Thiết Kế nhà cao tầng

Các đơn vị thiết kế và xây dựng nhà cao tầng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng mới và quy chuẩn thiết kế nhà cao tầng sau đây:

Thiết Kế nhà cao tầng

Bạn đang xem: Thiết kế nhà cao tầng

Thiết kế nhà cao tầng

( Nguồn: 02-view-from-upper-wacker-drive-building-sections)

  • Nhà cao tầng phải đảm bảo độ an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và nhu cầu sử dụng.
  • Thiết kế nhà ở cao tầng phải đa dạng về quy mô căn hộ để đáp ứng nhiều nhu cầu nhà ở và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
  • Nhà cao tầng phải đảm bảo đúng các điều kiện về an ninh, phòng chống cháy nổ, chống ồn, tầm nhìn cảnh quan và vệ sinh môi trường. Nhưng đồng thời cũng phải có tính độc lập, khép kín, tiện nghi cho người sử dụng.

Thiết Kế nhà cao tầng

Công ty thiết kế nhà cao tầng phải có nguồn lực

  • Căn nhà phải thuận tiện để người sử dụng tiếp cận được các trang thiết bị và hệ thống cung cấp dịch vụ như mạng, truyền hình cáp, điều hòa không khí…
  • Thiết kế nhà cao tầng phải tính đến các tác động của động đất, gió, bão theo như quy định hiện hành.
  • Nhà ở cao tầng phải đảm bảo tính bền vững, ổn định, độ biến dạng nằm trong giới hạn cho phép.
  • Phải bố trí khe lún, khe co giãn theo đúng những quy định của nhà nước.
  • Kết cấu tường bao bên ngoài nhà phải đảm bảo an toàn, cách nhiệt, chống ồn và chống thấm.

1.1 Thiết kế tầng hầm để xe nhà cao tầng

Nhà thầu xây dựng nhà cao tầng, chung cư, khu đô thị.. khi thiết kế tầng hầm nhà để xe cần lưu ý những thông tin như sau:

Thiết Kế nhà cao tầng

Thiết kế tầng hầm để xe hơi

Không phải muốn xây như thế nào cũng được mà theo theo quy chuẩn thiết kế nhất định. An Gia Khang xin gửi đến quý khách hàng những lưu ý sau:

1.1.1 Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe nhà cao tầng

Việc xây dựng thiết kế tầng hầm sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho việc lưu trú xe cô đặc biệt là ở những trung tâm lớn và khu đông dân cư .

Thiết Kế nhà cao tầng

Quy chuẩn thiết kế hầm để xe hơi

Vì vậy việc xây thêm hầm để xe là một trong những giải phát hữu hiệu nhất hiện nay. Quan trọng nhất là xe cộ được để ở những nơi đúng quy định, không phải để trên lề đường lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

Tìm hiểu thêm: Tiêu Chuẩn Mạ Kẽm Nhúng Nóng ASTM A123 Được Hiểu Là gì?

Tùy theo mỗi công trình, từng kết cấu hạ tầng mà chủ thầu sẽ có lựa chọn thiết kế chiều cao tầng hầm phù hợp nhất. Tuy nhiên khi thiết kế sẽ phải theo tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe theo quy định của pháp luật

1.1.2 Quy định hiện hành về quy chuẩn đối với thiết kế hầm để xe nhà cao tầng

  • Đối với nhà cao tầng thương mại: Cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ, phải bố trí tối thiểu 20m2 chỗ đỗ xe.
  • Đối với nhà ở xã hội: Cứ 100 m2 diện tích sử dụng căn hộ phải bố trí tối thiểu 12m2 chỗ đỗ xe.

Để đảm bảo đúng quy định với chiều cao của xe, tầng hầm phải có chiều cao tối thiểu là 2,2 mét. Đồng thời phải có ít nhất hai lối cho xe đi ra.

Lối xe phải được thông ra ngoài đường chính, không được thông ra hàng lang.

1.1.3 Quy chuẩn thiết kế độ dốc tầng hầm như sau:

Bộ xây dựng đã có công văn 94/BXD-KHCN về tiêu chuẩn độ dóc xuống tầng hầm như sau:

Thiết Kế nhà cao tầng

Quy định về độ dốc hầm để xe

” Độ dốc của các lối ra vào tầng hầm không lớn hơn 15% so với chiều sâu” Quy định tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm đối với các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) lên xuống tầng hầm tại dự thảo tiêu chuẩn “.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng” do Viện Nghiên cứu Kiến trúc đang biên soạn có quy định đối với tầng hầm dùng để làm gara xe (bãi để xe).

Tóm lại : Quy chuẩn về thiết kế hàm để xe

  • Chiều cao của tầng hàm tối thiểu là 2,2m
  • Độ dốc tối thiểu của lối xuống tầng hầm là 14% so với chiều sâu
  • Độ dốc thẳng và đường dốc cong là 17%
  • Lối ra của tầng hầm không được thông với hành lang của tòa nhà mà phải bố trị ra đường chính.
  • Số lượng lối ra của tầng hầm không đươc ít hơn 2 và có kích thước không nhỏ hơn 0,9mx1,2m
  • Phải thiết kế một thang máy xuống tới tầng hầm của tòa nhà
  • Nền và vách hầm cần đổ bê tông cốt thép dày 20cm để tránh nước ngầm hoặc nước thải từ các nhà lân cận thấm vào.

Tiêu chuẩn bãi đậu xe chung cư: Khi xây nhà ở cao tầng phải bố trí chỗ để xe như sau:

  • Chỗ đề xe ô tô: tính từ 4 hộ đến 6 hộ có 1 chỗ để xe với tiêu chuẩn diện tích 25m2/xe
  • Chỗ để xe mô tô, xe máy: tính 2 xe máy/ hộ với tiêu chuẩn điện tích là 2,5m2/xe đến 3m2/xe
  • Chỗ để xe đạp: tính 1 xe đạp/hộ với tiêu chuẩn diện tích là 0,9m2/xe

1.2 Thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà cao tầng

Tiêu chuẩn của thiết kế cung cấp điện cho toàn nhà cao tầng là đảm bảo cho các hộ luôn luôn đủ điện năng với chất lượng trong phạm vi cho phép và khi thiết kế cung cấp điện phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:

Thiết Kế nhà cao tầng

Bản vệ hệ thống điện và nước tòa nhà

  • Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cao tùy theo tính chất phụ tải
  • Đảm bảo chất lượng điện năng, chủ yếu là đảm bảo độ lệch và dao động điện áp bé nhất và nằm trong phạm vi giá trị cho phép so với định mức.
  • Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
  • Nguồn vốn đầu tư nhỏ, bố trí các thiết bị phù hợp với không gian hạn chế của nhà cao tầng, dễ sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Chi phí vận hành hàng năm thấp.

Những yêu cầu trên thường mâu thuẫn nhau khi thiết kế người thiết kế phải biết tư vấn, cân nhắc và kết hợp hài hòa để đưa ra một phương án tối ưu nhất, đồng thời phải chú ý đến những yêu cầu khác như: Có điều kiện thuận lợi phát triển phụ tải trong tương lai, rút ngắn thời gian thi công…

Đọc thêm: Trọng lượng riêng của tôn sóng

Các tiêu chuẩn cung cấp điện mạng hạ áp như sau:

  • TCVN 7447:2005-2010: Hệ thống lắp đặt điện của các Toà nhà.
  • TCXDVN 394: 2007: Thiết kế lắp đặt Trang thiết bị điện trong các Công trình Xây dựng – Phần An toàn điện
  • QCVN QĐT-8: 2010/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp.
  • TCXDVN 333:2005: Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các Công trình công cộng và Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị.
  • TCXDVN 46:2007: Chống sét cho các Công trình Xây dựng – hướng dẫn thiết kế kiểm tra và bảo trì hệ thống.
  • TCVN 4756-89: Quy phạm nối đất và nối không
  • TCXD -16-86: Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo công trình dân dụng.
  • TCXD 25:1991: Đặt đường dây điện trong nhà và công trình xây
  • dựng.
  • TCXD 27:1991: Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.

1.3 Thiết kế thang thoát hiểm nhà cao tầng

Lối và đường thoát nạn hay nói cách khác là lối, đường dùng để thoát người khi có sự cố trong tòa nhà hay công trình mà họ đang sử dụng.

Thiết Kế nhà cao tầng

Mặt cắt thiết kế cầu thang lối thoát hiểm căn hộ

Lối thoát người là những cửa nào có nhiều điều kiện sau:

  • Cửa từ phòng tầng một trực tiếp ra ngoài nhà hoặc qua tiền sảnh ra ngoài nhà;
  • Cửa từ các phòng của bất cứ tầng nào đến buồng thang có lối ra ngoài trực tiếp hay qua tiền sảnh ra ngoài nhà;
  • Cửa từ các phòng đến lối đi qua hoặc hành lang có lối ra ngoài hay vào buồng thang đi ra ngoài;
  • Cửa từ các phòng vào phòng bên cạnh ở cùng tầng có bậc chịu lửa không thấp hơn cấp III, không chứa các ngành sản xuất theo tính nguy hiểm hạng A, B, C và có lối ra ngoài trực tiếp hay vào buồng thang có lối đi ra ngoài;

Đường thoát người là đường dẫn đến các lối thoát và đảm bảo sự di chuyển an toàn trong một thời gian nhất định. Đường thoát người phổ biến nhất là lối đi qua hành lang, tiền sảnh và buồng thang.

Thiết Kế nhà cao tầng

Bản thiết kế mặt cắt nhà

Những đường lưu thông có liên quan đến bộ phận truyền động cơ khí (thang máy, băng truyền) không được coi là đường thoát, vì khi cháy và sự cố chúng có thể không hoạt động.

Lối thoát nạn phải đảm bảo để mọi người trong phòng, ngôi nhà thoát ra an toàn, không bị khói bụi che phủ, trong thời gian cần thiết để sơ tán khi xảy ra cháy.

  • Các lối ra được coi là để thoạt nạn nếu chúng thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
  • Dẫn từ các phòng của tầng một ra ngoài trực tiếp hoặc qua hành lang, tiền sảnh, buồng thang;

Dẫn từ các phòng của bất kỳ tầng nào, không kể tầng 1, đến hành lang dẫn đến buồng thang, kể cả đi qua ngăn đệm. Khi đó các buồng thang phải có lối ra ngoài trực tiếp hay qua tiền sảnh được ngăn cách với các hành lang bằng vách ngăn có cửa đi;

Dẫn đến các phòng bên cạnh ở cùng một tầng có lối ra như ở mục a và b.

Khi đặt các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang qua tiền sảnh chung thì một trong hai buồng thang đó phải có lối ra ngoài trực tiếp ngoài lối tiền sảnh.

  • Các lối ra ngoài cho phép đặt thông qua ngăn cửa đệm;
  • Các lối từ tầng hầm, tầng chân cột phải trực tiếp ra ngoài.

Lối ra có thể là cửa đi, hành lang hoặc lối đi dẫn tới cầu thang trong hay cầu thang ngoài tới hiên dẫn ra đường phố hay mái nhà, hay khu vực an toàn. Lối ra còn bao gồm cả lối đi ngang dẫn sang công trình liền đó ở cùng độ cao.

  • Thang máy và các phương tiện chuyển người khác không được coi là lối thoát người.
  • Các lối ra phải dễ nhận thấy và đường dẫn tới lối ra phải được đánh dấu rõ ràng bằng ký hiệu hướng dẫn.
  • Không được lắp gương ở gần lối ra.
  • Số lối thoát nạn ra khỏi ngôi nhà không được ít hơn hai; các lối thoát nạn phải được bố trí phân tán.

Thiết kế nhà cao tầng – Xây dựng mặt tầng 02

Đọc thêm: Đá Ốp Tường Là Gì ? Giá Đá ốp tường Bao Nhiêu 1m2 ?

Website:giathep24h.com
Hotline:0852852386
Email: tonthepxaydung@gmail.com