Giá thép xây dựng hôm nay 17/11: Tiếp tục xu hướng tăng, xuất khẩu sắt thép đạt trên 1 tỷ USD trong 4 tháng liên tiếp

Giá thép thế gii tiếp tục tăng nhẹ

Giá thép ngày 17/11, giá giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 13 nhân dân tệ lên mức 4.206 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h50 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 17/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 17/11: Tiếp tục xu hướng tăng, xuất khẩu sắt thép đạt trên 1 tỷ USD trong 4 tháng liên tiếp 2

Tình trạng đô thị hóa gia tăng là một trong những lý do tại sao các công ty tại Ấn Độ đang nâng cao năng suất sản xuất thép của họ, theo PTI.

Ông Ram Chandra Prasad Singh, Bộ trưởng Bộ Thép Liên minh nhận định, tiêu thụ thép trong nước dự kiến sẽ chạm mốc 160 triệu tấn vào năm tài chính 2024-2025.

Ông cho biết điều này trong khi chủ trì cuộc họp của Ủy ban Tham vấn của Các thành viên Quốc hội với Bộ Thép, được tổ chức tại quận Narmada thuộc bang Gujarat.

Trong giai đoạn tài chính 2020-2021, tổng tiêu thụ thép thành phẩm của Ấn Độ là 96,2 triệu tấn. Con số này dự kiến sẽ đạt khoảng 160 triệu tấn vào năm tài chính 2024-2025 và khoảng 250 triệu tấn vào năm 2030-2031.

Bộ trưởng cũng cho biết: “Chính phủ đang tiếp tục nỗ lực để nâng cao năng lực sản xuất thép và tăng nhu cầu cũng như việc sử dụng thép”.

Kế hoạch tổng thể Gati Shakti được công bố gần đây của chính phủ sẽ bổ sung cho kế hoạch đầu tư 100 lakh rupee crore để phát triển cơ sở hạ tầng trong 5 năm tới, giúp tiếp tục thúc đẩy việc sử dụng thép trong nước.

Ông nói thêm rằng, thép đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp của Ấn Độ. Các mặt hàng thép là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các lĩnh vực quan trọng như cơ sở hạ tầng, xây dựng, kỹ thuật và đóng gói, ô tô và quốc phòng.

Xuất khẩu sắt thép đạt trên 1 tỷ USD trong 4 tháng liên tiếp

Tính chung trong 10 tháng, khối doanh nghiệp trong nước thu 6,01 tỷ USD từ xuất khẩu kim loại này, chiếm 62% tổng giá trị.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 10, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,23 tỷ USD, giảm so với tháng trước đó. Tuy nhiên, đây vẫn là tháng thứ 4 liên tiếp mặt hàng này đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Lũy kế 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu sắt thép này đạt 9,65 tỷ USD, tăng 132,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nhóm có tốc độ tăng cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Tính chung trong 10 tháng, khối doanh nghiệp trong nước thu 6,01 tỷ USD từ xuất khẩu kim loại này, chiếm 62% tổng giá trị. Trong khi đó, kim ngạch từ các doanh nghiệp FDI là 3,64 tỷ USD, tăng 109% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là ASEAN, Trung Quốc, EU và Mỹ. Trong đó, ASEAN là thị trường lớn nhất với 3,19 triệu tấn, Trung Quốc đứng thứ 2 với 2,45 triệu tấn.