Đọt Chuối Non

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Bạn đang xem: Thanh la

Phần giới thiệu về nhạc cụ cổ truyền trong bộ gõ của mình với các bạn hôm nay là nhạc cụ Thanh La của người Việt/Kinh.

Thanh La là một nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, chi gõ của dân tộc Kinh. Ở miền Nam được gọi là Đẩu, miền Trung gọi là Tang.

Được làm bằng đồng hợp kim với thiếc có pha chì, hình tròn. Thanh La có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, đường kính từ 15 – 25 cm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành cao 4 cm, ở cạnh Thanh La người ta dùi hai lỗ thủng để xỏ một sợi dây quai. Mặt là trung tâm phát âm, thành là trung tâm nhân to tiếng. Thanh La của Nhà hát Chèo Việt Nam có đường kính 15 cm, dùi dài 20 cm.

Khi diễn tấu nhạc công cầm dây quai đưa lên, còn một tay cầm dùi gõ vào mặt thau tạo ra tiếng. Âm thanh cao, vang, vui, trong trẻo, đánh mạnh nghe chói tai.

thanhla1

thanhla2

Thanh La có hai thứ tiếng:

Tiếng Vang: nghệ nhân chỉ cầm sợi dây quai giữ Thanh La và để Thanh La được tự do rung động. Tiếng Nặng: nghệ nhân cầm sợi dây quai của Thanh La và dùng các ngón tay nắm giữ lấy cạnh Thanh La khiến sức rung động của Thanh La giảm bớt.

Tiếng Thanh La bao giờ cũng đi sát với tiếng Trống Đế: tiếng “vang” của Thanh La hòa nhịp với tiếng da của Trống Đế và tiếng “nặng” của Thanh La đi cùng với tiếng đanh của tang Trống Đế trong Dàn Nhạc Chèo Cổ.

Dàn Đại Nhạc.
Dàn Đại Nhạc.

Dàn Nhạc Lễ Nam Bộ.
Dàn Nhạc Lễ Nam Bộ.

Dàn Nhạc Hát Chèo.
Dàn Nhạc Hát Chèo.

Dàn Nhạc Chầu Văn.
Dàn Nhạc Chầu Văn.

Dàn Nhạc Dân Tộc.
Dàn Nhạc Dân Tộc.

Thanh La được sử dụng trong Dàn Đại Nhạc, Dàn Nhạc Lễ Nam Bộ, trong ban nhạc Chèo, Chầu Văn và Dàn Nhạc Dân Tộc Tổng Hợp.

Dưới đây mình có bài “Âm Nhạc – Cái Hồn Của Hát Chèo” và 5 clips tổng hợp diễn tấu Thanh La trong các Dàn Nhạc Chèo, Dàn Nhạc Lễ Nam Bộ, Dàn Nhạc Hát Chầu Văn, Dàn Nhạc Dân Tộc hòa tấu để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Đọc thêm: Các mẫu thiết kế cầu thang dọc theo nhà ống đẹp rụng rời

Mời các bạn.

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

thanhla_Hát Chèo

ÂM NHẠC – CÁI HỒN CỦA HÁT CHÈO

(Tạ Thâm)

Chèo là loại hình sân khấu truyền thống mang đặc điểm diễn kể dân gian, được cấu tạo bằng hai nhân tố cơ bản: tích và trò. Tích là cốt truyện kể bằng văn học, còn trò là nghệ thuật diễn đạt cốt truyện đó trên sân khấu. Nội dung của các vở Chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên ở mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc.

Trong sự thành công chung của các vở Chèo, ta không thể không đề cập đến vai trò của âm nhạc. Âm nhạc Chèo là một trong những bộ phận cốt lõi tạo nên nghệ thuật sân khấu Chèo. Nói đến nhạc Chèo là nói đến cả hai bộ phận: hát và đàn. Trong đó, phần hát bao gồm hơn một trăm làn điệu được chia thành các hệ thống khác nhau. Còn phần đàn, phải kể đến vai trò của dàn nhạc trong việc đệm cho hát, làm nền cho cảnh diễn, tạo tình huống kịch, mở màn cho vở diễn v.v… Sự kết hợp giữa hai yếu tố này sẽ tạo nên nét đặc trưng cho nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống.

Nếu đề cập đến loại hình ca Trù không thể thiếu tiếng phách, đàn đáy, trống chầu; trong đờn ca tài tử là đàn kìm (đàn nguyệt); thì trong Chèo không thể thiếu sự hỗ trợ của tiếng đàn, tiếng trống. Chèo là hình thức sân khấu kể chuyện thông qua diễn trò nên gắn bó đặc biệt với âm thanh của tiếng nhị, sáo, tiếng trống cùng với sức mạnh của cả một dàn nhạc. Nếu nói giọng hát là chủ đạo của Chèo, thì âm nhạc lại là cái hồn của Chèo. Giọng hát, tiếng đàn đã như hình với bóng, không thể tách rời, tạo nên một phong cách sân khấu riêng biệt, ăn sâu vào tâm khảm người Việt từ bao đời nay.

Để hiểu rõ hơn âm nhạc trong hát Chèo, hãy cùng Tạ Thâm tìm hiểu “cái hồn” của Chèo nhé!

Dàn nhạc Chèo cấu tạo theo kiểu dàn nhạc màu sắc, truyền thống mỗi cây đàn có một màu sắc riêng, có lối diễn tấu và sức truyền cảm riêng. Các nhạc cụ được cấu trúc theo xu hướng gần gũi với giọng người. Âm thanh mỗi nhạc cụ thể hiện tiếng nói riêng, vang lên trong không gian huyền bí của sân khấu như lời mời, gọi người nghe; cái trước, cái sau, khi hoà quyện, lúc tách nhánh, chuyển động nhịp nhàng theo nội dung vở diễn.

Nếu như trước đây, dàn nhạc Chèo gồm:

* Bộ dây – chi kéo: nhị 1, nhị 2, hồ. – chi gẩy: nguyệt, tam, thập lục, bầu. – chi gõ: tam thập lục.

Xem thêm: Thành phần chính của xi măng là gì

* Bộ hơi: tiêu, sáo.

* Bộ gõ: trống đế, trống ban, trống chầu, trống cơm, thanh la, mõ, não bạt, sinh tiền, tiu cảnh, chiêng…

Ngày nay, dàn nhạc Chèo thường chỉ có 5, 6 nhạc công và mỗi nhạc công có thể sử dụng được 1 hoặc 2 nhạc cụ. Với bộ gõ, hiện thường dùng là trống đế, thanh la, mõ, trống cơm, trong đó, trống đế là nhạc cụ có vai trò quan trọng trội bật.

Trong các bộ (dây, hơi, gõ) thì các nhạc cụ thuộc bộ gõ đóng vai trò quan trọng. Các cụ có đâu “Phi trống bất Chèo” cho thấy vai trò của bộ gõ nói chung và tiếng trống nói riêng trong sân khấu Chèo truyền thống. Theo thông lệ, vở Chèo thường mở đầu bằng điệu hát Vỡ nước với sự phụ hoạ của hồi trống rung, buổi diễn kết thúc có hát Vãn trò với trống giã đám. Bên cạnh đó, thông qua một số ước lệ trong kỹ thuật diễn tấu trống, người diễn viên như cảm nhận được những qui định về hành động sân khấu của mình như: Rù trống (vê dùi trên mặt trống) là diễn viên đang di động; Rụp trống là diễn viên dừng lại; Cắc trống lúc khoan lúc nhặt là diễn viên đang suy nghĩ, tính toán chuẩn bị hành động… Ngoài ra, cũng như sân khấu Tuồng, Chèo trước đây còn sử dụng trống chầu để “cầm trịch” buổi diễn (thậm chí là khen-chê), do một người có vai vế, uy tín hoặc am hiểu sâu về nghệ thuật sân khấu điều khiển.

Các nhạc cụ gõ trong Chèo có khả năng quán xuyến, điều hành tiết tấu vở diễn, dẫn dắt sự chuyển màn, chuyển lớp, sự ra vào của diễn viên trên sân khấu… Đúng như nhà nghiên cứu Bùi Đức Hạnh đã nhận định: “Trống Chèo (bộ bõ) là linh hồn của dàn nhạc Chèo vì nó là nguồn sáng tạo chủ chốt, kích thích mọi sự sáng tạo khác của các cây đàn cùng hoà điệu tạo nên một phong cách chỉnh thể của âm nhạc Chèo trong lối đệm cho hát cũng như hoà tấu nhạc không lời”.

Nói như vậy không có nghĩa, bộ gõ là yếu tố duy nhất làm nên hiệu quả cho cả dàn nhạc. Mà ở đây, bộ gõ rất quan trọng trong việc tạo không khí bề ngoài cho diễn xuất, tuy nhiên khó có thể tạo được hiệu quả trữ tình, nội tâm sâu lắng của nhân vật. Điều này chỉ có thể đạt được nhờ các nhạc cụ thuộc họ dây, họ hơi. Ví như tiếng đàn nhị – líu – hồ nhấn vuốt, luyến láy bám sát giọng người, khơi gợi những mạch nguồn sâu thẳm của giọng hát. Tiếng sáo – tiêu vừa trong sáng bay bổng, vừa mơ hồ, xa xăm, lại giàu chất gợi cảm, trữ tình. Tiếng đàn bầu – đàn tranh da diết, cảm thương, ngân nga, vang vọng, giàu chất trữ tình thể hiện những suy tư thầm kín, những uẩn khúc bi thương… Với cách sử dụng đa dạng, hợp lý các nhạc cụ kể trên, ông cha ta đã tạo nên một sân khấu Chèo có cách thể hiện hài hoà về âm nhạc giữa cái hài, cái hùng và cái bi, chứ không quá bi hùng như sân khấu Tuồng hay bi luỵ như sân khấu Cải lương.

Có thể thấy, âm nhạc trong Chèo có vai trò thể hiện nội tâm nhân vật, khắc hoạ cho phần diễn của nhân vật rất rõ nét. Ngoài ra, âm nhạc còn có vai trò mở màn, mở cảnh, báo hiệu diễn biến tiếp theo của nội dung.

oOo

Nhạc Cụ Dân Tộc Hòa Tấu – Trống, Mõ, Sinh Tiền, Sênh Sứa, Thanh La, Chập Chõa bắt đầu ở phút 11:37:

Nhạc cụ dân tộc – Dàn nhạc nhà hát chèo:

Xuân Hinh Hát Chầu Văn – “Quan Hoàng Mười”:

Nhã nhạc cung đình Huế:

Nhạc Lễ Nam Bộ – Phần 3:

Đọc thêm: Báo giá vách ngăn vệ sinh compact