Tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu cát đá xi măng
Mỗi loại vật liệu sẽ có những tiêu chuẩn nghiệm thu đánh giá riêng, dưới đây là các tiêu chuẩn nghiệm thu cát đá xi măng.
2.1 Tiêu chuẩn nghiệm thu xi măng
- Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 6260-2009 và TCVN 2682-2009.
- Theo quy định: Mỗi lô xi măng < 40 tấn phải thực hiện công tác lấy 02 mẫu thí nghiệm, mỗi mẫu có trọng lượng 20kg để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được đều ở tất cả các bao xi măng có trong kho chứa, mỗi bao lấy 1kg.
- 1 mẫu thử được lấy để làm thí nghiệm, còn 1 mẫu còn lại được lưu giữ để làm công tác đối chứng khi cần thiết. Mẫu lưu này có giá trị trong khoảng thời gian là 60 ngày; trong khoảng thời gian này nếu không có bất kỳ khiếu nại nào giữa bên mua và bán về các thắc mắc ở kết quả thí nghiệm thì phòng thí nghiệm sẽ tiến hành các thủ tục hủy bỏ mẫu lưu.
- Khi xi măng được đưa đến công trình xây dựng thì đại diện cả 2 bên nhà đầu tư và chủ dầu tư sẽ cùng nhau lấy mẫu đóng gói, niêm phong và lập biên bản để gửu đến các Công ty có phòng thí nghiệm uy tín để tiến hành kiểm nghiệm. Các mẫu thử này phải được để trong hộp kín bảo quản nơi khô ráo tránh nước và các hóa chất khác.
2.2 Tiêu chuẩn nghiệm thu cát
- Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 7570-2006, TCVN 7572-2006, TCXD 127-1985.
- Cát xây dựng được chia làm 4 loại: Cát to, vừa, nhỏ và cát mịn.
- Cứ 100m3 cát xây dựng thì sẽ lấy 1 mẫu thử với khối lượng tối thiểu là 50kg và được lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống cát cùng loại, đóng gói, lập biên bản và tiến hành mang đi thí nghiệm.
- Kết quả thí nghiệm cát xây dựng là cơ sở để thực hiện công tác nghiệm thu và là căn cứ để thiết kế thành phần bê tông.
Xem thêm:
- Bảng giá cát xây dựng đóng bao tại Hà Nội cập nhật mới nhất 2023
2.3 Tiêu chuẩn nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng
Bộ GTVT vừa có Quyết định số 1951/QĐ-BGTVT ngày 17/8/2012. Quyết định ban hành quy định tạm thời về kỹ thuật thi công nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng công trình giao thông.
Theo đó, việc nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng sau khi hoàn thành phải được thực hiện trên từng 1Km đường theo các chỉ tiêu yêu cầu ở Bảng 28.
Bảng 28 – Các chỉ tiêu áp dụng cho việc nghiệm thu mặt đường BTXM
Nội dung kiểm tra
Sai số cho phép đối với mặt đường BTXM
Đường cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III
Các cấp đường khác
Cường độ kéo khi uốn của mẫu dầm, MPa
100% thỏa mãn yêu cầu ở Bảng 10
Cường độ ép chẻ/bửa của mẫu khoan hiện trường (TCVN 3120:1993)
Cứ 3km của mỗi làn đường khoan lấy lõi 1 mẫu; lề đường cứng tính là một làn đường; xác định độ ép chẻ và chiều dày tấm
Chiều dày tấm, mm
Giá trị trung bình ≥ -5; các biệt ≥ -10
Độ bằng phẳng
Thước 3 mét (TCVN 8864:2011)
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Chỉ số IRI, m/km (TCVN 8865:2011)
≤ 2.0
≤ 3.2
Chiều sâu cấu tạo rãnh chống trượt thông qua độ nhám trung bình bề mặt (TCVN 8866:2011), mm
Đoạn đường bình thường
0.7 ÷ 1.10
0.5 ÷ 0.90
Đoạn đường đặc biệt
0.8 ÷ 1.20
0.60 ÷ 1.00
Độ chênh cao tấm liền kề, mm
≤ 2
≤ 3
Độ chênh cao giữa 2 mép khe dọc liền kề, mm
Giá trị trung bình ≤ 3;
Giá trị trung bình ≤ 5;
Cực trị ≤ 5
Cực trị ≤ 7
Độ thẳng của khe, mm
≤ 10
Độ lệch tim đường trên mặt bằng, mm
≤ 20
Chiều rộng mặt đường, mm
≤ ± 20
Cao độ trên trắc dọc, mm
± 10
± 15
Độ dốc ngang (%)
± 0.15
± 0.25
Bong tróc, nứt, hở đá, khuyết cạnh, sứt góc, (%)
≤ 2
≤ 3
Độ thẳng và cao độ đá vỉa hai bên mặt đường, mm
≤ 20
≤ 20
Độ đầy khi rót vật liệu chèn khe, mm
≤ 2
≤ 3
Chiều sâu cắt khe, mm
≥ 50
≥ 50
Khiếm khuyết trên bề mặt khe dãn
Không nên có
Không nên có
Độ nghiêng tấm chèn khe dãn, mm
≤ 20
≤ 15
Độ cong vênh và dịch chuyển của tấm chèn khe dãn, mm
≤ 10
≤ 10
Độ lệch của thanh truyền lực, mm
≤ 10
≤ 13