Bảng tra thông số kỹ thuật thép hộp, công thức tính trọng lượng

Thép hộp là loại vật liệu rất phổ biến trong xây dựng và dân dụng. Vậy thép hộp là gì, ưu điểm, ứng dụng ra sao, và bảng tra thông số kỹ thuật thép hộp cụ thể từng loại như thế nào? Hãy cùng Phế liệu 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thép hộp là gì?

Thép hộp hay còn gọi là sắt hộp là loạt thép có kết cấu rỗng, có nhiều hình dạng khác nhau như thép hộp hình chữ nhật, thép hộp vuông… Loại thép này được ứng dụng rộng rãi trong công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng: khung sườn xe tải, khung mái nhà, đóng cốp pha, khung nhà tiền chế, sản xuất ô tô, thiết bị gia dụng, đóng tàu, nhà kính nông nghiệp, các công trình trang trí…

Bạn đang xem: Thép hộp thông số

Ưu điểm của thép hộp

Loại thép này có nhiều ưu điểm:

  • Tuổi thọ, độ bền cao, ít phải bảo trì: Ở điều kiện thuận lợi, thép hộp Hoa Sen, Việt Tiệp hay Hòa Phát có độ bền lên đến 60 năm. Nếu ở điều kiện bị axit ăn mòn, công trình chịu tác động từ thời tiết như ở ven biển thì tuổi thọ của thép vẫn xấp xỉ 30 năm. Với thép hộp mạ kẽm, lớp kẽm sẽ bảo vệ thép khỏi tác động từ môi trường hay hóa chất, ngăn ngừa gỉ sét trên bề mặt vật liệu, nên độ bền càng tăng cao.
  • Dễ dàng kiểm tra: Khách hàng hay giám sát viên sẽ dễ dàng quan sát, đánh giá chất lượng sản phẩm qua những chi tiết nhỏ như mối hàn.
  • Giá thành thấp: Nguyên liệu chế tạo thép hộp có giá thành thấp, dễ tìm, thậm chí một số nước còn tái chế phế liệu để tạo ra thép hộp có chất lượng bằng đến 98% so với hàng mới. Do đó, giá thành thép hộp không cao, giúp tiết kiệm chi phí, phù hợp với tài chính của đại đa số khách hàng.

Phân loại thép hộp – Bảng tra thông số kỹ thuật thép hộp

Thép hộp vuông

Về mẫu mã, thép hộp vuông có kích thước, độ dày rất đa dạng, phù hợp với nhiều công trình khác nhau. Tại Việt Nam, loại thép hộp vuông lớn nhất là 90 x 90 mm, loại thép hộp vuông nhỏ nhất là 12 x 12 mm. Độ dày cũng khác nhau tùy vào yêu cầu chịu lực: từ 0,7 đến 4 mm.

Về phân loại, hiện nay có 2 loại thép hộp vuông chính là thép hộp vuông mạ kẽm và thép hộp vuông đen.

– Ứng dụng: khung sườn xe tải, khung mái nhà, đóng cốp pha…

– Quy cách:

Thép hộp vuông từ 38 – 90 mm có quy cách 25 cây/ 1 bó.

Thép hộp vuông từ 12 – 30 mm có quy cách 100 cây/ 1 bó.

– Trọng lượng thép hộp vuông được tính theo công thức:

P = (2 * a – 1,5708 * s) * 0,0157 * s

Trong đó:

a: kích thước cạnh.

Đọc thêm: Trang vàng

s: độ dày cạnh.

– Bảng tra trọng lượng thép hộp vuông:

Bảng tra thông số kỹ thuật thép hộp vuông

Bảng tra thông số kỹ thuật thép hộp vuông

Thép hộp chữ nhật

  • Thép hộp chữ nhật thường được sử dụng cho các công trình công nghiệp có quy mô lớn như nhà máy, chung cư, công xưởng…
  • Thép hộp hình chữ nhật có mẫu mã đa dạng: loại lớn nhất là 60 × 120 mm, loại nhỏ nhất là 10 × 30 mm. Độ dày từ 0,7 mm – 4 mm. Có hai loại thép hộp hình chữ nhật phổ biến là thép hộp chữ nhật đen và thép hộp chữ nhật mạ kẽm nhúng nóng có độ bền cao, chống oxi hóa, han gỉ và ăn mòn.
  • Ứng dụng: kết cấu thép, thiết bị gia dụng, tường, cửa, cửa sổ trang trí, đóng tàu, sản xuất container, xe đạp, xe máy, ô tô, nhà kính nông nghiệp….
  • Quy cách

Sắt hộp chữ nhật từ 10 x 30 mm – 30 x 60 mm có quy cách 50 cây/ 1 bó.

Đọc thêm: Khối lượng riêng thép hộp mạ kẽm

Sắt hộp chữ nhật từ 40 x 80 mm – 45 x 90 mm có quy cách 20 cây/ 1 bó.

Sắt hộp chữ nhật từ 50 x 100 mm – 60 x 120 mm có quy cách 18 cây/ 1 bó.

– Trọng lượng thép hộp chữ nhật được tính theo công thức:

P = (a + b – 1,5078 * s) * 0,0157 * s

Trong đó:

a, b: kích thước cạnh.

Đọc thêm: Trang vàng

s: độ dày cạnh.

– Bảng tra trọng lượng thép hộp chữ nhật:

Bảng tra thông số kỹ thuật thép hộp chữ nhật

Bảng tra thông số kỹ thuật thép hộp chữ nhật

Thép hộp hình Oval

– Thép hộp hình Oval là sản phẩm chưa có độ phổ biến cao trên thị trường. Thường được sử dụng trong các công trình trang trí, yêu cầu tính thẩm mỹ cao như cầu thang, lan can, trang trí nội thất.

– Thép hộp hình Oval có mẫu mã đa dạng: loại lớn nhất là 14 x 73 mm, loại nhỏ nhất là 8 x 20 mm, độ dày từ 0,7 – 3 mm.

– Ứng dụng: chân tủ kệ, chân bàn, chân ghế, lan can, cầu thang, đồ nội thất, khung xe máy, ô tô…

– Trọng lượng thép hộp chữ nhật được tính theo công thức:

P = [(2 * a + 1,14159 * b – 3,14159 * s) * 7,85*s ] / 1000

Trong đó:

a, b: kích thước cạnh.

Đọc thêm: Trang vàng

s: độ dày cạnh.

– Bảng tra trọng lượng thép hình Oval:

Bảng tra thông số kỹ thuật thép hình Oval

Bảng tra thông số kỹ thuật thép hình Oval

Thép hộp chữ D

– Cũng như thép hộp Oval, thép hộp chữ D cũng ít phổ biến. Loại thép này chủ yếu ứng dụng trong các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, làm khung đồ nội thất, khung xe…

– Mẫu mã: loại lớn nhất là 14 x 73 mm, loại nhỏ nhất là 8 x 20 mm, độ dày dao động từ 0,7 – 3 mm.

– Quy cách:

Thép hộp chữ D quy cách 20 x 40 mm: 50 cây/bó

Thép hộp chữ D quy cách 45 x 85 mm: 20 cây/bó

– Trọng lượng thép hộp chữ D được tính theo công thức:

P = [(2 * a + 1,5708 * b – 4 * s) * 7,85 * s] / 1000

Trong đó:

a, b: kích thước cạnh.

Đọc thêm: Trang vàng

s: độ dày cạnh.

– Bảng tra trọng lượng thép hộp chữ D:

Hy vọng, thông qua bài viết trên, bạn đã nắm được thép hộp là gì, phân loại và thông số kỹ thuật cụ thể. Để tìm hiểu thêm, xin liên hệ với Phế liệu 24h qua hotline 0852852386 .

Xem thêm: Bảng báo giá thép hộp inox