Kinh nghiệm bố trí thép dầm, đơn giản chính xác

Để kết cấu bê tông cốt thép làm việc được tốt nhất thì việc bố trí thép dầm là rất quan trọng. Dưới đây là một số kinh nghiệm bố trí thép dầm mà anh em kỹ sư chúng tôi có được khi triển khai các dự án thực tế, xin mời đọc tiếp dưới đây

Nguyên tắc chung bố trí thép dầm

Việc bố trí cốt thép trong dầm bao gồm bố trí các loại thép chịu lực chính, cốt thép đai, cốt giá, chúng ta nên lưu ý một số nguyên tắc như sau:

Bạn đang xem: Bố trí thép gia cường

  • Trước khi thi công thép dầm chúng ta cần phải có bản vẽ shopdrawing thép, hay bản vẽ đề tay thép. Việc thiết kế bản vẽ shopdrawing thép dầm, phải căn cứ bám sát vào các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo tính khoa học, thực tế dễ dàng triển khai thi công ngoài hiện trường
  • Bố trí thép dầm phải đảm bảo tính tiết kiệm, tránh lãng phí thép đề c, đảm bảo tính chịu lực, neo nối thép
  • Việc bố trí thép dầm phụ thuộc vào biểu đồ nội lực, từ đó ta bố trí thép dầm sao cho phù hợp với vùng miền chịu lực của dầm và theo nguyên tắc cấu tạo, đảm bảo khả năng chịu nén của bê tông và chịu kéo của thép

>>Xem thêm:

  • Hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông bao nhiêu thì đúng?
  • Cách bố trí thép sàn 2 lớp, 1 lớp đúng tiêu chuẩn

Kinh nghiệm bố trí thép dầm chính, dầm phụ

Dầm chính trong cấu kiện bê tông cốt thép được biết đến là dầm có khả năng chịu lực chính và lớn của kết cấu vì thế dầm chính thường sẽ có kết cấu lớn và thép nhiều, còn dầm phụ là dầm chịu lực bé hơn nên kết cấu dầm cũng bé hơn, lượng thép cũng ít hơn, việc bố trí thép dầm đúng theo biểu đồ nội lực như phần trên. Khẩu độ nhịp của dầm thường từ 3m, 4m, 5m cho đến lớn hơn là 7m, 8m, 9m

1. Bố trí cốt thép chịu lực

+ Diện tích tiết diện cốt thép dọc chịu lực trong cấu kiện bê tông cốt thép cần lấy không nhỏ hơn các giá trị 0,05%

+ Lớp bê tông bảo vệ:

Lớp bảo vệ cho cốt thép chịu lực cần bảo đảm sự làm việc chung giữa cốt thép và bê tông ở mọi giai đoạn làm việc của kết cấu, bảo vệ cốt thép khỏi bị tác động của không khí bên ngoài, của nhiệt độ và các ảnh hưởng có hai khác của môi trường. Đối với cột dọc chịu lực, chiều dày lớp bảo vệ không được nhỏ hơn đường kính thanh thép, theo kinh nghiệm

  • Khi đường kính thép Ø≤ 20mm thì abv ≥ 20mm
  • Khi đường kính 20mm < Ø ≤ 32mm thì abv ≥ 25mm

+ Khoảng cách giữa 2 thanh thép

Khoảng cách giữa các cốt thép cần được quy định nhằm bảo đảm sự làm việc chung giữa cốt thép và bê tông, bảo đảm thuận tiện cho việc đổ dầm vữa bê tông

Khi bề rộng dầm ≤ 80mm thì cốt thép dọc chỉ cần bố trí 1 lớp thép trên và 1 lớp thép dưới, có thể 1 hoặc 2 thanh chồng lên nhau

Khi bề rộng dầm > 100mm, khoảng cách giữa 2 thanh thép lớp dưới không nhỏ hơn đường kính Ø thép và lớn hơn hoặc bằng 25mm

Đối với thép lớp trên khoảng cách giữa 2 thanh thép không nhỏ hơn đường kính Ø thép và lớn hơn hoặc bằng 30mm. Khoảng cách mép dưới bản sàn đến cốt thép trên không nhỏ hơn đường kính Ø thép và lớn hơn hoặc bằng 25mm

Khoảng cách giữa 2 thanh thép lớn nhất cho phép là 150mm ở nhịp dầm

+ Neo nối cốt thép

Tìm hiểu thêm: May lam cua nhua loi thep gia bao nhieu

Để cốt thép phát huy hết khả năng chịu lực cần neo chắc đầu mút của nó vào bê tông. Trong khung và lưới buộc các thanh chịu kéo bằng thép tròn trơn cần được uốn móc ở đầu mút, đường kính móc lấy bằng 2,5d

Đối với đoạn dầm biên gối lên cột hoặc dầm: thép lớp trên thì đoạn lneo ≥ 30Ø (bê tông mác 200) và ≥ 35Ø và tối thiểu 250mm (bê tông mác 150). Thép lớp dưới thì lneo ≥ 15Ø, trong thi công thường sẽ kéo dài cho đến hết lớp bê tông bảo vệ

Đối với dầm biên gối lên tường gạch: thép lớp trên thì đoạn lneo ≥ 30Ø, thép lớp dưới lneo ≥ 15Ø

Đối với dầm giật cấp thì đoạn lneo sẽ được bố trí như hình dưới sau

Nối cốt thép: nối cốt thép phải đảm bảo an toàn trong vùng kết cấu dầm không chịu mô men uốn lớn, cụ thể như sau

  • Thép phía trên dầm không được nối thép tại vị trí cột, hoặc dầm giao nhau – từ vị trí tim cho tới 1/4 nhịp dầm
  • Thép lớp dưới không được nối trong phần bụng dầm – vị trí 3/4 nhịp dầm
  • Chiều dài đoạn nối thép không nhỏ hơn 250mm và ≥ 30Ø

+ Cắt cốt thép:

Với thép tăng cường lớp trên cho gối cắt thép ≥ 1/4l nhịp dầm kể từ mép gối nhịp

Với thép tăng cường lớp dưới bụng dầm cắt thép ≤ 1/5l nhịp dầm kể từ tâm gối nhịp

Khoảng cách giữa 2 đoạn cắt thép lớp trên và lớp dưới ≥ h

+ Đặt thép giao nhau giữa dầm phụ và dầm chính

Tại chỗ giao nhau của dầm chính và dầm phụ thì việc bố trí cốt thép dầm lớp trên của hai dầm và sàn có thể vướng vào nhau, khi đó theo nguyên lý truyền tải trọng thì thép trên cùng là thép sàn, rồi đến thép dầm phụ và cuối cùng là thép dầm chính. Nếu dầm phụ có 2 lớp thép phía trên thì lớp thép tăng cường bên dưới ta đặt xuống phía dưới dầm chính như hình dưới đây

2. Bố trí thép tăng cường

Khi chiều cao dầm h > 700mm thì ta đặt thêm cốt giá cấu tạo hai bên với đường kính Ø ≥ 12mm, cùng với cốt đai tăng cường bổ sung chống phình, co ngót

3. Bố trí thép đai

Đối với dầm thì thường thì cấu kiện bê tông sẽ đồng thời chịu nén, kéo, và lực cắt. Bố trí cốt đai trong dầm thỏa mãn các điều kiện utt, umax, uct đồng thời đặt cốt đai dày hơn ở 1/4 nhịp từ gối và thưa hơn ở giữa nhịp. Lớp bảo vệ cốt đai tối thiểu ≥ 15mm

>> Xem thêm: Cách bố trí cốt đai trong cột, dầm

Cách bố trí thép dầm conson (công xôn)

Dầm conson còn có tên gọi khác là dầm công xôn, là một đoạn dầm có một đầu tự do và một đầu ngàm cứng, cố định. Trong xây dựng dầm conson tạo không gian thoáng đãng bên dưới và dùng để đỡ mái che, ban công, mái đua ra…

Đọc thêm: Phan mem tra thep hinh 2.0

Kết cấu dầm conson bê tông cốt thép thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn như những dầm thông thường, dựa vào biểu đồ nội lực, tại vị trí ngàm, dầm chịu mô men và lực cắt là lớn nhất, thép lớp trên chịu lực chính. Kinh nghiệm bố trí thép dầm dọc chịu lực và neo thép cũng phải tuân thủ tiêu chuẩn neo và cắt thép như dầm chính và phụ như mục trên

Kinh nghiệm bố trí thép dầm móng, đà kiềng

Dầm móng được hiểu là dầm liên kết các móng, cột lại với nhau để tăng cường độ cứng ổn định toàn bộ công trình

Dầm móng ngoài tác dụng giữ ổn định kết cấu, nó còn có tác dụng chịu lực đỡ của tường phía trên, phân bố nội lực vào vị trí các móng, ngoài ra dầm móng cùng với giằng còn có tác dụng chống thấm cho nền của công trình

Phổ biến hiện nay có 3 loại dầm móng: đó là dầm móng đơn chữ nhật, dầm móng băng, và dầm móng bè. Kinh nghiệm bố trí thép dầm móng, đà kiềng như sau:

+ Đối với dầm móng đơn

Lớp bảo vệ cốt thép tối thiểu 30mm, dầm móng chịu tải trọng của tường, áp lực của đất, và lực kéo nén của tải trọng từ cột truyền vào vì vậy cốt thép chịu lực phân bố theo miền chịu lực của cấu kiện, thường tại đài móng, thép dầm móng kết hợp với thép đài móng chịu nội lực tác dụng lên móng đài

Cốt đai dầm móng chịu lực cắt được tính toán bố trí như thép đai trong dầm thông thường.

Cắt nối thép trong dầm móng theo nguyên tắc phải đảm bảo an toàn trong vùng kết cấu dầm không chịu mô men uốn lớn. Neo và nối cốt thép đảm bảo tối thiểu 30Ø để thép neo vào bê tông được tốt hơn

+ Đối với dầm móng băng

Có hai loại móng băng là móng băng có sườn và móng băng không có sườn. Lớp bảo vệ cốt thép tối thiểu 30mm, toàn bộ móng băng cùng với dầm sẽ chịu phân bố tải trọng của tường, của kết cấu bê tông cột dầm sàn phía trên nó.

Cốt thép chịu lực móng băng được tính toán bố trí khả năng chịu được nội lực kéo và uốn của móng. Khi bố trí cốt thép dầm chịu lực dầm móng kết hợp cùng với cốt thép móng chịu lực chung cho kết cấu. Thông thường cốt thép chịu lực chiếm 70% diện tích thép, còn lại 30% diện tích thép của móng

Khi chiều cao dầm móng h ≥ 800mm phải bố trí thêm thép cấu tạo giữa dầm, giữ ổn định chống phình, chống lực xoắn của dầm, đường kính tối thiểu Ø ≥ 14mm.

Cắt nối thép trong dầm móng theo nguyên tắc phải đảm bảo an toàn trong vùng kết cấu dầm không chịu mô men uốn lớn. Neo, nối cốt thép đảm bảo tối thiểu 30Ø để thép neo vào bê tông được tốt hơn

Đối với cốt đai dầm móng: khi bề rộng dầm b ≤ 400mm bố trí thép đai tối thiểu 3 nhánh, khi bề rộng dầm 400mm < b ≤ 800mm bố trí thép đai tối thiểu 4 nhánh. Tại vị trí đầu cột và dầm do lực cắt lớn nên ta cần bố trí thép đai Ø8 tăng cường cho dầm.

Trên đây là tổng hợp một số kinh nghiệm bố trí thép dầm dựa vào kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi đã thi công nhiều dự án, hy vọng sẽ giúp các bạn tham khảo cho công việc của mình thuận tiện nhất.

Đọc thêm: Bảng giá thép tấm mạ kẽm