.5. Chỉ sau khi thử nghiệm độ kín khít mới được tiến hành bọc cách nhiệt cho hệ thống.

9.3. Thử nghiệm kiểm tra hệ thống đường ống nước

Các bước tiến hành thử nghiệm:

a) Thử nghiệm hệ thống đường ống nước cần thực hiện theo những quy định ở mục 9.2.

b) Vận hành hệ thống bơm để toàn bộ hệ thống nước hoạt động tuần hoàn.

c) Đo đạc kiểm tra áp lực nước tại đầu đẩy và đầu hút của trạm bơm, áp lực nước vào và ra tại các bộ trao đổi nhiệt.

d) Các chỉ tiêu về áp lực phải phù hợp với các yêu cầu kĩ thuật.

e) Sau khi thử nghiệm, xả sạch nước trong đường ống và tháo rửa các van lọc. Chuẩn bị cho hệ thống thực hiện các giai đoạn tiếp theo.

9.4. Thử nghiệm kiểm tra bộ trao đổi nhiệt

9.4.1. Nếu bộ trao đổi nhiệt đã qua thử nghiệm tại nơi chế tạo thì chỉ thử nghiệm với áp suất không nhỏ hơn 1,5 lần áp suất làm việc cao nhất trong thời gian 2 – 3 phút, áp suất sau thử nghiệm không được giảm.

9.4.2. Nếu bộ trao đổi nhiệt chưa qua thử nghiệm của nơi chế tạo thì cần tiến hành thử nghiệm không ít hơn 30 phút. Áp suất sau thử nghiệm không được giảm.

Nếu không có hiện tượng rò rỉ thì tiếp tục tăng đến áp suất quy định trong chỉ dẫn kĩ thuật. Khi bơm phải để phòng tạp chất hoặc không khí lọt vào.

10. Đo đạc và hiệu chỉnh hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh

10.1. Đo đạc và hiệu chỉnh là nhằm kiểm tra các thông số kĩ thuật của hệ thống. Kiểm tra sự sai lệch giữa thực tế và thiết kế để điều chỉnh cho hệ thống làm việc theo yêu cầu thiết kế.

10.2. Dụng cụ và thiết bị đo phải có chứng chỉ kiểm định hợp chuẩn và có độ chính xác ít nhất cao hơn một cấp so với cấp chính xác của đối tượng được đo.

10.3. Đo đạc và hiệu chỉnh khi hệ thống hoạt động không tải:

10.3.1. Đo tổng lưu lượng gió, vận tốc và áp suất gió, số vòng quay của từng quạt gió. Sai số cho phép của lượng gió thực đo so với thiết kế không lớn hơn 10%.

10.3.2. Cân bằng lưu lượng gió của hệ thống với các cửa gió theo yêu cầu thiết kế:

a) Phương pháp điều chỉnh : Có thể dùng phương pháp điều chỉnh lưu lượng, hoặc phương pháp điều chỉnh áp suất trong hệ thống đường ống gió.

b) Công việc được tiến hành từ những điểm bất lợi nhất của hệ thống (thông qua việc điều chỉnh các van gió) tiến dần về phía quạt gió.

c) Sai số lưu lượng gió tại các cửa gió không lớn hơn ± 15% so với yêu cầu thiết kế.

10.3.3. Vị trí và phương pháp tiến hành đo đạc:

a) Đo lưu lượng gió trong ống chính, điểm đo cần chọn nơi luồng gió có tốc độ ổn định và ở vị trí cách trở lực phía trước không ít hơn 4 lần, cách trở trực tiếp theo không ít hơn 1,5 lần đường kính ống tiết diện tròn hoặc cạnh dài ống tiết diện chữ nhật (xem hình 5).

b) Nếu điều kiện bị hạn chế thì tăng cường điểm đo và lấy trị số trung bình.

c) Đo tốc độ gió tại các cửa gió phải áp sát đầu đo vào dàn khung hoặc ô lưới của cửa gió. Đo vận tốc trung bình có thể dùng phương pháp đo điểm, với số vị trí đo không ít hơn 5 điểm.

d) Đo lưu lượng ở miệng ra cửa quạt thông gió phải lựa chọn điểm đo như mục đo lưu lượng gió trong ống chính.

Nếu điều kiện hạn chế thì đo tại điểm đã định cộng với tổn thất về áp suất tính theo lí thuyết của đoạn ống phía trước tới miệng ra của quạt (xem hình 6).

e) Đo ở đầu hút quạt gió phải đo sát với miệng vào của quạt gió.

g) Lưu lượng gió qua quạt là trị số trung bình của lưu lượng gió đầu hút và đầu đẩy.

image017.jpg

image018.jpg

Hình 5: Sơ đồ bố trí điểm đo lưu lượng gió trong đường ống

Hình 6: Sơ đồ bố trí điểm đo áp lực tại miệng ra của quạt gió

10.4. Đo đạc và hiệu chỉnh hệ thống làm việc khi có tải

10.4.1. Đo đạc và hiệu chỉnh hệ thống làm việc khi có tải nên thực hiện:

a) Sau khi đã điều chỉnh không tải cho hệ thống.

b) Khi trạng thái không khí tiếp cận với trạng thái khi tính tải trọng thiết kế.

c) Cần có sự phối hợp của bên chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và đơn vị thi công công trình.

10.4.2. Đo đạc các thông số kĩ thuật bao gồm:

a) Đo đạc chế độ nhiệt ẩm trong các phòng thông gió và điều hòa không khí.

b) Đo đạc mức ồn.

c) Đo đạc các thông số khi động trong phòng thông gió và điều hòa không khí.

d) Đo đạc mức độ sạch, áp suất âm, dương trong các phòng thông gió và điều hòa không khí.

e) Đo đạc và

Tham Khảo: Khổ Tôn Tiêu Chuẩn ? Kích thước tấm tôn