Thep viet nhat co may loai

Việt Nhật là một trong những thương hiệu thép nổi tiếng đang khá được ưa thích trên thị trường nước ta hiện nay. Nếu đang có nhu cầu sử dụng loại thép này nhưng vẫn không biết Thép Việt Nhật có mấy loại? Loại nào tốt nhất? thì bài viết dưới đây sẽ giúp cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích hơn.

Thép Việt Nhật có mấy loại? Loại nào tốt nhất?

Thép Việt Nhật Vinakyoei là đơn vị được đầu tư từ sự hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam với hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến, đội ngũ nhân công được đào tạo kĩ lưỡng tạo nên những sản phẩm chất lượng cao, là người bạn đáng tin cậy cho mọi công trình xây dựng lớn nhỏ trên khắp cả nước.

Từng loại thép đến từ thương hiệu Việt Nhật đều có chất liệu, kích thước, tiêu chuẩn chịu nhiệt, chịu nóng, chịu tác động từ ngoại lực bên ngoài khác nhau. Tùy vào các đặc điểm này mà chúng sẽ có những tính năng riêng, phù hợp với các công trình sử dụng trong các vị trí không giống nhau. Dưới đây là một số loại thép Việt Nhật thường gặp:

  • Thép cuộn Việt Nhật là loại thép có đường kính từ 1 đến 1,5 mỗi cuộn, có khá nhiều tính năng trong các công trình xây dựng, đặc biệt được sử dụng nhiều nhất trong ngành xây dựng cầu đường. Bề mặt thép cuộn có độ trơn bóng, không có các đường gân. Thép cuộn thường được cung cấp dưới dạng cuộn thép tròn với trọng lượng phổ biến khoảng 200 đến 450 kg, đường kính mỗi cuộn khá đa dạng như 6mm, 8mm, 10mm, 11.5 mm. Ưu điểm của thép cuộn là gọn gàng, dễ vận chuyển, có thể vừa sử dụng thép vừa vận chuyển thép cùng một lúc. Ngoài ra, thép cuộn Việt Nhật còn được yêu thích nhiều vì các tính năng nổi trội khác như độ dẻo, độ bền cao, khả năng chống oxy hóa tốt…

  • Thép vằn (còn được biết đến với tên gọi khác là thép cốt bê tông), đây là loại thép dạng thanh, có chiều dài 11,7m, có các hình vằn giống như xương cá, với đường kính cơ bản từ 10mm đến 40mm. Thép vằn Việt Nhật thường có màu xám xanh, trên thân có in dấu chữ thập nổi như một dấu hiệu giúp người mua dễ dàng nhận biết. Thép vằn có tính chống oxy hóa cao nhưng không bằng thép cuộn. Tuy nhiên, về độ cứng thì dòng thép này hơn hẳn, rất khó để bỏ cong thép vằn như thép cuộn, do đó, thép vằn thường được sử dụng khi đóng các cột bê tông làm trụ, làm cột đường hay các ống cống…

  • Thép gân ren Việt Nhật: Giống như tên gọi, đặc điểm nhận biết của thép gân ren là trên phần thân có có các đường dạng ren xuất hiện (thay vì xương cá như thường lệ). Phần ren này được trực tiếp tạo ra trong quá trình cán nóng (không cần qua công đoạn xử lý khác sau khi cán). Dòng thép này cũng xuất hiện khá nhiều trong mọi công trình xây dựng vì giúp đẩy nhanh tiến độ thi công nhờ ưu điểm chỉ cần “cắt và nối”, nghĩa là tại bất kì vị trí nào của thanh thép người thợ cũng dễ dàng kết nối bằng các loại khớp nối phù hợp.

  • Thép tròn trơn Việt Nhật: Các dòng thép tròn trơn Việt Nhật thường có đường kính 14mm, 16mmm, 18mm, 20mmm, 22mmm… đến 38mm, 40mm. Với các loại thép cây tròn trơn (đường kính từ 14mm – 15mm) khi mua bạn cần lưu ý về sự sai số về đường kính chỉ ở mức ± 0,40mm. Qúy khách hàng có thể tham khảo thêm Bảng chỉ tiêu về trọng lượng và số lượng thép tròn trơn Việt Nhật dưới đây để có thêm dễ dàng nhận biết:

Qua các thông tin trên có thể thấy các sản phẩm của thép Việt Nhật đều có chất lượng tốt, giá thành phù hợp, do đó quý khách hàng không nên quá đặt nặng vấn đề loại nào tốt nhất mà cần tìm hiểu kĩ đặc điểm của từng loại, so sánh với công trình và tài chính của mình để chọn ra sản phẩm phù hợp.

Thép là loại vật liệu cốt lõi chiếm 40% phần thô của công trình. Bởi vậy, nếu không mua đúng loại, chính hãng và mua phải hàng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới công trình.Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dòng thép giả xuất hiện tràn lan, việc mua phải các sản phẩm này sẽ gây ảnh hưởng nặng đến kết cấu công trình xây dựng, để lại nhiều hậu quả lớn về người và vật chất. Do đó, khách hàng cần kĩ lưỡng trong việc chọn mua, ngoài tìm đến những cơ sở uy tín, bạn cũng nên quan sát kĩ vẻ ngoài của thép Việt Nhật. Thép Việt Nhật thật có khắc chữ VJS sắc cạnh, trên cây thép khắc kèm đường kính và mác thép.

Ngoài ra, Sản phẩm hàng thật sẽ có logo hình bông mai, khoảng cách giữa 2 bông mai thường có chỉ số tối đa từ 1-1.2m tùy theo đường trục cán, thép thường có màu xanh đen, phần thân có gai xoắn, gân nổi rõ. Ngược lại thép giả sẽ có màu xanh rất đậm, rất cứng, giòn dễ gãy, phần thân gân không nổi mạnh, thậm chí không có bông mai nào.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã không còn thắc mắc Thép Việt Nhật có mấy loại? Loại nào tốt nhất? và có thêm những thông tin hữu ích hơn về thương hiệu thép này.