Hướng dẫn, thủ thuật về

ISO là một từ rất phổ biến trong thương mại và công nghiệp cũng như trong nhiếp ảnh. Nếu như bạn đã từng lướt qua từ này nhưng không biết đó là gì thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. ISO là gì?

ISO là chữ viết tắt của cụm từ International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Đây là một tổ chức độc lập và phi chính phủ với số lượng thành viên lên đến 165 quốc gia, có trụ sở chính đặt tại Geneva, Thụy Điển.

Với khởi điểm chỉ là cuộc gặp mặt của 25 quốc gia thành viên vào năm 1946 để bàn bạc về tương lai của một tiêu chuẩn hóa mang tầm quốc tế, cho đến nay ISO đã trở thành tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi, và là yếu tố không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp.

Bạn đang xem: Chuẩn iso là gì

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết ISO còn là một định nghĩa quan trọng trong nhiếp ảnh. ISO dùng để chỉ độ nhạy sáng của máy ảnh, tức là độ nhạy của phim đối với ánh sáng, là yếu tố quyết định đến độ sáng hay tối của ảnh khi chụp.

2. ISO dùng để làm gì?

2.1 ISO trong thương mại và công nghiệp

Một tiêu chuẩn chung khi được tạo ra và được chấp nhận rộng rãi trên hầu hết các quốc gia trên thế giới thì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả 2 phía: Doanh nghiệp và người dùng sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Đầu tiên với người dùng khi chọn sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó thì việc có một tiêu chuẩn để họ lấy làm thước đo độ tin cậy của các doanh nghiệp, tổ chức mình chọn là vô cùng cần thiết.

Nó là một yếu tố khách quan để đánh giá một tổ chức và là tiêu chuẩn để so sánh những tổ chức này với nhau.

Còn về phần doanh nghiệp, ISO sẽ được xem như một chuẩn mực để phấn đấu và đạt được. Vì nếu nhận được một sự công nhận có độ tin cậy cao, mang tầm cỡ quốc tế thì niềm tin của khách hàng cũng sẽ tăng, và từ đó doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho mình.

2.2 ISO trong nhiếp ảnh

Độ nhạy sáng ISO trong máy ảnh giúp người chụp điều chỉnh được mức độ sáng tối của ảnh chụp. Mặc dù độ sáng của ảnh thực chất còn phụ thuộc vào 2 yếu tố Khẩu độ và Tốc độ cửa trập, tuy nhiên ISO vẫn có một mức độ ảnh hưởng nhất định đến chất lượng sáng khi chụp.

Chẳng hạn như khi chỉnh độ nhạy ISO cao, cho dù là trong điều kiện thiếu sáng thì ảnh cũng sẽ có khả năng bắt được ánh sáng tốt hơn mà không cần sử dụng đến đèn flash.

3. Những tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay

Tiêu chuẩn ISO xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên thì có một vài tiêu chuẩn ISO phổ biến hơn cả, có thể kể đến như:

Đọc thêm: Cách tính diện tích mái ngói đơn giản và chính xác nhất

– Tiêu chuẩn ISO 9000

Tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất. ISO 9000 được công bố từ rất sớm (1987), bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản mà các doanh nghiệp luôn muốn đạt được.

– Tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn về Quản lý chất lượng. Đây được xem là tiêu chuẩn phổ biến nhất do ISO ban hành. Nó có vai trò đánh giá hệ thống quản lý chất lượng một cách chặt chẽ, để xem hệ thống quản lý đó có phù hợp với doanh nghiệp hay không.

– Tiêu chuẩn ISO 13485

Tiêu chuẩn ISO 13485 được sử dụng trong lĩnh vực y tế, đóng vai trò xây dựng và kiểm soát chất lượng các thiết bị y tế. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì ISO 13485 là một tiêu chuẩn rất nên có.

– Tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn trong lĩnh vực Quản lý môi trường. Đây là tiêu chuẩn mới nhất của ISO, nếu được kết hợp cùng với ISO 9001 thì doanh nghiệp sẽ có hướng kinh doanh rõ ràng, hiệu quả và chiếm được lòng tin của khách hàng nhiều hơn.

– Tiêu chuẩn ISO 20000

Tiêu chuẩn ISO 20000 là tiêu chuẩn dùng để đánh giá các hoạt động quản lý dịch vụ SMS – dịch vụ nhắn tin viễn thông. Khi tuân theo tiêu chuẩn ISO 20000, các bên dịch vụ SMS sẽ được cung cấp các kế hoạch, triển khai, vận hành quy trình, kiểm tra và theo dõi quy trình đó, giúp cho hoạt động kinh doanh được tốt hơn.

– Tiêu chuẩn ISO 22000

Đọc thêm: Thợ xây tiếng anh là gì

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, việc được áp vào một tiêu chuẩn để tổ chức kiểm soát được các nguy cơ về mất an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết.

– Tiêu chuẩn ISO 26000

Tiêu chuẩn ISO 26000 là tiêu chuẩn về Phần mềm quản lý bán hàng dành cho các shop kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ.

– Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000 là tiêu chuẩn về vấn đề Giữ an toàn thông tin tài sản, bao gồm thông tin nhân viên và đối tác, thông tin tài chính, sở hữu trí tuệ,…

– Tiêu chuẩn ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tuân theo bộ tiêu chuẩn này, những rủi ro về tai nạn nghề nghiệp của công nhân viên sẽ được giảm thiểu nhờ một quy trình quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ.

– Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025

Đây là tiêu chuẩn dùng để đảm bảo năng lực của các phòng thí nghiệm. Tiêu chí đánh giá bao gồm năng lực kỹ thuật, hệ thống chất lượng và giá trị của những kết quả thí nghiệm của một phòng thí nghiệm.

Một số mẫu điện thoại đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động

Vừa rồi là một số thông tin về ISO. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau nhé!

Tham Khảo: Tường bị nứt dọc theo cột |Nguyên nhân và cách xử lý triệt để