Cách tính chi phí lợp mái ĐƠN GIẢN gia chủ nào cũng cần biết

Lợp mái là một hạng mục quan trọng và tốn kém không ít chi phí của gia chủ trong quá trình xây nhà. Để giúp gia chủ lên kế hoạch tài chính tốt nhất, trong bài viết này Mỹ Việt sẽ mách bạn cách tính chi phí lợp mái hết sức đơn giản mà lại chính xác cho công trình của mình nhé!

Danh mục nội dung

1. Cách tính diện tích mái

2. Cách tính chi phí lợp mái

2.1. Chi phí lợp mái tôn

2.2. Chi phí lợp mái ngói

3. Các lưu ý khi lợp mái nhà

1. Cách tính diện tích lợp mái

Để có thể tính được chi phí lợp mái một cách chính xác thì một bước mà gia chủ không thể bỏ qua chính là xác định diện tích phần mái cần lợp. Hình dáng mái phổ biến nhất hiện nay là mái thái với diện tích được tính theo công thức sau:

Diện tích = Chiều dài mặt sàn x Chiều dốc mái x 2

Chiều dốc mái nhà được tính bằng công thức:

b2 = a2 x c2

Trong đó:

  • a: Khoảng cách từ đỉnh mái đến kèo thép;
  • b: Chiều dốc mái nhà;
  • c: Một nửa chiều rộng ngôi nhà.

Bảng báo giá tấm lợp Olympic

Diện tích lợp mái nhà được tính dựa trên nhiều yếu tố

Đối với từng loại mái sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau về độ dốc để đảm bảo khả năng thoát nước và phản xạ nhiệt. Độ dốc mái tôn chuẩn là 10% (hay góc dốc là 4,5°). Đối với các loại ngói âm dương thì độ dốc thường xấp xỉ 40% (góc dốc khoảng 25°), với mái ngói dẹt, ngói ta hay ngói vảy cá thì góc dốc thường rơi vào khoảng 35 – 60°.

2. Cách tính chi phí lợp mái

Hiện nay chi phí lợp mái công trình thường được tính dựa trên tích số giữa diện tích mái với đơn giá xây dựng theo công thức:

Chi phí lợp mái = Diện tích lợp mái x Đơn giá xây dựng

Có hai loại đơn giá xây dựng mái nhà mà các gia chủ cần quan tâm đó là: đơn giá vật liệu và đơn giá nhân công lợp mái. Đối với mỗi loại mái nhà khác nhau thì đơn giá xây dựng cũng có sự khác biệt nhất định.

2.1. Chi phí lợp mái tôn

“Chi phí lợp mái tôn giá bao nhiêu?” là câu hỏi của không ít gia chủ khi lên kế hoạch xây dựng. Để xác định chi phí lợp mái tôn, một trong những điều gia chủ cần quan tâm đầu tiên đó chính là đơn giá vật liệu tôn lợp mái và đơn giá vật liệu thép được dùng làm khung kèo.

Vậy tôn lợp mái nhà giá bao nhiêu? Gia chủ có thể tham khảo bảng báo giá tôn lợp mái Olympic – một trong những thương hiệu tấm lợp mái có chất lượng hàng đầu hiện nay để có cái nhìn chính xác hơn về đơn giá vật liệu lợp mái:

Bảng báo giá tấm lợp Olympic

Bảng báo giá tấm lợp Olympic

Bên cạnh việc xác định đơn giá tấm lợp mái, gia chủ cũng cần quan tâm đến đơn giá vật liệu thép được sử dụng làm khung kèo chống đỡ hệ thống mái nhà. Hiện nay đa số các đơn vị cung cấp dịch vụ lợp mái đang báo giá thi công khung kèo mái tôn trong khoảng từ 200.000 – 235.000VNĐ/m2.

Về phần chi phí nhân công thì đơn giá nhân công lợp mái tôn sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào độ cao của công trình. Thường thì đơn giá này sẽ dao động trong khoảng từ 90.000 – 150.000VNĐ/m2.

Nhìn chung những mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào từng thời điểm trong năm và biến động của thị trường đơn giá vật liệu và nhân công lợp mái có thể thay đổi. Vì vậy gia chủ nên liên hệ trực tiếp với đơn vị thi công/ nhà cung cấp vật liệu để được báo giá tốt nhất. Ví dụ như với mức giá vật liệu tôn, gia chủ có thể liên hệ đến Tổng đài 0852852386 (số máy lẻ 02) ngay hôm nay để được nhân viên tôn Olympic tư vấn chi tiết.

2.2. Chi phí lợp mái ngói

Hiện nay có rất nhiều loại ngói được sản xuất để phục vụ nhu cầu lợp mái của các gia chủ. Mỗi loại trong đó sẽ có đơn giá khác nhau, gia chủ có thể tham khảo đơn giá một số loại ngói phổ biến như sau:

  • Ngói Nhật: 200.000 – 220.000VNĐ/m2
  • Ngói Đồng Tâm: 160.000 – 180.000VNĐ/m2
  • Ngói Thái: 170.000 – 190.000VNĐ/m2
  • Ngói Lama: 160.000 – 180.000VNĐ/m2

Ngoài cách tính đơn giá vật liệu ngói theo cách trên, gia chủ có thể ước lượng số viên ngói cần sử dụng để xác định chi phí vật liệu. Theo kinh nghiệm lợp mái ngói của nhiều thợ lành nghề thì trung bình trên 1 m2 mái sẽ cần sử dụng khoảng 910 viên ngói, gia chủ có thể lấy số này nhân với đơn giá một viên ngói để tính giá mức chi phí vật liệu cần dùng.

Mỗi loại ngói sẽ có mức giá khác nhau

Mỗi loại ngói sẽ có mức giá khác nhau

Bên cạnh đơn giá ngói lợp, gia chủ cũng cần quan tâm đến khung kèo lợp mái. Vì đặc điểm của ngói là có trọng lượng nặng hơn nhiều so với mái tôn nên số lượng các thanh kèo được sử dụng làm khung kèo mái ngói sẽ nhiều hơn so với mái tôn. Đây chính là lý do khiến chi phí bộ khung mái ngói thường cao hơn. Gia chủ có thể tham khảo đơn giá một số loại khung kèo mái ngói như:

  • Khung kèo mái ngói 2 lớp: 320.000 – 340.000VNĐ/m2
  • Khung kèo mái ngói 3 lớp: 380.000 – 400.000VNĐ/m2
  • Khung kèo mái bê tông 2 lớp: 200.000 – 220.000VNĐ/m2

Đơn giá xây dựng khung kèo là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí lợp mái ngói

Đơn giá xây dựng khung kèo là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí lợp mái ngói

Đối với đơn giá nhân công lợp mái ngói thì gia chủ có thể tham khảo như sau:

  • Đơn giá nhân công lợp loại ngói 10 viên/m2: 40.000 – 50.000VNĐ/m2
  • Đơn giá nhân công lợp loại ngói 22 viên/m2: 45.000 – 55.000VNĐ/m2

>>Xem thêm: 7 Bí quyết xây nhà tiết kiệm chi phí cực hữu ích cho gia chủ

3. Các lưu ý khi lợp mái nhà

Bên cạnh việc tính chi phí lợp mái, gia chủ cũng nên ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau đây khi thi công lợp mái để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình:

Chú ý đến độ dốc mái: Độ dốc mái không chỉ quyết định khả năng thoát nước và phản xạ nhiệt mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình. Vì vậy gia chủ cần xác định độ dốc sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết tại khu vực xây dựng, cũng như thiết kế của ngôi nhà.

Lựa chọn vật liệu làm khung kèo chất lượng: Tuổi thọ của mái nhà không chỉ được quyết định bởi vật liệu lợp mái mà còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi độ bền của hệ thống khung kèo. Nếu khung kèo kém chất lượng thì rất có khả năng mái nhà sẽ xuống cấp nhanh chóng và sụp đổ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy gia chủ nên lựa chọn vật liệu làm khung kèo đảm bảo chất lượng. Một trong những vật liệu tốt nhất hiện nay chính là thép ống hộp mạ kẽm với khả năng chịu lực tốt và hạn chế han rỉ.

Tuân thủ quy trình lợp mái giúp gia tăng chất lượng công trình

Tuân thủ quy trình lợp mái giúp gia tăng chất lượng công trình

Đảm bảo thi công mái đúng quy trình: Để công trình lợp mái có chất lượng tốt nhất cũng như bảo vệ an toàn của người lao động thì gia chủ cần dám sát chặt chẽ quá trình thi công để đảm bảo nó diễn ra theo đúng quy trình lợp mái.

Chọn ngày lành tháng tốt: Phong thủy là yếu tố không thể không nhắc đến trong xây nhà lợp mái. Gia chủ nên lựa chọn thời điểm thời tiết khô ráo, nắng ấm, chọn ngày lành, giờ hoàng đạo để khởi công thuận lợi nhất.

Chọn màu sắc mái phong thủy: Người xưa thường quan niệm màu sắc mái nhà ảnh hưởng rất lớn đến sự may mắn của công trình. Vì vậy gia chủ nên chú ý lựa chọn màu tôn hoặc màu ngói hợp với mệnh của mình để thu lại nhiều may mắn, tránh những điều xui xẻo trong cuộc sống.

Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã nắm được cách tính chi phí lợp mái tôn và mái ngói chính xác và những chú ý cần thiết khi thi công lợp mái cho ngôi nhà của mình.