Phương pháp thi công sàn bê tông

Thi Công Sàn Bê Tông Nền Nhà Xưởng Tiêu Chuẩn

Bê tông được hình thành khi trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính,… theo tỷ lệ cấp phối bê tông. Trong bê tông, chất kết dính (xi măng + nước, nhựa đường, phụ gia…) có vai trò liên kết các cốt liệu thô và cốt liệu mịn và khi đóng rắn, làm cho hỗn hợp thành một khối cứng như đá. Bê tông trộn tay hoặc Bê tông tươi đều phải tuân thủ đúng những yêu cầu về phương pháp kỹ thuật, quy trình thi công trong công tác đổ Bê tông nền sàn nhà xưởng.

Mời xem Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng từng phần Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu. Monlithic concrete and reinforced concrete structures – Codes for construction, check and acceptance

Kỹ thuật và phương pháp thi công xoa nền đánh bóng bê tông và làm phẳng nền nhà xưởng đòi hỏi tuân thủ đầy đủ các bước theo thiết kế, rải và gạt bê tông bằng thước gạt tiêu chuẩn, khi bê tông đông kết se mặt tiến hành gạt nước đọng, hoàn thiện xoa nền bê tông để tạo độ phẳng đều bằng máy xoa công nghiệp gắn mâm xoa.

Xem chi tiết tiêu chuẩn thay thế TCVN 5574:1991 TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP – TCVN 5574 : 2012 Concrete and reinforced concrete structures – Design standard

Lấy cốt sàn:

Cốt sàn được thực hiện theo phương pháp đo mực nước chuẩn hiện hành, sàn cần có cốt thấp nhất là cốt 0, cách đo độ phẳng và độ cân bằng của nền sàn theo mức chuẩn của từng địa phương,

Chống thấm nền sàn:

  • Nhằm mục đích chống thẩm thấu hóa chất hoặc các dung dịch không có lợi cho môi trường từ trên bề mặt bê tông vào nền đất và chống thẩm thấu hơi ẩm từ nền lên sàn bê tông.
  • Chống thấm sàn còn nhằm mục đích chống mất nước trong quá trình thủy hóa, giảm tiêu hao nước, giảm công dưỡng hộ…
  • Chống thấm sàn được thực hiện bằng nhiều cách, trong đó tiêu biểu là các phương án sau: Trải vải địa kĩ thuật hoặc vải PP dệt, kết hợp phủ màng bitum nhũ tương ; Trải vải PE ;Trải tấm trải bitum cuộn dán nóng hoặc nguội

Cán-gạt-so-bo-be-tong

Đổ bê tông:

  • Thực hiện công tác đổ bê tông theo mác và độ dày theo thiết kế đề ra, bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) hay trộn theo mẻ (bê tông trộn tay) ta sẽ thu được các loại sàn có độ ổn định khác nhau.
  • Bê tông tươi được trộn theo tỉ lệ thành phần chuẩn và trộn nguyên khối nên độ ổn định vữa cao hơn bê tông trộn tay theo mẻ nhỏ.
  • Vữa bê tông tươi có độ ổn định cao, lượng nước vừa đủ, giảm hiện tượng tạo bọt trên bề mặt bê tông.
  • Sau khi gạt lấy độ phẳng, chờ cho đến khi bề mặt có thể đi lại được (độ cứng xuyên kim khoảng 1mm), mới tiến hành xoa nền tạo phẳng và đánh bóng nền bằng máy chuyên dụng.
  • Trong quá trình xoa lấy phẳng và đánh bóng bê tông cần tránh không nên rắc hỗn hợp cát xi măng mác cao hoặc xi măng không do có thể gây tăng mác bê tông mặt hoặc gây cháy mặt cục bộ làm giảm độ thẩm mỹ của bề mặt bê tông.
  • Đối với bê tông trộn thủ công, do tỉ lượng nước/ xi măng/ cát không ổn định nên rất dễ gây hiện tượng nứt giữa các khối, thừa nước,nổi bọt, lệch cốt nền, khi đó cần tiến hành bước đổ lớp vữa gạt mặt sàn.

Xoa-nen-danh-bong-be-tong

Gạt vữa mặt:

  • Trong trường hợp buộc phải đổ bê tông bằng tay, do tỉ lệ liều lượng các hợp phần bê tông khác nhau nên khó có thể đảm bảo độ đồng đều, sau khi đầm dùi và đầm bàn, ta chờ cho khối bê tông tăng cứng một phần rồi tiến hành gạt vữa mặt (xi măng/ cát= 1/3 đến 1/4), xoa bằng bàn xoa thủ công hoặc máy chuyên dụng.
  • Tuy nhiên trước khi tiến hành xoa tạo phẳng cần kiểm tra độ cứng của vữa gạt mặt, tránh không để thừa nhiều nước hoặc tiến hành xoa khi bề mặt sàn còn ướt sẽ gây nổi xi măng gây hiện tượng mác bề mặt quá cao hoặc cháy xi măng cục bộ, cả 2 trường hợp đều gây hiện tượng kém hấp thu sơn trên bề mặt bê tông.
  • Lớp vữa gạt mặt nên thi công trong vòng 24 h sau khi đổ bê tông để đảm bảo kết cấu giữa các lớp.

bao-duong-be-tong

Bảo dưỡng sàn:

  • Sau khi đổ xong, tiến hành bảo dưỡng trong thời gian 28 ngày với cấp phối không có phụ gia bê tông hoặc ngắn hơn nếu đơn phối liệu cấp phối sử dụng phụ gia giảm nước.
  • Trường hợp sàn cũ đổ thêm lớp vữa mặt, thời gian chờ thủy hóa là khoảng 1 tuần đến 10 ngày.
  • Trong thời gian bảo dưỡng, có thể tiến hành mài tạo phẳng (ướt hoặc khô) bằng đá mài hoặc giấy nhám.
  • Tránh sử dụng các loại máy có trọng lượng lớn hoặc các va đập mạnh trên bề mặt.
  • Đối với trường hợp bề mặt không đủ độ nhẵn, có thể sử dụng hỗn hợp vữa gốc xi măng, bột trám vá để tạo phẳng.

Nội dung liên quan

  • Nguyên nhân, cơ chế hình thành và phát triển của các loại khuyết tật nền bê tông như: nứt nẻ, phồng rộp bề mặt, rạn nứt, rỗ tổ ong, cong vênh, tách lớp, phấn hóa (hiện tượng trắng mặt), nứt vỡ

  • Biện pháp phòng tránh, khắc phục các khuyết tật phổ biến trong bê tông xi măng.

Nứt nẻ trong bê tông nguyên nhân và giải pháp phòng tránh, khắc phục NGUYỄN QUANG PHÍCH, BÙI VĂN ĐỨC, LÊ TUẤN ANH, PHẠM NGỌC ANH Trường Đại học Mỏ – Địa chất

  • TCXDVN : 170: 2007

YÊU CẦU KỸ THUẬT KẾT CẤU THÉP GIA CÔNG, LẮP RÁP VÀ NGHIỆM THU

Steel structures – Fabrication, assembly, check and acceptance – Technical requerements