Tất tần tật những thông tin về ISO 9001 không thể bỏ qua
Update: 09/09/2021 by ISO-CERT-VN
Nếu bạn muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình thì tiêu chuẩn ISO 9001 chắc chắn không nên bỏ qua. Vậy ISO 9001 là gì, mang lại lợi ích ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây!
Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?
ISO 9001 là tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp đưa ra các yêu cầu về mặt quản trị khi doanh nghiệp áp dụng. Khi xây dựng hệ thống quản trị theo tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ dựa trên 2 nền tảng:
- 7 nguyên tắc quản trị chất lượng.
- Vòng tròn PDCA (Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến)
Trong đó, 7 nguyên tắc qaurn trị chất lượng trong doanh nghiệp như sau:
Nguyên tắc 1: Định hướng khách hàng
Doanh nghiệp cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để đáp ứng và phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của khách hàng
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và đường lối. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ doanh nghiệp để lôi cuốn mọi người đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
Con người là nguồn lực quan trọng nhất và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp.
Nguyên tắc 4: Tiếp cận quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có liên quan được quản lý chặt chẽ như một quá trình.
Nguyên tắc 5: Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là mục tiêu, là phương pháp của mọi doanh nghiệp. Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, phải liên tục cải tiến để phát triển bền vững
Nguyên tắc 6: Quyết định dựa trên sự kiện
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh phải được xây đựng dựa trên việc phân tích, đánh giá dữ liệu.
Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ liên quan cùng có lợi
Doanh nghiệp và các bên liên quan phụ thuộc lẫn nhau, có mối quan hệ tương hỗ cùng có lợi, từ đó sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.
Tiêu chuẩn ISO 9001 áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Áp dụng Hệ thống quản trị doanh nghiệp theo ISO 9001 sẽ giúp: Cắt giảm chi phí, đảm bảo sản phẩm và dịch vụ tạo ra ổn định chất lượng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của khách hàng thị trường và các bên liên quan; đáp ứng các quy định của pháp luật, vượt qua đối thủ cạnh tranh đem lại lợi thế cho doanh nghiệp.
Giá trị doanh nghiệp khi đạt được chứng nhận ISO 9001
Những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:
- Vượt qua rào cản kỹ thuật khi tham gia đấu thầu, các quy định của pháp luật, vượt qua rào cản kỹ thuật khi tham gia thị trường;
- Cắt giảm chi phí nâng cao hiệu quả công việc;
- Nâng cao hình ảnh, uy tín của Doanh nghiệp;
- Hạn chế sai sót công việc, đưa ra cách xử lý hợp lý – kịp thời, cải tiến chất lượng công việc;
- Đánh giá hiệu quả các nguồn lực trong quá trình thực hiện công việc, làm việc có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng;
- Hạn chế phụ thuộc cá nhân, phân công công việc và định biên công việc một cách hợp lý;
- Giúp quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp một cách khoa học và hiệu quả..
- Là cơ sở để xây dựng văn hoá doanh nghiệp, ý thức nhân viên, tính tự giác – tính chuyên nghiệp;
Làm thế nào để bạn bắt đầu thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001?
Lợi ích của tiêu chuẩn ISO 9001 đã quá rõ ràng, vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO hệ thống quản lý chất lượng vào doanh nghiệp của mình? Dưới đây là quy trình gồm 10 bước cần thiết để thực hiện công việc này:
Bước 1. Quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
Hãy xem xét hoạt động của doanh nghiệp hiện tại có đáp ứng được những yêu cầu giám sát; kiểm tra trong quản lý không? Từ đó đưa ra quyết định có áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 hay không.
Bước 2. Tìm đại diện lãnh đạo chất lượng
Chắc chắn rồi, khi áp dụng ISO 9001, doanh nghiệp nào cũng cần phải bổ nhiệm một đại diện trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp làm đại diện lãnh đạo chất lượng.
Bước 3. Xây dựng kế hoạch thực hiện
Để áp dụng ISO 9001; trước tiên doanh nghiệp cần phân tích và xác định được các điều khoản của tiêu chuẩn mà mình áp dụng. Sau đó, xem xét sự đáp ứng các điều khoản đó của doanh nghiệp mà nhất là tại những bộ phận, những công việc mà doanh nghiệp dự định áp dụng. Sau khi phân tích các điều khoản, hãy xây dựng kế hoạch thực hiện.
Bước 4. Thông báo trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là một thông tin quan trọng quyết định mọi hoạt động sắp tới. Vì vậy, cần phải tiến hành thông báo cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp được biết; để chuẩn bị cho kế hoạch áp dụng.
Bước 5. Chuẩn bị tài liệu
Tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi phải có hệ thống tài liệu bắt buộc, theo yêu cầu của các điều khoản. Và doanh nghiệp cần phải soạn thảo mọi tài liệu liên quan, đảm bảo phù hợp cho việc đáp ứng và phù hợp với các tiêu chuẩn ISO.
Bước 6. Thực hiện
Đưa những quy trình tác nghiệp vào hệ thống quản lý chất lượng; áp dụng trong những phòng ban liên quan của doanh nghiệp. Trong bước này thì các nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên phải được thông báo về những quy trình làm việc mới; hoặc những thay đổi trong tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 9001 ở bước 5.
Bước 7. Đánh giá nội bộ
Yêu cầu doanh nghiệp phải định kỳ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thông qua việc đã đánh giá nội bộ. Việc đánh giá nội bộ sẽ mang lại nhiều lợi thế trong quá trình tổ chức bắt đầu khi triển khai áp dụng.
Bước 8. Đăng ký ISO 9001
Trước khi doanh nghiệp nhận được chứng nhận ISO 9001 thì cần phải lựa chọn một tổ chức chứng nhận ISO 9001 có thẩm quyền để đăng ký chứng nhận. Đơn vị chứng nhận này phải là một tổ chức độc lập; được công nhận về việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO. Nếu cuộc đánh giá về việc chuẩn đoán hệ thống quản lí chất lượng hoàn tất và phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn thì họ sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp.
Bước 9. Chứng nhận ISO 9001
Doanh nghiệp được cấp phải được tổ chức chứng nhận ISO 9001 đánh giá là vượt qua và nhận được chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001.
Bước 10. Duy trì chứng chỉ ISO 9001
Có rất nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi nghĩ rằng chỉ cần có chứng chỉ chứng nhận ISO 9001 là có thể hoàn thành rồi. Tuy nhiên, việc duy trì được hệ thống quản lý chất lượng này quan trọng không kém. Doanh nghiệp cần được đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được vận hành xuyên suốt ở và phải thường xuyên cải tiến nó hơn nữa.
Mọi thông tin cần tham khảo/ hoặc cần tư vấn hướng dẫn cụ thể về ISO 9001, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!