Mác thép là gì? Bảng tra mác thép xây dựng chính xác nhất 2021
Mác thép là gì?
Mác thép là một thuật ngữ trong chuyên ngành thép, có tên tiếng anh là “Steel grade”. Như quý khách hàng cũng đã biết, thép là sự kết hợp của các hợp chất hóa học khác nhau, trong đó phần lớn phải kể đến sắt và cacbon. Tuy nhiên tỷ lệ thành phần hóa học trong mỗi loại thép là khác nhau.
Vậy làm sao để chúng ta có thể đo lường được đại lượng này, tỉ lệ các thành phần bao nhiêu là hợp lý, hay có dựa theo một tiêu chuẩn nào đó không? Khi đó chúng ta cần nói đến mác thép. Nói cách khác mác thép giúp chúng ta xác định được thành phần hóa học, tính chất vật lý cũng như cách mà loại thép đó được tạo ra như thế nào. >>> Bạn phải xem ngay: Bảng giá thép xây dựng mới nhất hôm nay Xu hướng giá sắt thép xây dựng trong thời gian tới
Mác thép là gì?
Thuật ngữ mác thép giúp cho chúng ta dễ dàng phân biệt loại thép này với loại thép khác cũng như tiêu chuẩn sản xuất của nó, đặc biệt là thành phần hóa học, độ cứng, sức bền, khả năng chịu lực, … nhờ đó giúp cho người sử dụng chọn được loại thép phù hợp với công trình xây dựng của mình.
Mác thép nói chung có thể chia thành các loại sau: cacbon, không gỉ, hợp kim và dụng cụ. Trong đó mỗi mác thép có một đặc điểm về thành phần hóa học riêng biệt. Cụ thể như sau:
- Thép cacbon: là mác thép chứa một lượng nhỏ thành phần sắt và cacbon (từ 0,3 – 2% cacbon). Hiện nay có đến 90% loại thép sử dụng mác thép này.
- Thép hợp kim: là mác thép chứa các nguyên tố kim loại như: nhôm, đồng, crom, niken, … có với đặc tính dễ uốn dẻo, dễ kéo thành sợi.
- Thép không gỉ: là mác thép chứa đến 20% hàm lượng nguyên tố crom, rất cứng và bền, chống ăn mòn và oxi hóa hiệu quả, đặc sử dụng để chế tạo các dụng cụ y tế, chế biến thực phẩm.
- Thép dụng cụ: là mác thép có thể dùng để chế tạo các thiết bị cắt, khoan, đục với các thành phần hóa học như: vonfram, coban, vanadi, … có thể chịu được nhiệt độ cao khi ma sát.
Cập nhật bảng tra mác thép xây dựng mới nhất, chính xác nhất hiện nay
Thành phần hóa học
Steel bars for concrete reinforcement
Tiêu chuẩn Standard
Mác thép Grade
Thành phần hóa học Chemical Composition
C
Si
Mn
P (max)
S (max)
TCVN 1651 – 85 (1765 – 85 )
CT33
0.06 – 0.12
0.12 – 0.30
0.25 – 0.50
0.04
0.045
CT34
0.09 – 0.15
0.12 – 0.30
0.25 – 0.50
0.04
0.045
CT38
0.14 – 0.22
0.12 – 0.30
0.40 – 0.65
0.04
0.045
CT42
0.18 – 0.27
0.12 – 0.30
0852852386
0.04
0.045
CT51
0.28 – 0.37
0.15 – 0.35
0.50 – 0.80
0.04
0.045
TCVN 3104 – 79
25Mn2Si
0.20 – 0.29
0.60 – 0.90
1.20 – 1.60
0.04
0.045
35MnSi
0.30 – 0.37
0.60 – 0.80
0.80 – 1.20
0.04
0.045
JIS G3505 2004
SWRW10
0.13 max
0.30 max
0.06 max
0.04
0.04
SWRW12
0.15 max
0.30 max
0.065 max
0.04
0.04
JIS G3112
SD 295A
0.05
0.05
SD 345
0.27 max
0.55 max
1.60 max
0.04
0.04
SD 390
0.29 max
0.55 max
1.80 max
0.04
0.04
SD 490
0.32max
0.55max
1.80max
0.040
0.040
ASTM A615 /A615M – 94
Gr 40
0.21 max
0.40 max
1.35 max
0.04
0.05
Gr 60
0.30 max
0.50 max
1.50 max
0.04
0.05
BS 4449
Gr 250
0.25 max
0.50 max
1.50 max
0.06
0.06
Gr 460
0.25 max
0.50 max
1.50 max
0.05
0.05
ΓOCT 5780 – 82
25Γ2C
0.20 – 0.29
0.60 -0.90
1.20 – 1.60
0.04
0.045
35ΓC
0.30 – 0.37
0.60 – 0.80
0.80 – 1.20
0.04
0.045
ΓOCT 380 – 71
CT2
0.09 – 0.15
0.12 – 0.30
0.25 – 0.05
0.045
0.045
CT3
0.14 – 0.22
0.12 – 0.30
0.40 – 0.60
0.045
0.045
CT4
0.18 – 0.27
0.12 – 0.30
0.40 – 0.70
0.045
0.045
CT5
0.29 – 0.37
0.15 – 0.35
0.50 – 0.80
0.045
0.045
Rolled steel for general structure
TCVN 1765 – 85 (1765 – 85 )
CT33
0.06 – 0.12
0.12 – 0.30
0.25 – 0.50
0.04
0.045
CT34
0.09 – 0.15
0.12 – 0.30
0.25 – 0.50
0.04
0.045
CT38
0.14 – 0.22
0.12 – 0.30
0.40 – 0.65
0.04
0.045
CT42
0.18 – 0.27
0.12 – 0.30
0852852386
0.04
0.045
CT51
0.28 – 0.37
0.15 – 0.35
0.50 – 0.80
0.04
0.045
JIS 3101 1995
SS 330
0.05
0.05
SS 400
0.20 max
0.55 max
1.60 max
0.05
0.05
SS 490
0.05
0.05
SS 540
0.30 max
1.60 max
0.04
0.04
JIS G3106 1995
SM400 A
0.23 max
–
2.5xC min
0.035
0.035
SM400 B
0.20 max
0.35
0.60-1.40
0.035
0.035
SM490 A
0.20 max
0.55
1.6 max
0.035
0.035
SM490 B
0.18 max
0.55
1.6 max
0.035
0.035
SM490 YA
0.20 max
0.55
1.6 max
0.035
0.035
SM490 YB
0.20 max
0.55
1.6 max
0.035
0.035
ΓOCT 380 – 71
CT2
0.09 – 0.15
0.12 – 0.30
0.25 – 0.50
0.045
0.045
CT3
0.14 – 0.22
0.12 – 0.30
0.40 – 0.60
0.045
0.045
CT4
0.18 – 0.27
0.12 – 0.30
0.40 – 0.70
0.045
0.045
CT5
0.29 – 0.37
0.15 – 0.35
0.50 – 0.80
0.045
0.045
ASTM 1997
A36
0.26 max
0.40 max
1.60 max
0.04
0.05
A572 Gr42
0.21 max
0.40 max
1.35 max
0.04
0.05
A572 Gr50
0.23 max
0.40 max
1.35 max
0.04
0.05
BS 4360 1986
40B
0.20max
0.50max
1.50max
0.050
0.050
40C
0.18max
0.50max
1.50max
0.050
0.050
43A
0.25max
0.50max
1.6max
0.050
0.050
43B
0.21max
0.50max
1.5max
0.050
0.050
43C
0.18max
0.50max
1.5max
0.050
0.050
50A
0.23max
0.50max
1.6max
0.050
0.050
50B
0.20max
0.50max
1.50max
0.050
0.050
50C
0.20max
0.50max
1.50max
0.050
0.050
DIN 17100
RST37-2
0.17max
–
–
0.050
0.050
ST44-2
0.21max
–
–
0.050
0.050
GB700 – 88
Q235A
0.14 – 0.22
0.30 max
0.30 -0.65
0.045
0.05
Q235B
0.12 – 0.20
0.30 max
0.30 -0.70
0.045
0.045
Q235C
0.18 max
0.30 max
0.35 -0.80
0.04
0.04
Q235D
0.17 max
0.30 max
0.35 -0.80
0.035
0.035
GB/T1591 – 94
Q345
0.20 max
0.55 max
1.00 -1.60
0.045
0.045
SHEET PILES
Tiêu chuẩn Standard
Mác thép Grade
Thành phần hóa học Chemical Composition
C
Si
Mn
P (max)
S (max)
JIS A5528 1998
SY 295
0.22 max
0.50 max
1.60 max
0.04
0.04
SY 390
0.22 max
0.50 max
1.60 max
0.04
0.04
Các loại mác thép xây dựng phổ biến nhất hiện nay
Trong lĩnh vực xây dựng, sắt thép là những vật liệu được sử dụng rất nhiều trong các công trình. Chính vì thế mà có rất nhiều mác thép trong xây dựng. Ngay sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những mác thép xây dựng phổ biến nhất hiện nay.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Ký hiệu các loại thép xây dựng và cách đọc chuẩn nhất Trọng lượng thép xây dựng và cách tính chuẩn nhất
Mác thép ss400
Mác thép ss400 thuộc mác thép cacbon, ngoài thành phần chính là sắt và cacbon thì còn có các nguyên tố khác như: mangan, crom, photpho, … được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nặng, chế tạo chi tiết máy, … được chế tạo theo tiêu chuẩn JIS G3101 (1987) của Nhật Bản.
Mác thép gr40
Mác thép gr40 còn gọi là thép gia cường, được sử dụng để làm bê tông cốt thép, nhằm tăng cường độ chịu kéo của bê tông. Gr40 được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn ASTM A615M (16) của Mỹ.
Mác thép ct3
Mác thép CT3 là một loại mác thép của Nga được sản xuất theo tiêu chuẩn: ГOCT 380 – 89. Mác thép này thuộc loại mác thép cacbon với hàm lượng cacbon thấp (C < 0.25%), được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực gia công thiết bị, gia công mặt bích, gia công bản mã.
Mác thép q345
Mác thép q345 là mộc loại mác thép hợp kim, được sản xuất theo tiêu chuẩn Trung Quốc GB/T1591. Chính bởi vì đặc tính dẻo, dễ kéo sợi nên mác thép này được sử dụng để chế tạo các loại thép cán nóng, thép tấm, … ứng dụng trong các ngành cơ khí chế tạo, hàn xì, dựng khung tòa nhà, dựng nhà xưởng.
Mác thép cb300
Mác thép cb300 là một loại mác thép được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam trong đó ký hiệu “CB” được hiểu là “cấp độ bền” của thép. Con số 300 phía sau có ý nghĩa là cường độ của thép (còn gọi là giới hạn chảy của thép), tương đương với 300N/mm2.
Mác thép c45
Mác thép c45 là một loại mác thép cacbon, có hàm lượng cacbon là 0,45%. Trong đó chữ “C” trong tên thép C45 là ký hiệu của nhóm thép cacbon. Con số 45 có nghĩa hàm lượng cacbon trong thép là 0,45%. Mác thép này được ứng dụng để chế tạo khuôn mẫu, cơ khí chế tạo máy, … với độ cứng cao, chịu được va đập mạnh.
Mác thép cb400
Mác thép cb400 là một loại mác thép được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam, cũng có ý nghĩa tương tự như mác thép cb300, trong đó ký hiệu “CB” được hiểu là “cấp độ bền” của thép, 400 có nghĩa mác thép này có cường độ chịu lực là 400N/mm2.
Mác thép g350
Mác thép g350 còn gọi là xà gồ thép cường độ cao, giới hạn chảy tối thiểu từ 350 MPa – 4500kg/cm2. Mác thép này được ứng dụng rất rộng rãi để làm khung mái cho các nhà xưởng, văn phòng công trường, công trình công cộng, nhà để xe, mái che nông trại bởi đặc tính bền bỉ, cứng cáp, trọng lượng nhẹ.
Cách đọc mác thép xây dựng chuẩn nhất
Như vậy là vừa rồi chúng ta đã cùng tìm hiểu về một số loại mác thép xây dựng phổ biến. Vậy cách đọc những mác thép này như thế nào?
Đối với các mác thép bắt đầu bằng SD, CB ví dụ như: SD295, CB300, … thì ta hiểu rằng, SD (Steel Deform) là độ biến dạng thép – theo tiêu chuẩn nước ngoài và CB (cấp độ bền) của thép – theo tiêu chuẩn Việt Nam. Chữ số đằng sau ví dụ như 295 thể hiện cường độ chịu lực của thép là 295N/mm2.
Đối với các mác thép bắt đầu bằng SS, Q ví dụ như SS400, Q235, … theo tiêu chuẩn Trung Quốc thì cần phải cắt mẫu thí nghiệm mới có thể biết được mác thép là gì vì mác thép này không có ký hiệu trên sản phẩm.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý khách hàng có thể biết được cách đọc mác thép xây dựng phục vụ tốt cho công việc của mình.