HƯỚNG DẪN BỐ TRÍ THÉP SÀN

Trong công trình xây dựng thì sàn được xem là kết cấu chịu lực trực tiếp tải trọng sử dụng, hệ thống sàn lại được đỡ bởi hệ thống dầm, dầm truyền tải lên cột và cột truyền tải trọng xuống móng. Chính vì vậy mà sàn bê tông cốt thép được lựa chọn sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Để đảm bảo chất lượng thi công thì phải bố trí thép sàn toàn khối nhận được sự quan tâm nhiều hơn cả. Trong bài viết hôm nay công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng Việt Đức xin chia sẻ vài thông tin để hướng dẫn bố trí thép sàn cho hợp lý.

Cách bố trí thép sàn toàn khối

Sàn bê tông cốt thép toàn khối là dạng sàn được đổ liền khối cùng lúc đây là dạng phổ biến nhất vì chúng có độ ổn định cao, tuổi thọ lớn. Nhược điểm chính là thi công khá phức tạp và kéo dài.

so-do-bo-tri-thep-san

Hiện nay thì có hai cách để thi công sàn

  • Sàn 1 phương: là dạng sàn chịu uốn theo 1 phương hoặc 2 phương nhưng phương còn lại chịu uốn rất nhỏ. Liên kết có thể là kê lên tường hoặc đổ liền khối với dầm nhưng chỉ ở ≤ 2 cạnh đối diện.
  • Sàn 2 phương: là dạng sàn chịu uốn theo 2 phương, liên kết có thể là kê lên tường hoặc đổ liền khối với dầm, các liên kết với dầm có ở ≥ 2 cạnh liền kề.

bo-tri-thep-san-2-phuong

Sự khác biệt của sàn 1 phương và 2 phương

  • Sàn 1 phương là ô sàn chỉ được đỡ 2 cạnh đối xướng. Do đó, kết cấu chỉ làm việc theo một phương. Tổng tải được truyền trong phương vuông góc với dầm đỡ. Nếu ô sàn được đỡ cả bốn cạnh mà có tỷ số cạnh dài và cạnh ngắn lớn hơn 2 thì ô sàn này cũng được xem là sàn một phương. Bỡi vì do sự khác biệt quá lớn về chiều dài nên tải trọng không truyền tới dầm theo phương cạnh ngắn. Thép chịu lực chỉ được bố trong một phượng của ô sàn.
  • Sàn hai phương là ô sàn được đỡ 4 cạnh, tỷ số cạnh dài và cạnh ngắn phải lớn hơn hoặc bằng 2. Trong sàn 2 phương, tải trọng sẽ được truyền tới tất cả các dầm đỡ. Do đó, cốt thép chịu lực sẽ được bố trí cả 2 phượng của ô sàn.

Ngoài ra để bố trí thép sàn cho hợp lý trước khi đổ bê tông thì cần phải xác định nội lực của sàn 1 phương và sàn 2 phương. Chúng ta có thể tra bảng, đây là phương pháp truyền thống và được nhiều người sử dụng. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, và thiên về an toàn. Nhược điểm là không kinh tế và không thể xác định được nội lực của một số ô sàn phức tạp. Chúng ta cũng có thể lựa chọn phương pháp phần tử hữu hạn. Hiện nay có một số phần mềm được lập trình theo phương pháp này như Sap2000, Etabs, Safe. Bạn có thể sử dụng một trong các phần mềm này để phân tích nội lực. Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh được sự làm việc đồng thời của toàn bộ kết và kính tế.

Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng việt đức hi vọng rằng với hướng dẫn bố trí thép sàn mà chúng tôi đưa ra ở bên trên sẽ phần nào giúp ích được các bạn trong cách bố trí thép trong kết cấu sàn tốt nhất.

Còn có nhiều nội dung nữa mà trong bài viết ngắn này chúng tôi không thể kể ra hết, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn trong các bài viết tiếp theo. Để xem các thông tin khác các bạn vui lòng truy cập vào trang giathep24h.com

Các bài viết liên quan:

Bạn đã biết cách đổ bê tông dầm, sàn, mái và cầu thang

Quy định neo uốn của bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép